Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu được ảnh hưởng của bảo vệ cây trồng (chế độ chăm sóc, quản lý dịch hại...) đến năng suất các loại cây trồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH, NGHỀ: TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
- LỜI GIỚI THIỆU Thực tập tốt nghiệp là một module quan trọng trong chương trình đào tạo ngành, nghề Bảo Vệ thực vật, là cơ sở để xét tốt nghiệp cho người học trước khi ra trường. Thông qua thực tập tốt nghiệp, người học tiếp cận với thực tiễn sản xuất nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng chuyên môn để khi ra trường có thể nhanh chóng đảm nhận công việc chuyên môn tại doanh nghiệp. Mặc khác, trong bối cảnh nguồn lao động khi ra trường còn thiếu kiến thức và yếu kỹ năng, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất phải đào tạo lại tốn kém kinh tế và phá vỡ kế hoạch sản xuất. Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân do kiến thức không được hệ thống thường xuyên và kỹ năng không được luyện tập. Việc ra đời cuốn giáo trình “Giáo trình Thực tập tốt nghiệp” là tài liệu cần thiết sẽ giúp cho sinh viên có cơ sở tự mình thiết kế ý tưởng, lên kế hoạch thực hiện công việc để tập dần thói quen chủ động thực hiện một công việc cụ thể hay một công trình nghiên cứu nhỏ khi thực tập từ đó giúp cho các em cũng cố và mở rộng kiến thức theo hướng sản xuất, tạo cơ hội nâng cao khả năng tư duy của sinh viên. Nội dung của giáo trình đưa ra quy trình thực hiện, các bước hướng dẫn cách lập kế hoạch công việc cụ thể và cách trình bày báo cáo kết quả về các quy trình trồng, chăm sóc, quản lý dịch hại và so sánh hiệu quả của các chế phẩm lên vông tác phòng trừ dịch hại trên cây ăn trái, lúa và rau, màu, hoa kiểng. Hình thành và củng cố các kỹ năng xác định được các nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng, lập được quy trình quản lý, phòng ngừa, trị bệnh cho cây. Cấu trúc của giáo trình gồm 04 bài trong thời gian 450 giờ qui chuẩn được trình bày trong khổ giấy A4. Với các công việc cụ thể của chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật. Cùng giúp chủ biên biên soạn giáo trình có nhà giáo ThS. Nguyễn Phước Triển, và sự giúp đỡ của Hợp tác xã 1giống nông nghiệp Định an huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp, ngày 26 tháng 5 năm 2017 Chủ biên/Tham gia biên soạn 1. ThS. Trịnh Xuân Việt 2. ThS. Nguyễn Phước Triển ii
- MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. ii Bài 1: Kế hoạch thực tập......................................................................................... 1 1. Nội qui thực tập ...................................................................................................... 1 2. Mục đích – yêu cầu thực tập................................................................................... 2 3. Chọn đề tài ..................................................................................................... 3 4. Kế hoạch thực tập .......................................................................................... 3 Bài 2: Đề cương nghiên cứu ..................................................................................... 5 1. Hình thức ................................................................................................................ 5 2. Nội dung ........................................................................................................ 6 Bài 3: Thực hiện thí nghiệm ...................................................................................... 1. Chuẩn bị vật liệu, nơi thí nghiệm ........................................................................... 9 2. Thực hiện thí nghiệm .............................................................................................. 9 3. Theo dõi chỉ tiêu ..................................................................................................... 9 4. Xử lý số liệu ................................................................................................. 10 Bài 4: Viết báo cáo .................................................................................................. 11 1. Hình thức .............................................................................................................. 11 2. Nội dung ............................................................................................................... 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 23 iii
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực tập tốt nghiệp Mã mô đun: TNN701 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Môn học này được bố trí sau khi sinh viên đã học xong chương trình các môn học chung, các môn học cơ sở, các môn chuyên môn và là tiền đề giúp cho sinh viên ra trường có đủ kiến thức để làm việc theo đúng chuyên ngành Bảo vệ thực vật. - Tính chất: Đây là một trong những môn học quan trọng giúp cho sinh viên hệ thống lại kiến thức đã học, kinh nghiệm thực tế tích lũy sau khi học tập tại các cơ sở sản xuất. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Môn đun này là mô đun bắt buộc có ý nghĩa quan trọng của ngành Bảo Vệ thực Vật và nó có vai trò hỗ trợ cho học sinh, sinh viên cũng cố lại tổng hợp kiến thức đã học trong chương trình đào tạo trước khi ra trường. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Hiểu được ảnh hưởng của bảo vệ cây trồng (chế độ chăm sóc, quản lý dịch hại...) đến năng suất các loại cây trồng. + Phân tích được các biện pháp bảo vệ cây trồng. - Về kỹ năng: + Ứng dụng được các phương kỹ thuật bảo vệ cây trồng có sức khoẻ tốt, năng suất cao, sản phẩm an toàn... + Chủ động thực hiện, sắp xếp công việc phù hợp. + Thiết kế và thực hiện ý tưởng nghiên cứu. + Thành thạo về các phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin, số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu một cách khoa học và chính xác. + Thực hiện quy trình về phương pháp bố trí thí nghiệm, lịch làm việc và trình tự thực hiện công việc chuyên môn tại Trường và cơ sở thực tập. + Phân tích và đánh giá được số liệu thu thập. + Viết và trình bày được một báo cáo khoa học, dễ hiểu. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: iv
- + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong bảo vệ thực vật. + Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. + Hình thành tính trung thực với các kết quả nghiên cứu. Rèn luyện thói quen liên tục học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn và định hướng nghiên cứu chuyên sâu. + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm. Nội dung của mô đun: Thời gian (giờ) Kiểm tra Tên các bài trong Số TT Thực hành, thí (định mô đun Tổng số Lý thuyết nghiệm, thảo luận, kỳ)/Ôn thi, bài tập thi kết thúc mô đun Bài 1: Kế hoạch thực tập 1. Nội qui thực tập 1 8 8 2. Mục đích – yêu cầu thực tập 3. Chọn đề tài 2 Bài 2: Đề cương 20 20 nghiên cứu 1. Hình thức 2. Nội dung 3 Bài 3: Thực hiện thí 392 392 nghiệm 1. Chuẩn bị vật liệu, nơi thí nghiệm 2. Thực hiện thí nghiệm 3. Theo dõi chỉ tiêu 4. Xử lý số liệu v
- 4 Bài 4: Viết báo cáo 30 30 1. Hình thức 2. Nội dung Cộng 450 450 vi
- BÀI 1 KÊ HOẠCH THỰC TẬP MĐ 27 - 01 Giới thiệu Kế hoạch thực tập là công việc ban đầu mà sinh viên đi thực phải thực hiện. Giới thiệu cho sinh viên nắm các nội qui, mục đích, yêu cầu của đợt thực tập tốt ngiệp - khóa luận và sau đó các em chọn đề tài để thực hiện. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu rõ ý nghĩa, mục đích công việc cần thực hiện, kết quả cần đạt được trong quá trình thực tập. - Kỹ năng: Chủ động thực hiện, sắp xếp công việc phù hợp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ qui định của trường và cơ cở thực tập. + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. 1. Nội qui thực tập Trong quá trình thực tập sinh viên cần tuân thủ các qui định sau: 1. Tập trung đầy đủ theo thông báo tập trung của tổ bộ môn. 2. Viết đề cương trước khi bắt đầu thực tập, có lịch trình thực tập cụ thể và được bộ môn thông qua. 3. Thường xuyên chủ động liên hệ giáo viên hướng dẫn. 4. Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm đầy đủ. 5. Phải trình được số liệu viết tay theo lịch trình thu thập chỉ tiêu. Nếu sinh viên không có số liệu đầy đủ sẽ không được báo cáo và phải làm lại thí nghiệm. 6. Không được phép nhờ người bên ngoài vào khu thực hành để chăm sóc lấy, chỉ tiêu giùm. Nếu có trường hợp đột xuất, bất khả kháng có thể nhờ bạn trong lớp hỗ trợ và phải báo với giáo viên hướng dẫn. 7. Nếu trong quá trình thực tập gặp khó khăn, muốn thay đổi thí nghiệm phải báo cáo với giáo viên dẫn và thông qua tổ bộ môn để thay đổi. 1
- 8. Gữi gìn và bảo quản dụng trong quá trình thực tập. Trả dụng cụ lao động đúng nơi qui định. 9. Không được xả rác nơi thực tập. Làm vệ sinh khu đất thí nghiệm sau khi thu hoạch và hoàn thành đợt thực tập. 10. Nếu thực tập tại các ccơ sở ngoài trưởng phải tuân thủ nội qui và chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan thực tập và sự theo dõi của giáo viên hướng dẫn. 2. Mục đích – yêu cầu thực tập 2.1 Mục đích Thực tập tốt nghiệp là một mô đun quan trọng trong chương trình đào tạo ngành, nghề Khoa học cây trồng, là cơ sở để xét tốt nghiệp cho người học trước khi ra trường. Thực tập tốt nghiệp có mục đích như sau: - Giúp cho sinh viên hệ thống lại kiến thức đã học, kinh nghiệm thực tế tích lũy sau khi học học lý thuyết trên lớp, thực tập tại các cơ sở sản xuất để vận dụng kiến thức đax học vào thực tiến, lên kế hoạch thực hiện qui trình sản xuất một đối tượng cây trồng cụ thể, nghiên cứu, phân tích và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngành, chuyên ngành được đào tạo. - Giúp sinh viên chủ động trong việc đưa ra các ý tưởng nghiên cứu, thực hiện sản xuất, bố trí thí nghiệm. - Giúp sinh viên chủ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện công việc để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đạt hiệu quả sản xuất tốt nhất. - Tiếp cận với việc thu thập thông tin, số liệu, sắp xếp số liệu cụ thể, viết báo cáo khoa học để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề khoa học cây trồng. - Sinh viên tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc trong lĩnh vực thực tập để chủ động thích nghi sau khi tốt nghiệp. - Nhằm giáo dục sinh viên tác phong làm việc, tiếp cận thực tiễn để hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, tìm hiểu sâu về những nghiệp vụ, những công tác cụ thể thuộc về chuyên ngành đào tạo trong cơ quan thực tập, củng cố lập trường, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc, giúp sinh viên yêu nghề hơn và có nhiều ý tưởng phát triển nghề nghiệp khi ra trường, Báo cáo thực tập tốt nghiệp còn là một minh chứng cụ thể cho năng lực của sinh viên khi phỏng vấn tuyển dụng. 2
- 2.2. Yêu cầu - Tìm và nghiên cứu tài liệu liên quan vấn đề muốn thực hiện tại Thư Viện trường, báo cáo thực tập của các khoá trước, sách chuyên khảo của giáo viên, tài liệu tham khảo trên internet... - Thường xuyên liên hệ giáo viên hướng dẫn để trao đổi để đảm bảo định hướng tìm hiểu thực tế và việc làm Báo cáo thực tập không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu. Nếu gặp những vấn đề thắc mắc, khó khăn hay để hoàn thiện các ý tưởng phát sinh trong quá trình thực tập cũng cần trao đổi với giáo viên để công việc đạt hiệu quả tốt nhất. 3. Chọn đề tài Sinh viên được phép chọn đề tài theo mục đề tài tổ bộ môn ra hàng năm, cũng có thể hình thành các ý tưởng mới và nhờ giáo viên chuyên môn hướng dẫn. Đề tài chọn thực hiện phải thoả mãn yêu cầu có thực hiện trồng và chăm sóc cây trong nhà lưới, ngoài đồng, có bố trí thí nghiệm. Các nội dung đề xuất cho sinh viên ngành Bảo Vẹ Thực Vật thực tập tốt nghiệp như sau: - Nghiên cứu về các loại dịch hai trên các đối tượng cây trồng. - Thử nghiệm tính hiệu quả của một số loại thuốc hóa học, sinh học đối với một số loại dịch hại trên cây trồng. - So sánh ảnh hưởng loại phân, lượng phân, phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác, quản lý lên sự xuất hiện của các loài diịch hại trên các đối tượng cây lúa, rau, hoa và cây ngắn ngày khác. - Bố trí so sánh các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc lên sức khoẻ cây. 4. Kế hoạch thực tập Mỗi sinh viên có thời gian thực tập trong 10 tuần, tổng số giờ: 450 giờ được phân phối cụ thể như sau: Tuần Nội dung thực Số tiết Hoạt động của sinh viên tập Kế hoạch thực tập 8 - Sinh viên tập trung theo thông báo của bộ môn - Gặp giáo viên hướng dẫn - Chọn đề tài 3
- Tuần Nội dung thực Số tiết Hoạt động của sinh viên tập 1 Đề cương nghiên 20 - Trao đổi với giáo viên về ý tưởng và cứu công việc thực tập - Viết đề cương, hoàn thiện đề cương có sự góp ý của giáo viên hướng dẫn. - Chuẩn bị các phương tiện cần thiết để thực hiện đề tài. - Trình lịch trình làm việc cụ thể cho giáo viên hướng dẫn 2-9 Thực hiện thí 392 - Chuẩn bị nơi thí nghiệm: vệ sinh nghiệm vườn, làm đất - Thực hiện thí nghiệm - Theo dõi chỉ tiêu: đặc tính nông học, dịch hại - Báo cáo hiện trạng với giáo viên hướng dẫn - Nhập số liệu - Viết lược khảo tài liệu 10 Viết báo cáo 30 - Trao đổi với giáo viên về cách viết nội dung bài báo cáo. - Viết chi tiết phần mở đầu, lược khảo tài liệu và phương tiện phương pháp thí nghiệm. - Xử lý số liệu - Gửi bài báo cáo cho giáo viên hướng dẫn sửa. - Nộp bài báo cáo. Kết thúc đợt thực - Dọn dẹp, vệ sinh khu thực hành, thí tập nghiệm - Trả dụng cụ 4
- BÀI 2 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU MĐ 27 - 02 Giới thiệu: Đây là công việc tiếp theo mà sinh viên đi thực tập tốt nghiệp bắc buột phải thực hiện. Sinh viên phải lập được đề cương thể hiện đầy đủ các công việc cụ thể trước khi thực hiện các thí nghiệm. Nội dung bài hướng dẫn cách viết mục đích yêu cầu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện. Mục tiêu: - Kiến thức: Mô tả phương pháp thực hiện thí nghiệm. - Kỹ năng: + Thiết kế và thực hiện ý tưởng nghiên cứu. + Thực hiện được qui trình sản xuất các loại lúa, rau, màu, nấm rơm. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. 1. Hình thức Cấu trúc đề cương thực tập gồm. - Trang bìa. - Mở đầu. - Lược khảo tài liệu. - Phương tiện – phương pháp. Hình thức trình bày (theo mẫu qui định chung). Trang bìa màu xanh lá cây. Format: theo qui định format của viết bài báo báo tốt nghiệp. 5
- 2. Nội dung 2.1. Mở đầu Trong phần mở đầu nêu lý do chọn lĩnh vực nghiên cứu, phải thể hiện được nhu cầu nghiên cứu và mục tiêu đạt được. - Nhu cầu nghiên cứu: đối với sinh viên bậc cao đẳng không cần mới lạ nhưng các công việc thực tập nên gần gũi thực tế sản xuất, có thể áp dụng được trong sản xuất bình thường do đó trong phần giới thiệu của đề cương là nêu nhu cầu mới, ý tưởng mới, những khó khăn cần giải quyết, thực trạng sản xuất trong lĩnh trồng trọt để dẫn đến mục tiêu nghiên cứu. - Mục tiêu nghiên cứu: đơn giản là việc trả lời câu hỏi: Bạn đang làm cái gì, bạn tìm hiểu về cái gì, nghiên cứu để giúp giải quyết điều gì. Ví dụ: một đề tài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự ra rễ của cành giâm hoa hồng….” thì mục tiêu nghiên cứu là: xác định (hoặc tìm ra) nồng độ thích hợp để cành giâm hoa hồng có khả năng ra rễ tốt nhất, tăng tỉ lệ sống giúp việc nhân giống (sản xuất giống) đạt hiệu quả cao. Việc đưa ra và nắm rõ mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp chúng ta không bị mơ hồ về cái mà mình đang làm, để từ đó có các dẫn dắt định hướng để hoàn thành mục tiêu đó. Khi có được mục tiêu rõ ràng sẽ định hướng cho các bước sau đó: Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài. Như vậy trong phần Mở đầu, phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng nhưng đầy đủ các nội dung: lý do nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2.2. Lược khảo tài liệu Lược khảo tài liệu là khảo sát những tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu để điểm lại những kiến thức mà khoa học đã sản sinh ra, để xác định những điều đã biết khách quan. Lược khảo tài liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng cần phải có sự đầu tư tìm tòi nghiên cứu thỏa đáng để lĩnh hội. Nếu được thực hiện đúng phương pháp và đầy đủ, lược khảo tài liệu có thể được xem là một đóng góp khoa học, vì đó là kết quả của một quá trình phân tích và tổng hợp các kiến thức đã được sản sinh, được các nhà khoa học nghiên cứu trước đó. Nếu nội dung này trình bày đầy đủ sẽ là luận cứ giúp người làm nghiên cứu lý luận vấn đề chặt chẽ hơn, chính xác hơn. Trong nội dung của lược khảo tài liệu bậc cao đẳng, đầu tiên có thể giới thiệu lịch sử của đối tượng nghiên cứu, nguồn gốc giống cây trồng, thực trạng sản xuất trong nước và trên thế giới… Sau đó trình bày các nội dung liên quan đến 6
- vấn đề thực hiện đề tài, các nội dung này đã được công bố trong các bài giảng, giáo trình của các trường cao đẳng, đại học, trong các bài báo, tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, báo cáo thực tập của các khoá trước…. Các nội dung trích dẫn đều phải có nguồn gốc tài liệu (Tên tác giả) rõ ràng. Các thể hiện có thể dẫn chứng ở đầu, giữa, hoặc cuối nội dung viết. Ví dụ: Theo Nguyễn Bảo Vệ (2010), lượng phân bón cần cung cấp cho cây nhãn Edor là…… 2.3. Phương pháp thực hiện Được thể hiện trong phần Phương tiện - phương pháp. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp sinh viên sử dụng để giải quyết mục tiêu đề tài, có thể bao gồm việc thu thập số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu và gồm những nội dung cơ bản: - Thời gian – địa điểm thực hiện. - Phương tiện: các nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hiện các nội dung nghiên cứu. - Phương pháp: Trình bày các nội dung (thí nghiệm) sẽ thực hiện để gải quyết cho mục tiêu đã đặt ra trong phần mở đầu. Trong từng thí nghiệm: + Mô tả các bước thực hiện, cách bố trí thí nghiệm. + Các chỉ tiêu cần theo dõi trong quá trình thực tập. + Phương pháp thập thông tin, số liệu. + Phương pháp đánh giá theo qui chuẩn Quốc gia. - Xử lý số liệu: phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 7
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN (font: Times New Roman, tên trường size 14 in đậm, tên khoa in đậm size 16) Đề cương Thực tập tốt nghiệp – Khoá luận Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT (font: Times New Roman, size 16, đậm) Tên đề tài: (size 14, in đậm) SO SÁNH SƠ KHỞI 2 GIỐNG ĐẬU NÀNH TẠI XÃ AN PHÚ THUẬN – HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH ĐỒNG THÁP (font: Times New Roman, size 18-22, in hoa, đậm, giữa trang, hình thang cân - ngược, ngắt tên đề tài xuống dòng sao cho có ý nghĩa) Giảng viên hướng dẫn: (size 14) Sinh viên thực hiện: ThS. Trần Thị B (size 14, in đậm) Nguyễn Văn A MSSV: 6055358 Đồng Tháp, 20…. 8
- BÀI 3 THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM MĐ 27 - 03 Giới thiệu: Công việc này rất quan trọng sinh viên đi thực tập tốt nghiệp phải thực hiện. Mục tiêu: - Kiến thức: Mô tả kỹ thuật nhân giống, sản xuất cây giống. - Kỹ năng: Ứng dụng được các phương pháp chọn tạo và nhân giống, gieo ươm cây con thích hợp cho từng loại cây trồng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. 1. Chuẩn bị vật liệu, nơi thí nghiệm - Xác định mục đích của thí nghiệm. - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ có trong thí nghiệm cần làm; làm vệ sinh vườn, ruộng trước khi thực hiện, làm cỏ, ngâm ủ giống… 2. Thực hiện thí nghiệm Bắt đầu thực hiện đề tài theo trình tự và các công việc mà giảng viên đã hướng dẫn. 3. Theo dõi chỉ tiêu Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, thực tập. Kết quả nghiên cứu đều dựa vào các số liệu, thông tin thu thập để đánh giá và đưa ra các kết luận và khuyến cáo. Khi xây dựng đề cương và thực hiện cần xác định rõ loại dữ liệu gì (định tính hay định lượng, sơ cấp hay thứ cấp,…) để tìm ra cách thu thập đầy đủ, hiệu quả, phù hợp. - Liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần theo dõi và kèm với nó là phương pháp thu thập số liệu. - Thiết kế các bảng theo dõi chỉ tiêu và ghi hàng ngày để kiểm soát việc thực hiện, phát hiện được chỗ thiếu sót trong quá trình thực hiện. 9
- - Quan sát, ghi chép lại kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng: tất cả các công việc nghiên cứu và số liệu thu được (số liệu thô) cần phải được ghi chép thật cẩn thận trong “nhật ký”. Trong đó, ngoài các số liệu thô, còn ghi chép cẩn thận các yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu được như thời tiết, khí hậu, các diễn biến bất thường: mưa, nắng, gió bão đột ngột, sự xuất hiện dịch hại,… Các thông tin này rất quan trọng, nhiều khi được dùng để lý giải các hiện tượng và kết quả thu được vì chúng có tác động đáng kể. 4. Xử lý số liệu Sau khi đã thu thập xong số liệu, người nghiên cứu cần tiến hành xử lý số liệu để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy hoặc lọc dữ liệu để giữ lại dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Các dữ liệu thu thập được chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy. - Hệ thống hóa dữ liệu để phân tích đưa ra các kết luận. Cần có công thức tính để xác định từng chỉ tiêu đó (chú ý đơn vị tính), phương pháp đánh giá cho từng chỉ tiêu. Ngoài ra, người nghiên cứu cũng sẽ thực hiện xử lí trên có thể được thực hiện bằng phần mềm thống kê, dùng số liệu được xử lí để phân tích các kết quả nghiên cứu. BÀI 4 VIẾT BÁO CÁO 10
- MĐ 27 - 04 Giới thiệu: Đây là công việc sau khi kết thúc các đợt thí nghiệm sinh viên đi thực tập tốt nghiệp phải thực hiện viết báo cáo theo mẫu dựa trên kết quả theo dõi từ các thí nghiệm. Mục tiêu: - Kiến thức: Phân tích, đánh giá kỹ thuật trồng một số loại cây ngắn ngày trong thực tiễn sản xuất so với kiến thức đã học trên lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế cho bản thân. - Kỹ năng: Có khả năng báo cáo và viết báo cáo kết quả công việc - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; + Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. 1. Hình thức Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng được đóng thành cuốn, sắp xếp theo thứ tự sau: - Trang bìa (trình bày theo mẫu đính kèm): trang bìa bộ môn bảo vệ thực vật màu xanh lá cây, bộ môn thủy sản màu xanh nước biển, bộ môn chăn nuôi màu vàng. - Trang phụ bìa (theo mẫu đính kèm). - Lời cảm tạ. - Mục lục. - Danh sách bảng. - Danh sách hình. - Danh sách chữ viết tắt. - Nội dung bài viết. + Mở đầu 11
- + Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU + Chương 2: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP + Chương 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN + KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ + Tài liệu tham khảo: (không đánh số trang) + Phụ lục: (không đánh số trang) 2. Nội dung 2.1. Mở đầu Trong phần mở đầu nêu lý do chọn lĩnh vực nghiên cứu, phải thể hiện được nhu cầu nghiên cứu và mục tiêu đạt được. Mở đầu phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng nhưng đầy đủ các nội dung: - Lý do nghiên cứu - Mục tiêu. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2. Lược khảo tài liệu - Nguồn gốc giống cây trồng, vi sinh. - Kỹ thuật trồng, thao tác thực hiện, kết quả nghiên cứu… của các nhà khoa học công bố trên tạp chí khoa học, sách chuyên khảo… có liên quan đến nội dung, kỹ thuật đang nghiên cứu. - Các quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung đang nghiên cứu. - Cách viết: theo “Qui định trình bày thực tập” phía sau. - Mỗi nội dung trong phần lược khảo tài liệu đều phải có nguồn gốc xuất xứ (Tên tác giả, năm xuất bản) kể cả hình ảnh hay số liệu. - Lưu ý: Không trình bày kết quả, hình ảnh của thí nghiệm đang thực hiện trong nội dung của phần này. 2.3. Phương tiện - Phương pháp Phương pháp nghiên cứu là phương pháp sinh viên sử dụng để giải quyết mục tiêu đề tài, có thể bao gồm việc thu thập số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu. Nếu đề cương nghiên cứu đã viết chính xác, rõ ràng có thể chép lại từ đề cương, nếu có điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế thí nghiệm thì sửa lại theo đúng thực tế. Những nội dung cơ bản trong Phương tiện – phương pháp gồm: 12
- - Thời gian – địa điểm thực hiện: từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm, thực hiện tại đâu. - Phương tiện: các nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hiện các nội dung nghiên cứu. - Phương pháp: Trình bày các nội dung (thí nghiệm) đã thực hiện để gải quyết cho mục tiêu đã đặt ra trong phần mở đầu. Trong từng thí nghiệm: + Mô tả các bước thực hiện, cách bố trí thí nghiệm. + Các chỉ tiêu cần theo dõi trong quá trình thực tập. + Phương pháp thập thông tin, số liệu. + Phương pháp đánh giá theo qui chuẩn Quốc gia. - Xử lý số liệu: phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 2.4. Kết quả - thảo luận - Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo. Căn cứ vào mục tiêu thực tập, theo dõi thí nghiệm và kết quả phân tích số liệu, sinh viên sẽ trình bày theo từng nội dung công việc (thí nghiệm) cụ thể, dẫn chứng minh hoạ bằng số liệu và hình ảnh thực tế của thí nghiệm. Căn cứ vào đó và kết hợp với các nguồn tài liệu trong phần lược khảo tài liệu làm cơ sở lý luận để đánh giá, nhận định kết quả đạt được, rút ra kết luận gì cho vấn đề này, nhận xét mở rộng của cá nhân từ kết quả đạt được. Nội dung kết quả thảo luận gồm: - Tổng quan (về ruộng) thí nghiệm: giới thiệu tổng quát về điều kiện thí nghiệm, điều kiện này ảnh hưởng như thê snào đến kết quả thí nghiệm, tốt hay không tốt, tại sao? - Nội dung từng mục: các nội dung trình bày phải trùng khớp với nội dung thực hiện trong phương pháp, kết quả được trình bày phải đúng với chỉ tiêu theo dõi, phần chỉ tiêu trong phương pháp có thì kết quả phải trình bày phải có và ngược lại (nếu 2 nội dung này không trùng khớp nhau, bài viết sẽ bị trừ điểm). - Dẫn chứng một lý luận khoa học phải có nguồn gốc xuất xứ (tên tác giả, năm xuất bản) rõ ràng. - Số liệu trình bày trong bài viết phải là số liệu đã qua xử lý, không phải là số liệu thô. - Yêu cầu: Trong quá trình phân tích, khi kết thúc một nội dung phân tích, sinh viên phải đưa ra nhận xét, đánh giá của mình. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tin học ứng dụng trong ngành nông nghiệp part 1
51 p | 461 | 108
-
Kỹ Thuậ Trồng Cây Tre Lấy Măng
3 p | 157 | 21
-
Quy trình kỹ thuật cây Ngô (Phần 2)
6 p | 138 | 21
-
Công nghệ sản xuất giống cá chép lai
9 p | 113 | 18
-
Chương 4: Kỹ thuật nuôi các loài giáp xác
6 p | 62 | 8
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
29 p | 17 | 7
-
Lúa đông xuân phát triển tốt sau tết
1 p | 58 | 6
-
Giáo trình Thực tập cuối khoá (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
19 p | 13 | 6
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp - khóa luận (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
29 p | 26 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
29 p | 22 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
29 p | 12 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
19 p | 24 | 4
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
19 p | 15 | 4
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
30 p | 14 | 4
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
30 p | 31 | 3
-
Giáo trình Thực tập giáo trình (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
65 p | 20 | 3
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
30 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn