BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
lượt xem 10
download
Năm 2011 Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với tầm nhìn đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (SEDS) và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 (SEDP). Năm nay cũng là cột mốc của toàn cầu và Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ của Việt Nam với sự kiện Diễn đàn cấp cao lần thứ tư (HLF-4) tại Busan. Nhìn nhận đây là giai đoạn phát triển quan trọng, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- DIỄN ĐÀN HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ (AEF) BÁO CÁO TIẾN ĐỘ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Báo cáo phục vụ Diễn đàn Hiệu quả viện trợ lần thứ ba năm 2011 và Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2011 Hà Nội, Tháng 6 năm 2011
- Lời nói đầu Năm 2011 Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với tầm nhìn đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (SEDS) và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 (SEDP). Năm nay cũng là cột mốc của toàn cầu và Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ của Việt Nam với sự kiện Diễn đàn cấp cao lần thứ tư (HLF-4) tại Busan. Nhìn nhận đây là giai đoạn phát triển quan trọng, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển (DP) đã hợp tác để vượt qua nhiều thách thức do tác động tiêu cực của kinh tế toàn cầu và tìm cách thức tránh “bẫy quốc gia thu nhập trung bình”. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển nhất trí là dù hiện tại Việt Nam đang đương đầu với lạm phát cao và kinh tế vĩ mô còn thiếu ổn định, nhưng vẫn có cơ hội cho Chính phủ tận dụng thời cơ này để tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế mới hướng tới phát triển bền vững. Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, hiệu quả viện trợ được đặt ở vị trí cao trong chương trình nghị sự. Để chuẩn bị cho HLF-4 Việt Nam đã tham gia tích cực trong các sáng kiến hiệu quả viện trợ khu vực và toàn cầu, đặc biệt là đợt khảo sát theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri (PD) 2011, đánh giá Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội (PD/HCS) - Đợt 2. Ở cấp quốc gia, các Bộ ngành, các tỉnh thành và các đối tác phát triển tiếp tục phấn đấu theo những cam kết và mục tiêu của PD/HCS. Để lồng ghép tài chính hợp tác phát triển vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, Chính phủ đang xây dựng khuôn khổ chiến lược ODA 2011-2015 và nghị định mới thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA. Tham vấn rộng rãi và đối thoại tích cực làm nổi bật quá trình này trong 6 tháng đầu năm 2011 và là yếu tố quan trọng tạo nên kiến trúc viện trợ mới cho thời kỳ tiếp theo với sự tham gia tích cực hơn của các SPG, ISG và các bên liên quan khác. Vì vậy, Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ phục vụ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG giữa kỳ) năm 2011 cố gắng điểm lại thành tựu, thách thức và tiến triển của hiệu quả viện trợ ở Việt Nam hướng đến HLF-4 ở Busan vào tháng 11 năm nay. Với tư cách Đồng Chủ tọa Diễn đàn hiệu quả viện trợ, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu Báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011. Đồng chủ tọa AEF Ông Hồ Quang Minh Ông Max von Bonsdorff Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại Phụ trách Hợp tác Phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đại sứ quán Phần Lan
- Mục lục Tóm tắt............................................................................................................................................ 1 Giới thiệu....................................................................................................................................... 6 Chương 1. Tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam năm 2011 ............................................... 8 1. Tình hình kinh tế - xã hội.................................................................................................................. 8 1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát.........................................................8 1.2 Về tăng trưởng kinh tế và tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực.....................................................9 2. Tổng quan về hiệu quả viện trợ ở Việt Nam................................................................................. 10 2.1. Những phát hiện chính từ kết quả đánh giá độc lập gần đây tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội - Đợt 2 (2010) ..................................................................................................................10 2.2 Những phát hiện chính qua cuộc khảo sát theo dõi thực hiện PD/HCS (2011).................................10 A. Đóng góp của các cơ quan Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ ...... 11 A.1 Các bộ, ngành ............................................................................................................................................12 A.1.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư .........................................................................................................................12 A.1.2 Bộ Tài chính .........................................................................................................................................12 A.1.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ...........................................................................................13 A.1.4 Bộ Tài nguyên và Môi trường .............................................................................................................15 A.1.5 Bộ Tư pháp ...........................................................................................................................................16 A.1.6 Bộ Y tế ..................................................................................................................................................18 A.1.7 Bộ Công thương ...................................................................................................................................20 A.1.8 Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................................................................22 A.2 Các tỉnh, thành phố...................................................................................................................................23 A.2.1 Thành phố Hà Nội................................................................................................................................23 A.2.2 Tỉnh Bắc Ninh......................................................................................................................................24 A.2.3 Tỉnh Nghệ An ......................................................................................................................................25 A.2.4 Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................26 B. Đóng góp của đối tác phát triển vào Chương trình nghị sự hiệu quả tại Việt Nam.............. 28 B.1 Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến....................................................................................................28 B.2 Liên minh châu Âu ....................................................................................................................................30 B.3 Liên Hợp Quốc...........................................................................................................................................32 B.4 Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển.................................................................................................................34 C. Đóng góp của các bên liên quan khác cho Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ tại Việt Nam........................................................................................................................................................ 36 C.1 Nhóm chuyên đề Phát triển năng lực.....................................................................................................37 C.2 Nhóm chuyên đề quản lý tài chính.........................................................................................................40 C.3 Nhóm chuyên đề mua sắm, đấu thầu ....................................................................................................41 C.4 Nghiên cứu đánh giá các Nhóm SPG/ISG .............................................................................................44 D. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện PD/HCS năm 2011......................................................... 46
- Chương 2. Hành trình tới Busan của Việt Nam ................................................................... 48 1. Đề xuất hình thành kiến trúc viện trợ mới ................................................................................... 48 2. Đóng góp của Việt Nam vào HLF-4 tại Busan ............................................................................ 50 Phụ lục 1: Báo cáo Kết quả khảo sát PD năm 2011 (gửi cho OECD-DAC)...................... 54 Phụ lục 2: Bảng kết quả của đợt khảo sát PD/HCS năm 2011............................................ 73 Phụ lục 3: Bảng ma trận tóm tắt những vấn đề chính nêu ra trong phiếu trả lời của các bộ, ngành, tỉnh/ thành phố ....................................................................................................... 84
- Danh mục chữ viết tắt AAA Chương trình hành động Accra ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AEF Diễn đàn hiệu quả viện trợ AFD Cơ quan phát triển Pháp ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APA Hiệp hội nghị viện Châu Á CCBP Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện về Quản lý ODA CFAA Đánh giá giải trình tài chính quốc gia CG Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam CIDA Cơ quan phát triển quốc tế Canada CSO Tổ chức xã hội dân sự DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD DFID Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh DP Đối tác phát triển EFA Giáo dục cho mọi người EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEF Quỹ môi trường toàn cầu GoV Chính phủ Việt Nam HCS Cam kết Hà Nội HIV Virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người HPG Nhóm quan hệ đối tác Y tế IBRD Ngân hàng quốc tế Tái thiết và Phát triển IDA Hiệp hội phát triển quốc tế IFI Định chế tài chính quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế INGO Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài JAHR Báo cáo tổng quan chung ngành y tế JPPR Đánh giá chung tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA LMDG Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến MDG Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ MIC Nước có mức thu nhập trung bình MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MOF Bộ Tài chính
- MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn NA Quốc hội NGO Tổ chức phi Chính phủ NTP-RCC Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển P135 Chương trình 135 PBA Tiếp cận theo chương trình PD Tuyên bố Pa-ri về Hiệu quả viện trợ PEFA Quản lý tài chính công và khuôn khổ giải trình PEPFAR Kế hoạch viện trợ nhân đạo khẩn cấp của Tổng thống Mỹ cho phòng chống AIDS PFM Quản lý tài chính công PGAE Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ PMU Ban quản lý dự án PPP Hợp tác công-tư PRSC Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo REDD Chương trình chung “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên hợp quốc tại Việt Nam” SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội SOE Doanh nghiệp nhà nước SoI Văn bản thỏa thuận chung SWAp Tiếp cận ngành rộng TBS Hỗ trợ ngân sách có mục tiêu UN Liên Hợp Quốc UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc VAMESP Dự án theo dõi và đánh giá Việt Nam - Australia VUFO Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam WHO Tổ chức Y tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
- Tóm tắt Năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt cho những vấn đề liên quan đến hiệu quả và tác động của viện trợ quốc tế tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ hoàn thiện Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2010 (SEDS) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (SEDP) và những kế hoạch liên quan cho giai đoạn 2011-2015. Đề án ODA sửa đổi đang được xây dựng và cho thấy ODA sẽ đóng góp như thế nào cho SEDP. Tính chất của các thách thức phát triển đang thay đổi và những năm tới sẽ tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng, thể chế thị trường tài chính, giáo dục, cũng như giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn có tầm quan trọng hàng đầu thể hiện qua Nghị quyết số 11/NQ-CP vừa được ban hành. Đồng thời, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến chính trị ở các nước và thành tựu Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình (MIC) sẽ ảnh hưởng đến khối lượng và loại hình viện trợ mà Việt Nam mong muốn nhận được. Trong năm 2011, Chính phủ và các đối tác phát triển đã cùng đưa ra nhiều sáng kiến hiệu quả viện trợ dưới sự dẫn dắt của Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF). Tất cả những điều trên có mục tiêu quan trọng là giúp mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường viện trợ đang thay đổi tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị thực tế để hoàn thiện thực tế này. Những kết quả chính của các nỗ lực trên được tóm tắt dưới đây: Tóm tắt những khuyến nghị của Đánh giá độc lập về thực hiện Tuyên bố Paris /Cam kết Hà Nội • Cải thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế cho việc quản lý ODA để gắn kết các hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng ODA có tính chiến lược, thiết kế theo tiếp cận chương trình (PBAs) và sử dụng các phương thức viện trợ khác mới bao gồm cả tài chính biến đổi khí hậu; • Làm rõ chính sách về việc sử dụng các nguồn tài chính phát triển kém ưu đãi; • Rà soát vai trò của Ban Quản lý dự án để giảm phân mảnh trong phạm vi một Bộ, tăng triển vọng phát triển năng lực bền vững; • Gắn kết đánh giá các khoảng trống năng lực thể chế vào các chiến lược ngành và gia tăng việc sử dụng các công cụ đánh giá khách quan cho các hệ thống quốc gia, đặc biệt trong quản lý tài chính công; • Xây dựng một chương trình nghị sự cho AEF bao gồm những vấn đề liên quan đến hiệu quả viện trợ và chính sách phát triển mà không thể được giải quyết chỉ trong Nhóm Đối tác ngành. Tăng cường mối quan hệ giữa AEF và các Nhóm Đối tác bằng cách vận động họ nêu rõ các hoạt động cần được ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ và báo cáo hàng năm về tiến độ cho AEF. Kết quả tóm tắt của đánh giá khảo sát thực hiện Tuyên bố Paris/Cam kết Hà Nội • Chính phủ giữ vai trò làm chủ mạnh mẽ trong chương trình nghị sự phát triển mặc dù vậy vẫn tồn tại những thiếu hụt về thể chế trong lập kế hoạch và ngân sách; 1
- • Có nhiều cải thiện trong việc sử dụng các hệ thống quản lý tài chính, đấu thầu của Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề ở năng lực hiện có, đặc biệt là ở cấp địa phương. Nhiều hệ thống còn chưa theo kịp với các tiêu chuẩn quốc tế; • Mức độ hài hòa đã được cải thiện với minh chứng là việc giảm số lượng các Ban Quản lý trùng lặp và khả năng dự báo viện trợ được cải thiện, tuy vậy vấn đề tồn tại ở số lượng lớn sự thiếu điều phối trong các hoạt động của nhà tài trợ tại Việt Nam với quá nhiều công trình nghiên cứu của nhà tài trợ tiến hành đơn lẻ và tiến độ chậm trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo chương trình; • Quản lý ODA theo kết quả đã được cải thiện với việc vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia, tuy nhiên cũng vẫn còn vấn đề năng lực ở cấp địa phương; • Việc chia sẻ trách nhiệm chung được tăng cường bởi các cuộc đối thoại cấp cao thường xuyên thông qua AEF và CG hằng năm. Thách thức hiện nay là đa dạng hóa sự tham gia bao gồm các NGO và các tổ chức XHDS và cải thiện các mối liên hệ giữa hiệu quả viện trợ và hiệu quả phát triển. Các ví dụ thực tế trong đóng góp của các cơ quan Việt Nam cho Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ • Từ khi nâng cấp từ PGAE, AEF đã trở thành một nền tảng thực sự cho đối thoại ở cấp chiến lược và chính sách về các vấn đề hiệu quả viện trợ. Trong vai trò đồng Chủ tọa phía Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã theo dõi giám sát việc thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội, tham gia tích cực vào các cuộc đối thoại nghiêm túc với các đối tác phát triển và bộ ngành về chuẩn bị sửa đổi Đề án ODA và Nghị định 131, đồng thời điều phối các hoạt động xung quanh việc hoạch định chiến lược cho các Nhóm đối tác chuyên đề và việc phát triển một kiến trúc viện trợ quốc gia mới. • Bộ Tài chính đang tập trung vào cải cách quản lý tài chính giúp cải thiện quyền làm chủ quốc gia trong các chương trình được tài trợ bởi ODA sắp tới bằng cách cho phép sử dụng nhiều hơn các hệ thống quốc gia. Các hoạt động hiệu quả viện trợ chính trong năm 2011 đã bao gồm nâng cấp cổng thông tin điện tử và phát hành Thông tư 40/2011/TT-BTC. Trong tương lai, Nhóm đối tác quản lý tài chính công sẽ hưởng lợi từ mối liên kết tốt hơn với AEF và các Nhóm đối tác khác để nâng cao, thông qua sự tham gia sâu hơn trong các cuộc thảo luận đối thoại về chính sách, tác động của nó đối với chính sách phát triển của nhà tài trợ; • Trong số các ngành khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nỗ lực để cải thiện việc theo dõi và đánh giá việc thực hiện các dự án trong ngành. Các nhóm công tác đang được thiết lập để giải quyết những vướng mắc trong việc giải ngân. • Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực thi những công việc ban đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Theo khuyến nghị trong báo cáo đánh giá độc lập PD/HCS, một Ban Điều phối quốc tế đang được thành lập để giúp Ban Điều hành của Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP-RCC). Vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của Chính phủ, vì vậy cần có sự kết hợp vững chắc để đảm bảo hài hòa những nỗ lực và liên kết tuân theo các ưu tiên quốc gia nêu trong SEDP; 2
- • Bộ Tư pháp hỗ trợ các nhu cầu hợp tác dài hạn, bền vững và mang tính chiến lược với các đối tác phát triển để đảm bảo sử dụng hiệu quả vật chất và nguồn nhân lực cho hỗ trợ cải cách luật pháp và pháp lý. Còn tồn tại nhiều vấn đề, ví dụ, về các nhu cầu sử dụng chuyên gia quốc tế và Bộ có đề xuất việc sửa đổi Nghị định 131 thành một phương tiện quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ít phức tạp và do đó hiệu quả hơn; • Bộ Y tế đã tiếp tục tập trung vào các vấn đề về hiệu quả viện trợ với nhiều thành tựu trong nửa đầu năm 2011. Đặc biệt phải kể đến Hội thảo Nhóm đối tác ngành Y tế (HPG) và công tác chuẩn bị Đánh giá chung ngành Y tế hằng năm. Hội thảo Nhóm đối tác ngành Y tế đã đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết chặt chẽ hơn với AEF. Trong đó, Bộ Y tế đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều phối viện trợ ở cấp tỉnh; • Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Nghệ An đã tiếp tục cải thiện công tác theo dõi giám sát, đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng và đánh giá sau dự án của các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trong đó đã có sự cải thiện trong việc lưu trữ và trao đổi các thông tin liên quan. Các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sẽ được hưởng lợi trong tương lai từ việc phát triển một khung pháp lý liên quan đến việc sử dụng các mô hình tài trợ cho khu vực tư nhân. Các ví dụ thực tế trong đóng góp của đối tác phát triển cho chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ Tất cả các đối tác phát triển đang hỗ trợ việc sửa Đề án ODA và Nghị định 131. Quan điểm chung là tập trung nỗ lực để tăng cường kiến trúc tổng thể của viện trợ và phát triển năng lực ở các cấp được phân cấp là nền tảng cho việc sử dụng hiệu quả viện trợ ở Việt Nam trong tương lai. Những ví dụ về thực hành tốt bao gồm: • Nhóm các Nhà tài trợ Đồng chính kiến (LMDG) đã chú trọng đặc biệt vào việc theo dõi giám sát các chủ đề về hiệu quả viện trợ trong quan hệ với các tổ chức đa phương như Liên Hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Trong phạm vi có thể, họ đã cùng nhau phát triển các kế hoạch chiến lược quốc gia của mình và hỗ trợ Hội nghị Cấp cao gần đây của AEF tại Hạ Long để thảo luận về phân công lao động và bổ trợ giữa các đối tác phát triển; • EU đang xây dựng Lộ trình Hiệu quả Viện trợ EU 2011 trong đó đưa ra tầm nhìn tổng quan hàng năm về tiến độ hoạt động hiệu quả viện trợ và tuân thủ theo các ưu tiên quốc gia sẽ được đặt ra trong SEDP. Là một phần của nhiều nhóm chuyên đề khác nhau, EU đã tham gia trong nhiều nỗ lực phát triển năng lực bao gồm hỗ trợ cho Bộ Y tế, Chương trình xây dựng năng lực có trách nhiệm với môi trường và xã hội của ngành Du lịch, Quỹ tài trợ đa Uỷ thác cho hiện đại hoá quản lý tài chính công và Chương trình hỗ trợ đầu tư và thương mại châu Âu. • UN có nhiều hỗ trợ trong các can thiệp vào hiệu quả viện trợ đặc biệt như công việc với nhóm công tác kỹ thuật HIV, Nhóm Đối tác Y tế và dự án đặc biệt "hỗ trợ theo dõi hiệu quả viện trợ từ góc nhìn giới". Sự phát triển của Một Kế hoạch 2012-2016 là một ví dụ rõ ràng về một kế hoạch chiến lược hài hòa và thống nhất. 3
- • Trong số nhiều sáng kiến khác, Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (NHPT) đã hoàn thành một bản rà soát tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án tại Việt Nam và đang hỗ trợ cập nhật hệ thống đấu thầu quốc gia bằng cách sử dụng phương pháp luận hệ thống có chỉ số cơ bản của OECD-DAC. Ngoài ra, các nhóm chuyên đề khác về phát triển năng lực, quản lý tài chính, mua sắm công và đánh giá tác động xã hội và môi trường đã tập trung hỗ trợ của họ vào các vấn đề đa dạng như việc thành lập hệ thống báo cáo ODA và hỗ trợ cho đối thoại chính sách. Đề xuất phát triển các Nhóm đối tác hiện tại và tạo ra một kiến trúc viện trợ quốc gia mới Từng tồn tại một số quan ngại trong Chính phủ và các đối tác phát triển khi kiến trúc viện trợ hiện nay ở Việt Nam đang mất dần sự gắn kết và hiệu quả của nó. Mặc dù các PG hiện tại có những đóng góp đáng kể vào hiệu quả viện trợ tại Việt Nam, nhưng số nhiều làm việc độc lập và đối thoại chính sách chỉ được giới hạn trong phạm vi ngành của họ tham gia. Một vấn đề đáng lo ngại là một số kế hoạch ngành/ tỉnh không nhất quán với SEDP. Do vậy đã có đề xuất là cần điều chỉnh kiến trúc viện trợ quốc gia với những đặc điểm sau đây: • AEF sẽ là trung tâm của kiến trúc viện trợ quốc gia và cung cấp phạm vi lớn cho cuộc đối thoại chi tiết về các vấn đề xung quanh hiệu quả viện trợ và hiệu quả phát triển. • Các cơ hội đối thoại cấp cao khác sẽ bao gồm nhóm tư vấn (CG), các diễn đàn trước CG, các diễn đàn PRSC (hoặc dạng như PRSC) và nhóm các nhà tài trợ như LMDG, 6 NHPT, EU và UN. • AEF sẽ tạo ra một mạng lưới điều phối các Nhóm Đối tác để trao đổi thông tin về hiệu quả phát triển, phân công lao động, thực hành tốt v.v… • Các Nhóm đối tác sẽ báo cáo về hoạt động của nhóm cho AEF, khi đó, AEF sẽ tư vấn cho các Nhóm đối tác về tổ chức hiệu quả và thúc đẩy sự tham gia của nhóm trong lĩnh vực lập kế hoạch và ngân sách, phát triển dựa trên phương pháp tiếp cận chương trình và phương thức viện trợ mới khác. Chuẩn bị cho Diễn đàn Cấp cao lần thứ 4 về hiệu quả viện trợ (HLF-4) tại Busan, tháng 11 năm 2011 Bộ KH&ĐT đã tích cực tham gia vào cuộc tranh luận về hiệu quả viện trợ toàn cầu, chủ yếu là tham gia khảo sát thực hiện Tuyên bố Paris và là thành viên của Ban chỉ đạo Quốc tế về sáng kiến minh bạch và trách nhiệm giải trình (IATI), thành viên đại diện cho châu Á - Thái Bình Dương trong nhóm quản lý quốc tế đánh giá PD/HCS (Giai đoạn II), và thành viên của nhóm soạn thảo trong nhóm tiếp xúc quốc gia đối tác (PCCG). Một trong những mục tiêu quan trọng của HLF-4 là xem xét chất lượng của viện trợ trong bối cảnh rộng hơn về hiệu quả phát triển và Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh của một MIC mới, ở địa vị để có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc tranh luận toàn cầu. 4
- Định hướng tương lai cho hiệu quả viện trợ tại Việt Nam Các vấn đề xung quanh hiệu quả viện trợ có vai trò quan trọng đối với tương lai của Việt Nam trong quá trình trở thành một nước có thu nhập trung bình và nỗ lực để trở thành một nước công nghiệp hóa. Đã có sự tham gia rất tích cực từ phía đối tác phát triển và Chính phủ ở cả cấp quốc gia và thế giới. Tuy nhiên, phía trước hứa hẹn nhiều thách thức, đặc biệt là liên quan đến vấn đề thể chế như là quá trình pháp lý phức tạp, công kềnh và thiếu năng lực triển khai cụ thể là ở cấp địa phương và đặc biệt là liên quan đến lập kế hoạch và dự toán ngân sách và quản lý kết quả. Điều phối các kết quả phát triển qua nhiều vùng địa lý và nhiều bộ còn hạn chế và vẫn còn vướng mắc liên quan đến thực hiện dự án. Nhiều đối tác phát triển đang có ý định rời khỏi Việt Nam và việc cần có một chính sách viện trợ thúc đẩy điều phối giữa các nhà tài trợ là quan trọng để đảm bảo dòng chảy ODA không bị phân mảnh. Trong bối cảnh đó, công việc của AEF trong nửa cuối năm 2011 là rất quan trọng và sẽ bao gồm hỗ trợ hoàn thiện nghiên cứu lập bản đồ nhóm đối tác và đề xuất toàn diện cho một kiến trúc viện trợ mới, hỗ trợ cho việc chuẩn bị sửa đổi Đề án ODA và Nghị định 131 đồng thời đóng góp đáng kể cho HLF-4 tại Busan. 5
- Giới thiệu Việt Nam đang trong tiến trình kết thúc thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và Kế hoạch 5 năm (2006-2010) với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Việt Nam đã vượt 2/3 các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) với tỷ lệ cao trong xóa đói giảm nghèo (gấp gần 3 lần so với mục tiêu của MDG đề ra cho năm 2015). Những thành tựu đạt được đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (MIC) và bước tiếp vào một chặng đường phát triển mới. Trong bối cảnh MIC, Việt Nam nhận thức được nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Bên cạnh những thuận lợi căn bản nhờ tiềm lực kinh tế và những tiến bộ xã hội đã đạt được, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực được nâng cao, sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và của các đối tác phát triển, Việt Nam đang đứng trước những thách thức không nhỏ, đó là: (i) Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội còn nhiều bất cập đang cản trở quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân; (ii) Thể chế kinh tế thị trường được đã hình thành song vẫn chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư; (iii) Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Ngoài các nguyên nhân về thể chế, mức độ áp dụng công nghệ và kỹ thuật, năng lực quản lý thì chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, được xem là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề này; (iv) Hiện tượng biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững (Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu); Những cơ hội và thách thức trên cần phải được nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc trên cơ sở chiến lược dài hạn và kế hoạch trung hạn nhằm mục đích cuối cùng là đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020 và tránh được bẫy mà nước có thu nhập trung bình thường mắc phải. Các chiến lược và kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở tham vấn chặt chẽ với các đối tác phát triển. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành MIC Trong giai đoạn phát triển tiếp theo khi Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm có thu nhập trung bình (MIC), Việt Nam sẽ đối mặt với cả những cơ hội và thách thức: - Cơ hội: Với vị thế và sức mạnh mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, Việt Nam sẽ tiếp tục nắm bắt tất cả những cơ hội làm đòn bẩy tác động cho phát triển bền vững để tránh các bẫy thường gặp của các quốc gia thuộc MIC bằng cách giải quyết các vướng mắc trong cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, 6
- tiếp tục cải thiện khung pháp lý và thể chế trong quan hệ với cơ chế thị trường, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng, miền thông qua một chính sách an sinh xã hội được tiêu chuẩn hóa và cuối cùng luôn đóng vai chủ động trong ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu để duy trì các thành tựu phát triển. - Thách thức: Mặc dù trên thực tế nguồn vốn ODA tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng cả khi Việt Nam trở thành MIC, tuy nhiên đang có những thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn ODA theo các xu hướng sau đây: (i) Một số đối tác phát triển cung cấp ODA theo các hình thức viện trợ không hoàn lại sẽ chuyển mối quan hệ với Việt Nam từ hợp tác phát triển truyền thống sang quan hệ đối tác mới và giảm dần số tiền viện trợ của họ đối với Việt Nam. (ii) Một số đối tác phát triển cung cấp ODA dưới các hình thức vay ưu đãi, thường là các định chế tài chính quốc tế (IFI) như WB, ADB, v.v… sử dụng ngưỡng thu nhập bình quân đầu người như là một trong những tiêu chí để thay đổi chính sách cho vay của họ theo hướng mở rộng và dần dần chuyển sang các khoản vay ít ưu đãi hơn. Trong tương lai, quy mô của các khoản vay kém ưu đãi sẽ nhiều hơn, các khoản vay ưu đãi tùy thuộc vào mức độ phát triển của Việt Nam. Để thích ứng trong tình hình trên, Việt Nam đang có những nỗ lực điều chỉnh chính sách, hoàn thiện hơn nữa thể chế của mình thông qua việc xây dựng Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2011 – 2015 (ở cấp chiến lược, chính sách) và thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP (cơ cấp thể chế và tổ chức thực hiện). 7
- Chương 1. Tiến độ hiệu quả viện trợ ở Việt Nam năm 2011 1. Tình hình kinh tế - xã hội Bước vào năm 2011, kinh tế thế giới đối mặt với nguy cơ rủi ro khủng hoảng tài chính tăng cao tại một số nền kinh tế phát triển. Giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục tăng gây sức ép lên hầu hết các loại hàng hoá khác. Những yếu tố bất lợi đó tác động làm cho thị trường giá cả trong nước biến động hết sức phức tạp, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát vì thế gặp nhiều khó khăn, trong khi một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu buộc phải điều chỉnh tăng. Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay. Trước tình hình đó, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 24 tháng 02 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Qua nhiều nỗ lực, Việt Nam đã đạt được kết quả trong những lĩnh vực sau: 1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát a) Thu chi ngân sách nhà nước - Tính chung 4 tháng đầu năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 37,1% dự toán năm, tổng chi ngân sách nhà nước ước bằng 32,9% dự toán năm; - Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện; - Đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn. b) Đầu tư phát triển Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, tổng số vốn đầu tư cho các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong năm 2011 sẽ bị cắt giảm khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của năm. Về kết quả huy động và thực hiện vốn đầu tư phát triển trong 4 tháng đầu năm 2011: - Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt xấp xỉ 56,6 nghìn tỷ đồng, bằng 30,2% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010; - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3,62 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2010. Về đăng ký mới, cả nước có 262 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt trên 3,2 tỷ USD, bằng 58,7% về số dự án và bằng 45,1% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm trước; 8
- - Về huy động và sử dụng vốn ODA: trong 4 tháng đầu năm 2011 có 11 dự án ODA được ký kết thông qua các Hiệp định với tổng giá trị ước đạt 1.028 triệu USD; cấp vốn cho 11 chương trình, dự án chủ yếu trong lĩnh vực giao thông (mạng lưới giao thông đồng bằng sông Cửu Long, Cầu Nhật Tân, Tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh đườ ng số 2), năng lượng (Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn), phát triển hạ tầng nông thôn, chăm sóc sức khỏe và môi trường (nghiên cứu thích ứng v ới biến đổi khí hậu), trong đó: vố n vay đạt 1.002,28 triệu USD, viện trợ không hoàn lạ i đạt 25,93 triệu USD đạt 1.002 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 26 triệu USD. Giải ngân trong 4 tháng ước đạt 1.007 tri ệu USD bằng khoảng 36% kế hoạch nă m (2.400 triệu USD). c) Giá cả, lạm phát Trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, kiềm chế lạm phát. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định về quản lý giá, đấu tranh phòng chống buôn lậu qua biên giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên chỉ số giá tiêu dùng trong nước vẫn tăng cao. Tính bình quân, chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2011 tăng 13,95% so với cùng kỳ năm 2010. 1.2 Về tăng trưởng kinh tế và tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực a) Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) tính chung 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt trên 270,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2%; Nhìn chung, sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch năm 2011, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ cao hơn mức bình quân toàn ngành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đang gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. b) Sản xuất nông nghiệp Trong tháng tư, lốc xoáy, giông và mưa đá ở một số tỉnh miền Bắc cùng với một số hiện tượng thiên tai khắc nghiệt khác đã gây thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Bên cạnh đó, do thời tiết tạo điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh gây hại phát triển, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, các cấp, các ngành và các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp. c) Phát triển doanh nghiệp Tính chung 4 tháng đầu năm 2011, có khoảng 24,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước xấp xỉ 142,9 nghìn tỷ đồng, bằng 90,4% về số doanh nghiệp và bằng 78,6% về số vốn. 9
- Nhìn chung thu ngân sách Nhà nước tăng cao, bảo đảm các nhu cầu chi ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt việc rà soát cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư phát triển, cắt giảm chi tiêu ngân sách nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư công; đồng thời, tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ sản xuất, khuyến khích xuất khẩu và bảo đảm an sinh xã hội. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển; kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Ngành dịch vụ tăng đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị tại các nước Trung Đông và Bắc Phi, sức ép tăng giá cả hàng hóa và nguy cơ lạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giới cùng với phản ứng tâm lý và dây chuyền sau khi có sự điều chỉnh tăng giá một số hàng hóa thiết yếu, như: xăng dầu, than bán cho điện,… đã gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, nhập siêu đang có xu hướng tăng với tỷ lệ nhập siêu đang ở mức cao hơn mục tiêu đề ra. 2. Tổng quan về hiệu quả viện trợ ở Việt Nam 2.1. Những phát hiện chính từ kết quả đánh giá độc lập gần đây tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội - Đợt 2 (2010) Theo Báo cáo đánh giá độc lập tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ (Đợt II), Việt Nam là một trong những nước đạt được nhiều kết quả trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ và gắn kết hiệu quả viện trợ với hiệu quả phát triển. Việc nâng cấp Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE) thành Diễn đàn Hiệu quả viện trợ như một trong các tiến trình của Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào tháng 2 năm 2010 đã tạo ra một diễn đàn đối thoại ở cấp chiến lược, chính sách về hiệu quả viện trợ với sự tham gia rộng rãi của các đối tác đóng góp vào quá trình phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của Đoàn tư vấn độc lập, so với nhiều nước khác Việt Nam đã tiến một bước dài trên chặng đường hiệu quả viện trợ. Những gì Việt Nam dễ dàng đạt được đã qua, Việt Nam đang đi đến chặng đường gian nan hơn, đặc biệt khi đi sâu hơn vào khía cạnh kỹ thuật của các vấn đề như hài hòa quy trình thủ tục và tuân thủ hệ thống chính phủ, phân công lao động giữa các nhà tài trợ, tiếp cận theo ngành, chương trình, hỗ trợ ngân sách,…. 2.2 Những phát hiện chính qua cuộc khảo sát theo dõi thực hiện PD/HCS (2011) Về chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ, Chính phủ Việt Nam duy trì vai trò lãnh đạo trong quản lý và điều phối viện trợ, đặt ưu tiên cao vào việc tăng cường khung pháp lý và thể chế quản lý ODA (ví dụ như Đề án định hướng quản lý và sử dụng ODA 5 năm giai đoạn 2006-2010, Nghị định 131 và các Thông tư liên quan), cải thiện năng lực lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Tất cả những nỗ lực này tạo nên khuôn khổ vững chắc cho tất cả các đối tác phát triển liên kết các chương trình quốc gia của họ tuân theo các chiến lược và ưu tiên của Việt Nam. Ba vòng điều tra theo dõi PD / HCS cho thấy hơn 95% tổng vốn ODA được cung cấp cho khu vực chính phủ, trong đó 93% viện trợ đã giải ngân được báo cáo trong ngân sách quốc gia của Việt Nam năm 2010 - một mức 10
- tăng đáng kể từ 81% năm 2005. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các đối tác phát triển, hệ thống quản lý tài chính công và đấu thầu đã được tăng cường đáng kể thông qua cải cách luật pháp và thể chế, cùng với tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và cải thiện năng lực thực hiện. Về kết quả, Việt Nam đã hoàn toàn đạt được mục tiêu PD năm 2010 về việc sử dụng hệ thống quản lý tài chính công và đấu thầu (tương ứng với 62 và 65% tổng số vốn ODA trong năm 2010) và giảm bớt số Ban Quản lý dự án trùng lặp (16 vào năm 2010). Với sự cải thiện trong điều phối và chia sẻ thông tin giữa Chính phủ Việt Nam và đối tác phát triển trong việc theo dõi luồng vốn ODA cũng như nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam / nhóm 6 ngân hàng trong việc loại bỏ vướng mắc trong việc thực hiện dự án, dự báo viện trợ đã cải thiện đáng kể là minh chứng trong việc đạt được mục tiêu PD số 7. Việt Nam cũng giữ được tiến độ ổn định về mặt quản lý kết quả theo khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả xây dựng cho SEDP 2006-2010 và hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia đã bắt đầu vận hành từ năm 2007. Hơn nữa, sự chuyển dịch tới mô hình viện trợ mới và tiếp cận dựa trên chương trình (PBAs) trong các lĩnh vực như nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường, giáo dục, Chương trình 135 (mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số), giao thông nông thôn và sức khỏe (sắp tới) đã góp phần làm gia tăng mức độ gắn kết chiến lược của đối tác phát triển trong việc tăng cường năng lực cốt lõi của ngành và quy trình hoạch định chính sách, lập kế hoạch, ngân sách và quản lý kết quả. Trong hoạt động của PD / HCS, sự tham gia của Quốc hội trong quá trình xây dựng kế hoạch đã tăng lên đáng kể và từ giai đoạn đầu chuẩn bị SEDP. Các đối tác phát triển và các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã và đang tích cực hỗ trợ sự tham gia của nhiều bên liên quan (ví dụ, Quốc hội, các tổ chức XHDS và cộng đồng) trong việc xây dựng / giám sát các chiến lược phát triển quốc gia và đã cung cấp ý kiến để hoàn chỉnh cho dự thảo SEDP cũng như cử đại diện tham gia Hội nghị nhóm Tư vấn các nhà tài trợ hằng năm (CG), các cuộc họp không chính thức CG giữa kỳ, đối thoại giữa 22 nhóm quan hệ đối tác ngành (PGS) và Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF) – Một phát triển mới của Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ (PGAE). Tất cả những điều này chứng tỏ Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải thiện quan hệ đối tác phát triển, trách nhiệm giải trình chung và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển. A. Đóng góp của các cơ quan Việt Nam thực hiện Chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ Trong sáu tháng đầu năm 2011, các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển tiếp tục đẩy mạnh quá trình kết nối ODA với các nguồn lực tài chính phát triển khác theo xu hướng chung của thế giới hướng đến HLF-4 ở Busan, khuyến khích quan hệ đối tác trong hợp tác phát triển. Những vấn đề và phát hiện chính được tóm tắt tại phụ lục 3. Dưới đây là những đóng góp của các bộ ngành và các tỉnh thành phố trong chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ: 11
- A.1 Các bộ, ngành A.1.1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ở cấp quốc tế và cấp khu vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì và đóng vai trò tích cực như là một thành viên của Nhóm công tác về hiệu quả viện trợ (WP-EFF) của OECD- DAC. Việt Nam được chọn là thành viên của Nhóm công tác về hiệu quả viện trợ (WP-EFF) cho HLF-4, thành viên của Ban chỉ đạo Quốc tế về sáng kiến minh bạch và trách nhiệm giải trình (IATI), thành viên đại diện cho châu Á - Thái Bình Dương trong nhóm quản lý quốc tế đánh giá PD/HCS (Giai đoạn II), thành viên của nhóm soạn thảo trong nhóm tiếp xúc quốc gia đối tác (PCCG). Ở cấp quốc gia, theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về theo dõi giám sát hiệu quả viện trợ trong quá trình thực hiện PD, HCS và AAA. Với vai trò là đồng chủ tọa của AEF, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cộng tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển để thực hiện nhiều sáng kiến nhằm đưa chương trình nghị sự hiệu quả viện trợ tiến triển. Bộ đã tuân thủ 5 nguyên tắc của PD/HCS trong quá trình phát triển các chính sách, khung thể chế về ODA và đầu tư công. Cơ chế gắn bó các đối tác phát triển khác, đặc biệt là khu vực tư nhân trong đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội đã được giới thiệu. Đã có tiến bộ đáng kể trong hệ thống đấu thầu mua sắm theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. A.1.2 Bộ Tài chính Các hoạt động và kết quả đạt được trong lĩnh vực hiệu quả viện trợ trong 6 tháng đầu năm 2011: Trong 06 tháng đầu năm 2011, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với AEF tích cực triển khai những hoạt động của năm 2011. Bộ tiếp tục triển khai thực hiện 22 chương trình, dự án có tài trợ nước ngoài nhằm hỗ trợ cho các nội dung cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam, cụ thể là các lĩnh vực: quản lý chi, quản lý thu, quản lý công sản, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý thị trường tài chính, quản lý giá, quản lý nợ công, thanh tra tài chính, quản lý dự án. Tỷ lệ giải ngân thực tế của các chương trình, dự án của Bộ Tài chính trong 4 tháng đầu năm 2011 ước đạt 20% kế hoạch giải ngân của cả năm. Góp phần hiện thực hóa Cam kết Hà Nội, Bộ duy trì tổ chức Hội nghị về Nhóm quan hệ đối tác giữa Bộ Tài chính và các nhà tài trợ về quản lý tài chính công định kỳ 02 lần vào giữa năm và cuối năm. Bên cạnh đó, Bộ đã chủ động tham khảo mô hình hoạt động của các Nhóm đối tác khác tại Việt Nam để đổi mới hình thức hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực quản lý tài chính công: Hội nghị Nhóm quan hệ đối tác về quản lý tài chính công cuối năm 2010 đã được tổ chức theo hình thức diễn đàn trao đổi/đối thoại giữa Bộ Tài chính với các nhà tài trợ về một số vấn đề mang tính thời sự mà các nhà tài trợ quan tâm (chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị cuối kỳ Nhóm đối tác 2010 của Bộ Tài chính là về Định hướng Chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020). 12
- Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tiếp tục tham vấn ý kiến của các nhà tài trợ về một số chủ đề mà các nhà tài trợ quan tâm để chuẩn bị cho Hội nghị Nhóm đối tác giữa năm dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5/2011. Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính (đã được thiết lập và vận hành từ cuối năm 2010) tiếp tục được củng cố, nâng cấp nhằm cung cấp và chia sẻ các thông tin liên quan đến các chương trình, dự án ODA qua đó nâng cao tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thông tin về các chương trình, dự án ODA cũng như các cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm chuyên đề về quản lý lĩnh vực tài chính của Diễn đàn hiệu quả viện trợ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC về quản lý tài chính ODA theo hướng làm rõ các hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm soát chi nguồn vốn ODA. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng Ban Thư ký AEF để triển khai các hoạt động được đề ra trong Kế hoạch năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2011, quy mô, phạm vi hỗ trợ của nhà tài trợ cho Bộ Tài chính đã tăng lên với hình thức đa dạng hơn. Cơ chế hoạt động của các nhóm PG với các nhà tài trợ đang dần được cải thiện. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định nhưng việc triển khai các hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực Cải cách quản lý tài chính công chưa được phong phú. Mới chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, cập nhật thông tin thông qua các cuộc họp Nhóm đối tác định kỳ và các cuộc đối thoại về chính sách. Thiếu thông tin về các chính sách phát triển và hoạt động của các nhà tài trợ. Trong khi nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của Nhóm đối tác trong lĩnh vực Cải cách quản lý tài chính công, năng lực của đơn vị phụ trách về Hiệu quả viện trợ và điều phối viện trợ của Bộ Tài chính còn hạn chế. Sự liên kết/phối hợp giữa Nhóm đối tác trong lĩnh vực Quản lý tài chính công với AEF, các nhóm quan hệ đối tác khác và nhóm các nhà tài trợ còn hạn chế, cần xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các Nhóm đối tác theo hướng hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện các trụ cột “hài hoà hoá thủ tục”, “tuân thủ hệ thống của chính phủ” và “chia sẻ trách nhiệm chung” của Cam kết Hà Nội, đồng thời thời góp phần tăng cường trụ cột “phát huy vai trò làm chủ” của phía Việt Nam. A.1.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn chú trọng vận động tài trợ quốc tế cho các mục tiêu phát triển của ngành, các vấn đề, lĩnh vực được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên như: Xóa đói giảm nghèo; nông nghiệp, nông thôn, nông dân; thiên tai và biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an toàn vệ sinh thực phẩm. 13
- 1. Các hoạt động hiệu quả viện trợ và những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011 Các hoạt động hiệu quả viện trợ và những kết quả đạt được trong năm 2011 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện đã bám sát Tuyên bố Pa-ri, Cam kết Hà Nội và Chương trình hành động Accra về hiệu quả viện trợ và những hoạt động và sáng kiến khác liên quan tới hiệu quả viện trợ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên kết quả đạt được còn khiêm tốn: Số lượng và kinh phí các chương trình, dự án ODA và NGO mới được phê duyệt đạt 3,88 triệu USD, tương đương 2,7% cùng kỳ năm 2010. Kết quả giải ngân các chương trình dự án ODA còn thấp, chỉ đạt 12,83% kế hoạch năm (chỉ tính số liệu của các đơn vị có báo cáo định kỳ). Một số khó khăn và thách thức gồm: - Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, các nhà tài trợ chuyển hướng ưu tiên sang Châu Phi; - Với việc đạt ngưỡng thu nhập 1.000 USD/người, phương thức hợp tác có nhiều thay đổi đòi hỏi Bộ phải có đầu tư nhiều hơn; - Đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn rủi ro cao, lợi nhuận thấp, khó thực hiện do thiếu quỹ đất; - Thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành. 2. Dự kiến kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2011 Mục tiêu chính trong hoạt động hiệu quả viện trợ 6 tháng cuối năm là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm, thực hiện thành công các chương trình, các mục tiêu Chính phủ giao. Dự kiến các sản phẩm đầu ra của các hoạt động về hiệu quả viện trợ trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2011: - Chú trọng thể chế, tổ chức hoạt động quản lý hiệu quả viện trợ của Bộ theo định hướng của cam kết Hà Nội theo hướng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, điều hành. Tăng cường hoạt động của các đối tác theo hướng quốc gia làm chủ; - Hình thành và thể chế hóa các cơ chế hoạt động, tăng cường năng lực và xác định vai trò nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và đối thoại chính sách và mở rộng sự tham gia của thành phần tư nhân, phi chính phủ và các đối tượng khác; - Thực hiện tốt việc theo dõi đánh giá quá trình hình thành và thực hiện dự án nhằm đảm bảo hiệu quả về tài chính, kinh tế, xã hội, môi trường, bền vững của các chương trình, dự án, tổ chức các đoàn khảo sát nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện, giải ngân một số dự án. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phối hợp hiệu quả các phương tiện truyền thông
5 p | 401 | 169
-
Mẫu mã bao bì - Phương thức quảng cáo hiệu quả
5 p | 308 | 124
-
Thủ tục theo dõi và đo lường các quá trình
5 p | 269 | 79
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm - 3
9 p | 218 | 69
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm - 1
9 p | 194 | 56
-
Nhà Marketing online hiệu quả
5 p | 159 | 33
-
Bài giảng nghiên cứu marketing: Chương 9. Báo cáo kết quả nghiên cứu - GV. Dư Thị Chung
39 p | 248 | 30
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm – 6
9 p | 116 | 27
-
Liệu có nên đi theo lối mòn quảng cáo mass media? (Phần 1)
5 p | 142 | 27
-
Tự quảng cáo trực tuyến, xu thế mới
4 p | 130 | 21
-
Quảng cáo trực tuyến: Muốn hút khách, đo kiểm phải tốt
3 p | 71 | 17
-
Viết quảng cáo hiệu quả với 12 kỹ thuật
16 p | 98 | 12
-
Nâng cao hiệu quả môi trường của doanh nghiệp
6 p | 112 | 10
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - Tô Lê Ánh Nguyệt
31 p | 84 | 10
-
5 kỹ năng tiếp thị có thể học ở Google
4 p | 71 | 8
-
Viết pr hiệu quả bằng12 bí quyết
12 p | 83 | 8
-
IRI công bố dịch vụ Đo Lường Hiệu Quả
7 p | 88 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn