intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng hợp kết quả đề án: Điều tra, khảo sát đánh giá các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ vốn khuyến công giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Lê Công Vượng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

111
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án tổng hợp kết quả điều tra và đề xuất cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp, cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả công tác khuyến công. Mời các bạn cùng tham khảo báo cáo để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng hợp kết quả đề án: Điều tra, khảo sát đánh giá các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ vốn khuyến công giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ “ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP  NÔNG THÔN ĐƯỢC HỖ TRỢ VỐN KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2011 ­ 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH” Đơn vị chỉ đạo:  Sở Công Thương Quảng Bình Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến công và XTTM Quảng Bình Quảng Bình, tháng 10/2016 1
  2. MỤC LỤC  MỞ ĐẦU                                                                                                                                       ...................................................................................................................................      5  1. Sự cần thiết phải thực hiện đề án                                                                                    ................................................................................      5  2. Mục tiêu của đề án                                                                                                              ..........................................................................................................      6 2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................... 6 2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................... 6   3. Đối tượng và phạm vi thực hiện                                                                                      ..................................................................................      6   4. Sản phẩm của đề án                                                                                                          ......................................................................................................      6   5. Nội dung và phương pháp thực hiện                                                                               ...........................................................................      6  Phần thứ nhất: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT                                                             .........................................................      7  I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (CNNT)               ...........      7 1. Thông tin về cơ sở CNNT............................................................................................ 7 2. Về loại hình cơ sở CNNT được khảo sát..................................................................... 8 3. Tình trạng hoạt động của cơ sở CNNT....................................................................... 8 4. Lĩnh vực hoạt động..................................................................................................... 9 5. Sản phẩm/Dịch vụ chính của các cơ sở CNNT.......................................................... 10 6. Nội dung hỗ trợ vốn................................................................................................... 10  II.  THÔNG TIN ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ CNNT                          ......................       11 1. Số lao động của cơ sở............................................................................................... 11 2. Thu nhập trung bình của lao động tại các cơ sở CNNT............................................. 11 3. Doanh thu của các cơ sở CNNT............................................................................... 12 4. Tổng diện tích mặt bằng của cơ sở............................................................................ 12 5. Loại hình mặt bằng của cơ sở đang sử dụng............................................................ 13 6. Số Cơ sở CNNT nằm trong khu/cụm công nghiệp.................................................... 13 7. Số Cơ sở có đăng ký kinh doanh mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận ĐKKD sau thời điểm hỗ trợ vốn................................................................................................ 13 8. Số Cơ sở được hỗ trợ kinh phí khác ngoài kinh phí khuyến công............................. 14 9. Số cơ sở đầu tư mới để sản xuất kinh doanh sau khi được hỗ trợ............................ 14 10. Đánh giá về hiệu quả của hỗ trợ vốn khuyến công.................................................. 14 11. Đánh giá của cơ sở về công tác tư vấn hướng dẫn hồ sơ hỗ trợ vốn khuyến công. 15  III.  KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CNNT                                                    ................................................       16 1. Đề xuất của cơ sở về các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ trong giai đoạn 2016-2020...........16 2
  3. 2. Một số ý kiến của cơ sở CNNT................................................................................. 17 Phần thứ hai: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN   2011­2015                                                                                                                                     .................................................................................................................................       19   I. ĐÁNH GIÁ CHUNG.                                                                                                         .....................................................................................................       19  II. MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ                                                                                         .....................................................................................       20 1. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề................................ 20 2. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT..................................... 20 3. Hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.............................................................................................................. 21 4. Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu và xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm ra thị thường........................................................................................................ 21 5. Hỗ trợ tư vấn phát triển công nghiệp.......................................................................... 22 6. Cung cấp thông tin, tuyên truyền ............................................................................... 22 7. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường....................................................................................... 22 8. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công.................23 9. Kết quả phối hợp triển khai công tác khuyến công với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội............................................................................................................................. 23  III. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN                                               ...........................................       23 1. Một số tồn tại, hạn chế............................................................................................... 23 2. Nguyên nhân.............................................................................................................. 24  ..................................................................................................................................................                                                                                                                                                     26      Phần thứ ba: MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CÓ   HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2016­2020.                              ..........................       27  I. NHIỆM VỤ                                                                                                                          ......................................................................................................................       27 1. Nhiệm vụ chung:........................................................................................................ 27 2. Nhiệm vụ cụ thể......................................................................................................... 27  II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.                                                                                               ...........................................................................................       28 1. Tổ chức hoạt động quản lý: ....................................................................................... 28 2. Giải pháp kỹ thuật...................................................................................................... 30 3. Giải pháp kinh tế: ...................................................................................................... 30  III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                                                                         .....................................................................................       31 1. Đối với Bộ Công Thương, Cục CNĐP....................................................................... 31 3
  4. 2. Đối với UBND tỉnh và các Sở, Ngành liên quan. ...................................................... 31 4
  5. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải thực hiện đề án Qua 5 năm thực hiện công tác khuyến công tỉnh Quảng Bình giai đoạn  2011­2015, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính quyền  các cấp, với nhiều cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển và sự nỗ  lực  phấn đấu  của các cơ  sở  công nghiệp,  tiểu thủ  công nghiệp (TTCN)  nói  chung và công nghiệp nông thôn (CNNT) nói riêng trên địa bàn tỉnh đã và đang  thu được nhiều kết quả quan trọng; giá trị sản xuất công nghiệp ­ TTCN không  ngừng tăng lên, năng lực sản xuất CNNT của tỉnh phát triển cả về số lượng và  chất lượng; trình độ  công nghệ  đã có sự  đầu tư, đổi mới; nhiều ngành nghề  thuyền thống đã được duy trì và phát triển, thu hút và tạo việc làm cho nhiều  lao động tại địa phương, góp phần đưa CN­TTCN Quảng Bình từng bước phát  triển khá.   Hoạt động khuyến công đã triển khai nhiều dự  án, lồng ghép nhiều  chương trình, phát triển khá đồng bộ đem lại kết quả về nhiều mặt góp phần  giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, cải thiện đời sống cho  người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và  cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn có những   hạn chế cần phải được rà soát, điều tra, thu thập số liệu, đánh giá, phân loại  các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả  kinh tế  thấp để  có cơ  sở  đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển cho   công tác khuyến công giai đoạn 2016­2020. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình khuyến công  Quảng Bình đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết   định số  1490/QĐ­UBND ngày 05/6/2015, thì việc xây dựng đề  án: “ Điều tra   khảo sát, đánh giá các cơ  sở  CNNT được hỗ  trợ  vốn khuyến công giai   đoạn 2011­2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là thực sự  cần thiết nhằm  mục đích thu thập số  liệu để  phục vụ  cho việc xây dựng các đề  án khuyến   công cụ  thể  cho từng năm trong giai đoạn 2016 ­2020, cũng như  rà soát, cập  nhật số liệu để điều chỉnh, xây dựng các chương trình hỗ trợ khuyến công và  tư vấn phát triển công nghiệp trong thời gian tới. 5
  6. 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Tổng hợp kết quả  điều tra và đề  xuất cơ  quan quản lý nhà nước các   giải pháp, cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả công tác khuyến công. 2.2. Mục tiêu cụ thể ­ 100% các cơ sở CNNT được hỗ trợ vốn khuyến công giai đoạn 2011­ 2015 được điều tra khảo sát và đánh giá. ­ Hệ  thống hóa toàn bộ  thông tin về  cơ  sở  CNNT được hỗ  trợ  vốn  khuyến công giai đoạn 2011­215 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. ­ Đánh giá thực trạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và các vướng mắc  khó khăn của các cơ sở CNNT sau khi được hỗ trợ. ­ Đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước.  3. Đối tượng và phạm vi thực hiện ­ Đối tượng: 150 cơ  sở  CNNT đã được hỗ  trợ  vốn khuyến công giai  đoạn 2011­2015; ­ Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình  4. Sản phẩm của đề án ­ Cơ sở dữ liệu về các cơ sở CNNT được điều tra, khảo sát. ­ Báo cáo tổng hợp phân tích và đánh giá kết quả điều tra khảo sát. ­   Báo   cáo   chuyên   đề   về   định   hướng   ưu   tiên   hỗ   trợ   trong   công   tác  khuyến công ­ tạo động lực khuyến khích phát triển công nghiệp nông thông  trong giai đoạn 2016 ­2020; 5. Nội dung và phương pháp thực hiện 5.1. Xây dựng phương án khảo sát;  5.2. Xây dựng Phiếu điều tra, khảo sát; 5.3. Tổ chức điều tra, khảo sát; 5.4. Tổng hợp số liệu, đánh giá số liệu điều tra; 5.5. Công bố kết quả điều tra; 6
  7. Phần thứ nhất: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (CNNT) 1. Thông tin về cơ sở CNNT Thực hiện đề án “Điều tra khảo sát, đánh giá các cơ sở CNNT được   hỗ  trợ  vốn  khuyến công giai  đoạn 2011­2015 trên  địa bàn tỉnh Quảng   Bình”. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình đã  tổ chức khảo sát 150 cơ sở CNNT được hỗ trợ vốn tại 8 huyện, thị xã, thành   phố trên toàn tỉnh với số lượng cụ thể sau: TT Địa bàn Số lượng Tỷ lệ % 1 Lệ Thủy 20 13 2 Quảng Ninh 18 12 3 Đồng Hới 49 33 4 Bố Trạch 14 09 5 Quảng Trạch 24 16 6 Ba Đồn 4 03 7 Tuyên Hóa 15 10 8 Minh Hóa 6 04 Cộng 150 100 Bảng 01: Số lượng các cơ sở CNNT tham gia khảo sát theo địa bàn. Qua biểu đồ phân bố số lượng cơ sở được hỗ trợ vốn Khuyến công  trong giai đoạn 2011­2015 ở trên ta có thể nhận thấy có sự phân bố không  7
  8. đồng đều giữa các địa phương, cụ thể là giữa các địa bàn trung tâm (Đồng  Hới: 33%) và vùng sâu, vùng xa (Minh Hóa: 4%) điều đó thể hiện một số quy  định trong cơ chế hỗ trợ còn thiếu tính phù hợp đối với các cơ sở CNNT ở  khu vực khó khăn như: số lao động, quy mô, giá trị đầu tư… đây là một vấn  đề cần lưu ý khi thực hiện công tác khuyến công trong thời gian tới.   2. Về loại hình cơ sở CNNT được khảo sát Trong số 150 đơn vị tham gia khảo sát đa số các đơn vị tập trung vào 2  loại hình cơ bản đó là Công ty TNHH với tỷ lệ 33% và hộ kinh doanh cá thể  chiếm gần 35%. Số liệu cụ thể:  TT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ % 1 Doanh nghiệp tư nhân  14 09 2 Công ty TNHH 50 33 3 Công ty cổ phần 8 05 4 Hợp tác xã 17 11 5 Hộ kinh doanh cá thể  52 35 6 Loại hình khác. 9 07 Tổng 150 100 Bảng 02: Loại hình cơ sở CNNT tham gia khảo sát 3. Tình trạng hoạt động của cơ sở CNNT Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 150 cơ sở có 146 cơ sở đang hoạt   động; có 02 cơ sở đang tạm dừng hoạt động để chuyển đổi ngành nghề và 02  cơ  sở  đã giải thể, điều đó cho thấy công tác đánh giá, tư  vấn trong quá trình  hỗ trợ vốn cơ bản đáp ứng yêu cầu; các Cơ sở được hỗ trợ đã biết tận dụng  nguồn kinh phí để phát triển hoạt động sản xuất có hiệu quả. TT TÌNH TRẠNG SỐ LƯỢNG 1 Đang hoạt động  146 Ngừng hoạt động để đầu tư, đổi mới công nghệ,  2 0 ngừng do sản xuất theo mùa vụ  3 Ngừng hoạt động để chờ giải thể 2 4 Khác..... 2 Bảng 03: Tình trạng hoạt động của các cơ sở CNNT tham gia khảo sát 8
  9. 4. Lĩnh vực hoạt động Trong số  150 cơ  sở  tham gia khảo sát có đến 46% cơ  sở  hoạt động  trong lĩnh vực chế  biến nông, lâm, thủy sản; cơ  khí công nghiệp nông thôn  chiếm 21%. Như vậy trong thời gian tới cần đa dạng hóa các ngành nghề khi   xét hỗ  trợ  các cơ  sở  CNNT, như: Hàng lưu niệm du lịch, sản xuất vật liệu   xây dựng, sành sứ, thủy tinh…, kết hợp việc hỗ trợ các cơ sở đầu tư mở rộng  sản xuất với du nhập mới ngành nghề sản xuất.     Tỷ lệ  TT Lĩnh vực hoạt động Số lượng % 1 CN chế biến nông, lâm, thủy sản;  69 46 2 SX hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ; 4 03 CN sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất,  3 8 05 sành sứ, thủy tinh; SX sản phẩm, phụ tùng lắp ráp và sửa chữa  4 31 21 cơ khí nông nghiệp; 5 Đào tạo nghề, truyền nghề; 11 07 6 Dịch vụ thương mại, du lịch 12 08 7 Khác 15 10  Tổng cộng 150 100 Bảng 04: Bảng thống kê lĩnh vực hoạt động của các cơ sở CNNT khảo sát 9
  10. 5. Sản phẩm/Dịch vụ chính của các cơ sở CNNT Biểu đồ: Các sản phẩm/dịch vụ của các cơ sở CNNT tham gia khảo sát Qua bảng số  liệu ta có thể  thấy được tỷ  trọng các sản phẩm/ dịch vụ  của các cơ  sở  CNNT trên địa bàn tương đối hài hòa, phản ánh đúng cơ  cấu  ngành nghề. Tuy nhiên theo kết quả thống kê trong số 150 cơ sở CNNT tham   gia khảo sát chỉ có 12 cơ sở có sản phẩm xuất khẩu mà trong đó có đến 10 cơ  sở  hoạt động trong lĩnh vực may mặc, 02 cơ sở  sản xuất công nghiệp ngành  nghề  khác. Trong thời gian tới cần có điều chỉnh phù hợp để  khuyến khích,  hỗ  trợ  các cơ  sở  CNNT có mặt hàng xuất khẩu mở  rộng sản xuất, nâng cao   chất lượng sản phẩm nhằm góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu của ngành. 6. Nội dung hỗ trợ vốn Trong số 150 cơ sở được hỗ trợ vốn khuyến công giai đoạn 2011­2015  tham gia khảo sát có đến 85% cơ sở được hỗ trợ vốn cho việc mua sắm máy  móc thiết bị, mở rộng sản xuất. Điều này phản ánh các cơ  sở CNNT chỉ  tập   trung xin hỗ trợ về máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất. Vì vậy trong giai   đoạn tiếp theo khi xét hỗ  trợ cần định hướng nội dung hỗ  trợ  đa dạng và có  chiều   sâu   hơn,   như   hỗ   trợ   chuyển   giao   công   nghệ,   hỗ   trợ   về   phát   triển   thương hiệu, hỗ trợ phát triển năng lượng mới…. TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1 Máy móc thiết bị 128 85 2 Đào tạo nghề 20 13 3 Khác 2 02 10
  11. Bảng 05: Bảng thống kê các nội dung hỗ trợ cơ sở CNNT giai đoạn 2011­ 2015 II.  THÔNG TIN ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ CNNT 1. Số lao động của cơ sở Qua khảo sát 150 cơ sở CNNT cho thấy tại thời điểm được hỗ trợ vốn  Khuyến công số  lao động bình quân tại các cơ  sở  là 36 người/01 cơ  sở, sau   khi nhận được sự  hỗ  trợ  từ  nguồn kinh phí khuyến công địa phương, các cơ  sở  đã tập trung mở rộng sản xuất qua đó số  lao động bình quân trên mỗi cơ  sở đã có sự tăng trưởng lên mức 39 người/01 cơ sở (tăng 3 người). Đây là một  con số  không lớn nhưng cũng phần nào phản ánh tính hiệu quả  trong việc  giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ nguồn kinh phí khuyến công. Đơn vị tính: Người TT Thời điểm Tổng số LĐ Bình quân 1 Thời điểm hỗ trợ 5.383 36 2 Thời điểm Khảo sát 5.860 39 Tăng 477 3 Bảng 06: Bảng thống kê số lao động của các cơ sở CNNT tham gia khảo sát 2. Thu nhập trung bình của lao động tại các cơ sở CNNT Để  đánh giá tính hiệu quả  trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống,  tăng thu nhập của người lao động trong công tác hỗ  trợ  vốn khuyến công.  Trong kết quả khảo sát cho thấy mức thu nhập bình quân của người lao động  ở các cơ sở CNNT được hỗ  trợ vốn khuyến công giai đoạn 2011­2015 có sự  tăng trưởng mặc dù con số 500.000 đồng/01 lao động /01 tháng còn khiêm tốn   tuy nhiên cũng đã phần nào phản ánh tính hiệu quả và thiết thực của công tác   hỗ trợ vốn khuyến công trong thời gian qua đối với người lao động nói riêng   và doanh nghiệp nói chung. Đơn vị tính: Triệu đồng TT Thời điểm Bình quân 1 Thời điểm hỗ trợ 3.180.000 2 Thời điểm Khảo sát 3.680.000 Tăng 500.000 11
  12. Bảng 07: Bảng thống kê thu nhập bình quân của lao động tại các cơ sở  CNNT được hỗ trợ vốn khuyến công giai đoạn 2011­2015. 3. Doanh thu của các cơ sở CNNT Đơn vị tính: Triệu đồng TT Thời điểm Tổng Doanh thu Bình quân 1 Thời điểm hỗ trợ 412.547 4.005 2 Thời điểm Khảo sát 465.423 4.519 Tăng 52.876 513 Bảng 08: Bảng thống kê thu nhập của các cơ sở CNNT. Qua khảo sát 150 cơ  sở có 103 cơ  sở  trả  lời câu hỏi về  doanh thu cho   thấy có sự tăng trưởng trong doanh thu của các cơ sở CNNT được hỗ trợ vốn  khuyến công giai đoạn 2011­2015. Tại thời điểm hỗ  trợ  vốn doanh thu bình   quân của các cơ  sở  là 4.005 triệu đồng, sau khi nhận được hỗ  trợ  các cơ  sở  tính đến thời điểm khảo sát doanh thu bình quân là 4.519 triệu đồng, tăng bình  quân 513 triệu đồng/01 cơ sở. Đây là một trong những kết quả đáng ghi nhận   khi đánh giá tính hiệu quả của hoạt động khuyến công giai đoạn 2011­2015. 4. Tổng diện tích mặt bằng của cơ sở Công tác điều tra, khảo sát cũng đã chú trọng đến mặt bằng sản xuất   của các cơ sở CNNT, theo kết quả khảo sát cho thấy mỗi cơ sở đã có sự mở  rộng mặt bằng sản xuất với mức tăng trưởng bình quân là 110 m2/01 cơ sở. Đơn vị tính: m2 TT Thời điểm Bình quân 1 Thời điểm hỗ trợ 1.548  2 Thời điểm Khảo sát 1.658 Tăng 110  Bảng 9: Bảng thống kê diện tích mặt bằng của các cơ sở CNNT 12
  13. 5. Loại hình mặt bằng của cơ sở đang sử dụng  Biểu đồ:  Diện tích mặt bằng của các cơ sở CNNT Qua biểu đồ trên ta nhận thấy đa số mặt bằng sản xuất của cơ sở là sở  hữu cá nhân chiếm tỷ lệ 51%, do nhà nước giao chiếm 24% và cơ sở thuê dài   hạn là 19% đây là một vấn đề  cần quan tâm khi thực hiện xây dựng chương  trình hỗ trợ khuyến công trong thời gian tới.  6. Số Cơ sở CNNT nằm trong khu/cụm công nghiệp Trong số 150 cơ sở CNNT tham gia khảo sát chỉ có 28 cơ sở nằm trong   các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiếm tỷ lệ 19% còn lại có đến 81%  cơ  sở  không nằm trong khu, cụm công nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn tiếp   theo cần khuyến khích hỗ trợ các cơ sở CNNT gây ỗ nhiễm môi trường di dời   vào khu, cụm công nghiệp. Biểu đồ:  Tình hình sử dụng đất tại các khu công nghiệp. 7. Số Cơ sở có đăng ký kinh doanh mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy  chứng nhận ĐKKD sau thời điểm hỗ trợ vốn. Trong số 150 cơ sở CNNT được hỗ trợ vốn khuyến công giai đoạn  2011­2015 có 13 Cơ sở có đăng ký kinh doanh mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy  chứng nhận ĐKKD sau thời điểm hỗ trợ vốn chiếm tỷ lệ 9% 13
  14. 8. Số Cơ sở được hỗ trợ kinh phí khác ngoài kinh phí khuyến công. Theo kết quả khảo sát trong giai đoạn 2011­2015 chỉ Có 02 cơ sở được  hỗ trợ nguồn kinh phí khác với số tiền 135 triệu đồng. 9. Số cơ sở đầu tư mới để sản xuất kinh doanh sau khi được hỗ  trợ Trong 150 cơ sở được khảo sát, có 149 cơ sở CNNT có đầu tư mới sau  khi được hỗ trợ vốn khuyến công. Có một số cơ sở đã đầu tư mới về cả máy   móc thiết bị và đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động, một số cơ sở đầu tư  mở  rộng nhà xưởng để  phát triển sản xuất. Theo thống kê, có 130 cơ  sở cho  biết đã đầu tư cho nội dung mua sắm máy móc thiết bị (tỷ lệ 87%); 26 cơ sở  tổ  chức đào tạo nghề  (tỷ  lệ  17%) và các hoạt động khác như  mở  rộng nhà   xưởng 7 cơ sở; tạo sản phẩm mới 6 cơ sở; xử lý môi trường 04 cơ sở. Đào tạo  Máy móc  Sản phẩm  Xử lý môi  Nội dung Nhà xưởng nghề truyền  thiết bị mới trường nghề Tổng giá  11.039.112.000 6.672.000.000 365.000.000 1.695.000.000 140.000.000 trị đầu tư Số cơ sở  130 7 6 26 4 đầu tư Bình  84.916.246 953.142.857 60.833.333 65.192.308 35.000.000 quân Bảng 10: Bảng thống kê nội dung, giá trị đầu tư mới của các cơ sở CNNT Về giá trị đầu tư, theo kết quả khảo sát bình quân các cơ sở đã đầu tư  hơn 80 triệu đồng cho việc mua sắm máy móc thiết bị; có 7 cơ sở đầu tư mở  rộng nhà xưởng với số  kinh phí bình quân là 950 triệu đồng; 26 cơ  sở  thực  hiện đào tạo nghề  với kinh phí 65 triệu đồng/01 cơ  sở  … điều đó cho thấy  mặc dù nguồn kinh phí khuyến công địa phương mỗi cơ  sở  nhận được còn   hạn chế tuy nhiên các cơ sở CNNT được hỗ trợ đã phát huy tiềm lực, đầu tư  mở rộng sản xuất, mua sắm thêm trang thiết bị.   10. Đánh giá về hiệu quả của hỗ trợ vốn khuyến công Trong số  150 cơ  sở  CNNT được hỏi về  tính hiệu quả  của nguồn kinh   phí khuyến công cho biết nguồn kinh phí đã mang lại hiệu quả trong phát triển  14
  15. sản xuất của cơ sở. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế nên đa số các cơ  sở  CNNT 95% đánh giá hiệu quả  tương đối trong phát triển sản xuất kinh   doanh, chỉ có 5% cho biết là đem lại hiệu quả rất lớn trong phát triển sản xuất  kinh doanh.     TT Mức đánh giá Số lượng Không đem lại hiệu quả trong phát triển sản xuất kinh  1 0 doanh. Đem lại hiệu quả tương đối trong phát triển sản xuất  2 143 kinh doanh. Đem lại hiệu quả rất lớn trong phát triển sản xuất kinh  3 7 doanh. 4 Ý kiến khác 0 Bảng 11: Bảng đánh giá về hiệu quả của hỗ trợ vốn của các cơ sở CNNT 11. Đánh giá của cơ sở về công tác tư vấn hướng dẫn hồ sơ hỗ trợ  vốn khuyến công Đối với công tác tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hỗ trợ vốn khuyến   công có 100% cơ sở đánh giá ở  mức độ  tốt (140 cơ  sở) và rất tốt (10 cơ  sở)   điều đó cho thấy đội ngũ làm công tác khuyến công, tư  vấn phát triển công  nghiệp trong thời gian qua có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.  TT Đánh giá của các Cơ sở CNNT Số lượng 1 Chưa tốt. 0 2 Tốt. 140 3 Rất tốt. 10 4 Đánh giá khác: ........................... 0 Bảng 12: Bảng đánh giá về công tác tư vấn hỗ trợ vốn Khuyến công Theo kết quả đánh giá của các cơ sở CNNT tham gia khảo sát cho thấy  công tác tư vấn hỗ trợ vốn khuyến công trong thời gian qua đạt kết quả  tốt,   với tỷ lệ 100% cơ sở đánh giá tốt (140 cơ sở) và rất tốt (10 cơ sở).   Đối với các thủ  tục hồ sơ hỗ trợ vốn khuyến công có 120 cơ  sở  được  hỏi đánh giá là phù hợp chiếm tỷ lệ 80%. Tuy nhiên vẫn còn đến 20% cơ  sở  15
  16. đánh giá ở mức phức tạp và rất phức tạp, vì vậy cần có sự  thay đổi trong cơ  chế và các thủ tục để tạo thuận lợi cho các cơ sở được tiếp cận nguồn kinh   phí trong thời gian tới. Biểu đồ:  Đánh giá của các cơ sở CNNT về thủ tục hỗ trợ vốn III.  KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CNNT 1. Đề xuất của cơ sở về các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ trong giai đoạn   2016­2020 Công tác Khuyến công giai đoạn 2011­2015 đã thực hiện một cách có  hiệu quả  và đã được đánh giá cao. Tuy nhiên, để  có cơ  sở  tham mưu UBND  tỉnh và Sở  Công Thương triển khai thực hiện tốt Chương trình Khuyến công  tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 ban hành tại Quyết định số  1490/QĐ­UBND,  Đề án đã tiến hành khảo sát 150 cơ sở về các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ vốn trong   thời gian tới và kết quả cho thấy có 34% cơ sở đề xuất ưu tiên đầu tư, đổi mới   công nghệ, thiết bị, các nội dung khác tương đối đồng đều.   16
  17. Bảng 13: Bảng đề xuất các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ vốn của các cơ sở CNNT 2. Một số ý kiến của cơ sở CNNT a) Kiến nghị ưu tiên hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc  thiết bị. Theo tổng hợp có đến 34% số cơ sở được hỏi kiến nghị cần ưu tiên hỗ  trợ kinh phí cho hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị cụ  thể như: ­ Công ty TNHH TM May Thăng Long kiến nghị: “Hỗ trợ xây dựng nhà   xưởng mới, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại.” ­ HTX mộc dân dụng và CN Ánh Sáng: “mong muốn các cấp lãnh đạo   quan tâm giúp đỡ,góp ý kiến xây dựng HTX ngày một phát triển và xem xét hỗ   trợ  vốn lần hai để  HTX SX được tốt đẹp hơn, xây dựng nhà xưởng và máy   móc thiết bị rộng rãi và mới.”  ­ Công ty TNHH TM Tân Bình Lợi kiến nghị: “Nguồn vốn đầu tư  vào   máy móc thiết bị  lớn nên nguồn tiền lưu động gặp nhiều khó khăn. Công ty   mới thành lập, mặt hàng sản xuất mới nên vào thị  trường tiêu thụ  đang gặp   nhiều khó khăn.Mong quý cơ quan quan tâm giúp đỡ hơn.” ­ Công ty TNHH Hoàng Hải kiến nghị: “Mong công nghiệp nông thôn   hỗ  trợ  nhiều dự  án vào sản xuất hàng hóa chế  biến công nghiệp, bảo quản   nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp,tăng năng suất cho bà con nông dân.” b) Kiến nghị ưu tiên hỗ trợ phát triển thương hiệu, xúc tiến  thương mại Với nhóm lĩnh vực phát triển thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm,   xúc tiến thương mại, mở  rộng ngành hàng…  có 11% cơ  sở  đề  nghị   ưu tiên  hỗ trợ, sau đây là một số kiến nghị cụ thể:   ­  Xưởng SX Mộc mỹ  nghệ  cao cấp và dân dụng Thống Nhất:  “Đề  nghị tiếp tục được hỗ trợ vốn để cơ sở có điều kiện phát triển sản xuất hàng   mộc cao cấp và mỹ  nghệ, tiến tới có thể  phát triển ngành nghề  mới là sản   xuất hàng lưu niệm và hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ thương mại du lịch.” ­ Công ty TNHH SX và KD Nam An:  “Mong được nhà nước hỗ  trợ   thêm về vốn cũng như các thủ tục hành chính về đăng ký sản phẩm” 17
  18. c) Kiến nghị ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu mối Chiếm tỷ  lệ  11% cơ  sở  được hỏi đề  nghị   ưu tiên hỗ  trợ  vốn cho các  hoạt động phát triển thương hiệu và doanh nghiệp đầu mối cụ thể như: ­ Công ty TNHH Diến Hồng đề nghị: “Tiếp tục hỗ trợ cơ sở sản xuất   thu mua nông sản đặc biệt ở những vùng đặc biệt khó khăn” ­ HTX chế biến thủy sản Hòa Vang kiến nghị: “Do hiện tượng cá chết   bất thường, nguồn nguyên liệu không có  ảnh hưởng rất lớn đến SXKD,đề   nghị  hỗ  trợ  vốn để  duy trì hoạt động.Tạo điều kiện để  phát triển thương   hiệu và Dn đầu mối, tạo cơ chế chính sách ưu đãi về hỗ trợ vốn vay tại ngân   hàng.” d) Kiến nghị ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề Đối với lĩnh vực hỗ  trợ  đào tạo nghề  và giải quyết việc làm cho lao   động có 18% cơ  sở  được hỏi cho biết trong thời gian tới cần  ưu tiên hỗ  trợ  trong lĩnh vực này. Một số ý kiến cụ thể: ­ Công ty TNHH VLCĐ Linh Linh kiến nghị: “Đề nghị hỗ  trợ đào tạo   nghề, hỗ trợ vốn để mở rộng sản xuất, thuê đất của nhà nước tại cụm điểm   công nghiệp”. ­ Công ty TNHH SX và TM, XNK Hoa Sen: “Kính đề  nghị  các cấp  ưu  tiên hỗ  trợ  kinh phí đào tạo nghề  cho các cơ  sở  sản xuất thu hút nhiều lao  động nông thôn”. e) Kiến nghị ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn, lãi suất ưu đãi. ­ Doanh nghiệp tư nhân NKT kiến nghị: “Nhà nước tạo điều kiện cho   doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất  ưu đãi để  tăng vào nguồn vốn sản   xuất” ­ Công ty TNHH Sinh thái miền Tây Quảng Bình: “Hỗ  trợ  cho doanh   nghiệp các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất tốt hơn” f) Một số kiến nghị khác. ­   Công   ty   TNHH   TMDV   Tuấn   Hiền:   “Công   ty   đề   xuất   Sở   Công   Thương cùng các ban ngành tạo điều kiện cho công ty chúng tôi được phép   thuê mặt bằng để xây dựng nhà xưởng sản xuất”. 18
  19. ­ Hội nước mắm Nhân Trạch:  “Đề  nghị  quý cấp trên quan tâm, tạo   điều kiện cho các hộ  KD thủy hải sản thuộc thành viên của Hội nước mắm   Nhân Nam bị thiệt hại do cá chết bất thường. Đề  nhị  quý cấp trên quan tâm   các hộ  chế  biến theo mô hình của hội được hưởng vốn khuyến công của   tỉnh”. ­ Công ty CP chế biến nhựa thông Quảng Bình: “Giai đoạn 2016­2020   nếu có hỗ trợ vốn cho phát triển công nghiệp thì quý cơ quan xem xét hỗ trợ   cho DN để  tạo điều kiện cho DN trong hoạt động và KD được hiệu quả   hơn.” ­ Công ty TNHH XNK CN Trường Thành: “Để công ty mở rộng quy mô   sản xuất, hoạt động có hiệu quả  và đi vào chiều sâu, đề  nghị  cơ  quan nhà   nước có thẩm quyền xem xét hỗ  trợ  nguồn vốn khuyến công cho công ty lớn   hơn”. Phần thứ hai: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG  GIAI ĐOẠN 2011­2015 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG. Qua 05 năm thực hiện công tác khuyến công giai đoạn 2011­2015,  nhờ  có các chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương,   cùng với sự  quan tâm của các ngành với nhiều cơ  chế  chính sách  ưu tiên,  khuyến khích phát triển và sự  nỗ  lực của các cơ  sở  công nghiệp ­ TTCN nói  chung và CNNT nói riêng đang có bước phát triển rõ rệt; giá trị sản xuất CN ­  TTCN  không ngừng tăng lên, năng lực sản xuất  công nghiệp nông thôn của  tỉnh phát triển cả về số lượng lẫn quy mô; quy trình công nghệ đã có sự đầu  tư,  đổi mới;  chất lượng sản phẩm  dần dần có bước  ổn định;  nhiều  ngành  nghề  thuyền thống luôn được duy trì và không ngừng phát triển, thu hút và   tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương,  góp phần đưa CN­TTCN  Quảng Bình có bước phát triển tích cực. Trong quá trình thực hiện các hoạt động khuyến công đã tranh thủ, lồng  ghép được nhiều nguồn kinh phí  hỗ  trợ  trong  hoạt động khuyến công giai  đoạn 2011­2015;  như  nguồn kinh phí khuyến công địa phương, nguồn kinh  phí khuyến công quốc gia, nguồn kinh phí thực hiện các chương trình mục  tiêu và huy động được nguồn kinh phí của các cơ sở  công nghiệp đầu tư phát  triển sản xuất.  Hoạt động  khuyến công  đã  đem  lại kết quả  về  nhiều mặt,  19
  20. góp phần giải quyết việc làm cho hơn 4.500 lao động khu vực nông thôn, cải  thiện đời sống cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển  dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong công nghiệp nông thôn. Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ  sở  CNNT xác định hướng đầu  tư đúng, có hiệu quả, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh  doanh và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; giúp các   doanh nghiệp phát triển bền vững và tham gia hội nhập kinh tế góp phần phát  triển CNNT với mức tăng trưởng cao.   II. MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ 1. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề  và phát  triển nghề được thực hiện theo dạng liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh   nghiệp  (đào tạo nghề  may công nghiệp...); cơ  sở  tự  đào tạo nghề, truyền  nghề (các lớp nón lá, chổi đót, mây xiên, mộc mỹ nghệ, cơ khí, chế biến thủy  sản, mây, tre đan...); mời chuyên gia đào tạo nghề, truyền nghề,  nâng cao tay  nghề và phát triển nghề mới (các lớp mây xiên xuất khẩu...). Tập trung hỗ trợ  phát triển các nghề  sử  dụng nhiều lao động, gắn việc đào tạo nghề, truyền  nghề  với giải quyết việc làm tại các cơ  sở  CNNT, nhằm tăng hiệu quả  của  công tác đào tạo.  Giai đoạn 2011­2015, hoạt động khuyến công đã hỗ  trợ  đào tạo nghề,  truyền nghề, nâng cao tay nghề và phát triển nghề cho 3.548 người; trong đó:  Khuyến công  Trung  ương hỗ  trợ  1.705 người,  khuyến công địa phương  hỗ  trợ  1.843 người. Công tác hỗ  trợ  đào tạo nghề, truyền nghề  được thực hiện  trực tiếp cho các tổ  chức dạy nghề  và các cơ  sở  sản xuất tự  đào tạo nghề,  truyền nghề. 2. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT  Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực quản lý, khả  năng cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế  quốc tế; phối hợp  thực hiện huấn luyện về an toàn trong sản xuất kinh doanh khí LPG, nghiệp   vụ  quản lý xăng dầu cho 476 người. Học viên là chủ  các doanh nghiệp, các  cơ sở CNNT, chủ nhiệm các hợp tác xã sản xuất, dịch vụ ngành công thương   trên địa bàn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2