Báo cáo tổng kế đề tài độc lập cấp nhà nước: Cục diện Châu Á-Thái Bình Dương (trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á) trong hai thập niên đầu thế kỷ - XXI
lượt xem 44
download
Đề tài trình bày các nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản, quan hệ song phương giữa Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản, quan hệ đa phương Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản, tác động của quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản đến Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng kế đề tài độc lập cấp nhà nước: Cục diện Châu Á-Thái Bình Dương (trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á) trong hai thập niên đầu thế kỷ - XXI
- ViÖn khoa häc x∙ héi viÖt nam B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi ®éc lËp cÊp nhµ n−íc Côc diÖn ch©u ¸-th¸i b×nh d−¬ng (träng t©m lµ ®«ng b¾c ¸ vµ ®«ng nam ¸) trong hai thËp niªn ®Çu thÕ kû XXI M· sè: §T§L – 2004/20 Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ts . vò v¨n hµ 6450 07/8/2007 Hµ Néi- 2006
- MỤC LỤC Lời nói đầu ..................... 1 Phần I: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC- ASEAN- NHẬT BẢN 3 Chương 1. Bối cảnh quốc tế mới và tác động của nó đến quan hệ Trung Quốc ASEAN-Nhật Bản 3 I. Những biểu hiện của bối cảnh quốc tế mới 3 II.Tác động của bối cảnh quốc tế mới đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 45 Chương 2. Chủ nghĩa khu vực Đông Á và ảnh hưởng của nó đến quan hệ 55 Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản I. Cơ sở của chủ nghĩa khu vực Đông Á 56 II. Ảnh hưởng của chủ nghĩa khu vực Đông Á 75 Phần II:QUAN HỆ SONG PHƯƠNG GIỮA TRUNG QUỐC-ASEAN-NHẬT BẢN 78 Chương 3. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc 78 I. Các cơ chế quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc 78 II. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị, an ninh 80 III. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế 86 IV. Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật 96 V. Người Hoa trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc 98 VI. Triển vọng quan hệ ASEAN-Trung Quốc 106 Chương 4. Quan hệ ASEAN-Nhật Bản 110 I. Quan điểm, sự tiến triển và cơ chế quan hệ ASEAN-Nhật Bản 110 II. Thực trạng quan hệ ASEAN-Nhật Bản 121 III. Triển vọng quan hệ ASEAN-Nhật Bản 137 i
- Chương 5. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản 142 I. Quan hệ chính trị ngoại giao 142 II. Quan hệ kinh tế 149 III. Hợp tác giao lưu văn hóa Trung –Nhật 158 IV. Triển vọng quan hệ Trung – Nhật 167 Phần III. QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG TRUNG QUỐC-ASEAN-NHẬT BẢN 176 Chương 6. Các quan niệm hợp tác khu vực 176 I. Một số khía cạnh lịch sử của quan hệ hợp tác đa phương khu vực 176 II. Quan niệm về quan hệ hợp tác ba bên Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 182 Chương 7. Quan hệ hợp tác đa phương Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản trên các lĩnh vực 194 I. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế 194 II. Quan hệ chính trị-an ninh 208 Chương 8. Thể chế quan hệ hợp tác đa phương Trung Quốc -ASEAN-Nhật Bản 228 I. Quá trình thể chế hóa khu vực trước ASEAN + 3 và nguyên nhân 229 II. Thể chế hóa ở Đông Á sau chiến tranh lạnh 233 Phần IV: TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ TRUNG QUỐC –ASEAN -NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM 244 Chương 9. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 244 I. Các cơ hội và thách thực từ xu thế hòa dịu và gia tăng quan hệ quốc tế khu vực 245 II. Ảnh hưởng từ sự gia tăng FTA giữa các quốc gia khu vực 255 III. Những cơ hội và thách thức từ tiến trình hợp tác đa phương 266 Chương 10: Định hướng chính sách của Việt Nam trong hợp tác với Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 271 I. Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 271 ii
- II. Những định hướng chính sách của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 281 Kết luận 309 Tài liệu tham khảo chính 315 iii
- Lời nói đầu Sau chiến tranh lạnh kết thúc quan hệ quốc tế khu vực có điều kiện mở rộng, các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á đã tăng cường quan hệ hợp tác. Các quan hệ này diễn ra trên nhiều cấp độ và với các hình thức đa dạng khác nhau. Chính điều này ngày càng tạo ra sự gắn kết, tùy thuộc lẫn nhau giữa các các quốc gia khu vực. Là một nước nằm trong khu vực Đông Á, Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ chính quá trình vận động của các mối quan hệ nhiều chiều trong khu vực. Để có thể " Mở rộng quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ" theo tình thần Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ IX của Đảng, thì việc nghiên cứu khu vực, trong đó có việc phân tích quan hệ quốc tế khu vực là hướng nghiên cứu thực sự cần thiết. Đặc biệt Văn kiện Đại hội X đã nhấn mạnh cần tiếp tục nghiên cứu "dự báo tình hình và xu thế phát triển của thế giới, khu vực và trong nước; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước"1. Để góp phần vào định hướng chung trên, mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là: làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan hệ của ba thực thể (Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản) trong bối cảnh mới; đánh giá tác động của mối quan hệ đó đến Việt Nam và trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp chính sách trong quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các thực thể nêu trên. Từ mục tiêu này, đề tài nhận được các nhiệm vụ cụ thể theo hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ là: - Làm rõ sự tác động của bối cảnh mới (trong khoảng 10 năm trở lại đây) đối với quan hệ giữa ba thực thể Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản - Làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản, quan hệ ASEAN-Trung Quốc, quan hệ ASEAN-Nhật Bản và đánh giá thực trạng, triển vọng của hợp tác đa phương giữa ba thực thể đó - Làm rõ tác động của sự điều chỉnh chính sách trong quan hệ của ba thực thể nêu trên đến khu vực, nhất là đến Việt Nam, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tranh thủ thời cơ phát triển qua hệ của Việt Nam với các thực thể đó 1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, H.2006, tr.99 1
- Có thể nói đây là đề tài rộng lớn và phức tạp. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào phân tích các quan hệ song phương riêng lẻ, chứ chưa đặt trong mối quan hệ giàng buộc lẫn nhau. Quan hệ đa phương khu vực nói chung, giữa ba thực thể nói riêng cũng mới ở giai đoạn đầu. Hiện nay chưa có một cơ chế riêng cho quan hệ giữa ba thực thể Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản. Tuy quan hệ giữa ba thực thể này chưa phải có tính chất toàn Đông Á, song có thể thấy đây chính là những mối quan hệ cơ bản nhất của khu vực, quyết định chiều hướng vận động của quan hệ khu vực hiện nay và trong những năm tới. Chính vì vậy đề tài tập trung phân tích quan hệ đa phương giữa ba thực thể và tất nhiên luôn được đặt trong bối cảnh quan hệ hợp tác chung của cả khu vực Đông Á cũng như rộng hơn để thấy được vai trò và tác động của quan hệ đan xen giữa các thực thể này. Để đề xuất các quan điểm, giải pháp đối với Việt Nam không thể không phân tích quan hệ của Việt Nam với các thực thể. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, và quan hệ của Việt Nam với các thực thể nay cũng đã có không ít các chuyên luận và bài báo đề cập đến, hơn nữa hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các đề tài cấp nhà nuớc về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Nhật Bản....Do vậy ở đề tài này chỉ tổng kết những kết quả, những hướng hợp tác chính cùng những vấn đề đặt ra làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp chính sách. Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu trên ngoài các phương pháp truyền thống của nghiên cứu quan hệ quốc tế đề tài luôn xuất phát từ cách nhìn Việt Nam. Các quan hệ quốc tế phản ánh các lợi ích khác nhau, chúng đan xen, chồng lấn lẫn nhau, do vậy công trình sẽ xuất phát từ lợi ích hợp lý của Việt Nam để phân tích, đánh giá. Với mục tiêu và phương pháp như vậy, cơ cấu của công trình ngoài mở đầu và kết luận được chia làm bốn phần Phần I: Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản Phần II: Quan hệ song phương giữa Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản Phần III: Quan hệ đa phương Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản Phần IV: Tác động của Quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản đến Việt Nam. Tập thể tác giả 2
- Phần I CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ASEAN - NHẬT BẢN Chương 1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC- ASEAN- NHẬT BẢN Quan hệ Trung Quốc- ASEAN- Nhật Bản luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh những yếu tố do chính ba chủ thể này tạo ra thì bối cảnh quốc tế có tác động rất lớn đến diễn tiến của quan hệ đa phương nói trên. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích bối cảnh quốc tế có một tầm quan trọng đặc biệt và hết sức cần thiết. Khái niệm “bối cảnh quốc tế mới” là một khái niệm “mở” bởi chữ “mới” ở đây luôn đòi hỏi phải xác định khung thời gian rõ ràng. Bấy lâu nay chúng ta đã quen với việc cho rằng bối cảnh quốc tế mới là bối cảnh được hình thành sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Có lẽ sẽ không có sự tranh luận nào về mốc thời gian này, tuy nhiên từ thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc đến nay lịch sử các quan hệ quốc tế đã trải qua thêm 16 năm. Chính vì vậy, nội hàm của khái niệm này đã có thêm nhiều yếu tố bổ sung và được biểu hiện bằng những nét mới mà cách đây 16 năm chưa đề cập đến. Mục đích của chương này là làm rõ những nét mới của bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến nay, từ đó chỉ ra các tác động của nó đến quan hệ giữa ba chủ thể rất quan trọng của khu vực Đông Á hiện nay là Trung Quốc, Nhật Bản và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. I. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI 1. Toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển song hành với nhịp độ khẩn trương hơn, cách mạng khoa học- công nghệ tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong, xu hướng thông tin hoá ngày càng lan rộng và sâu sắc hơn Toàn cầu hoá: 3
- Mặc dù làn sóng toàn cầu hoá thứ ba bắt đầu diễn ra từ những năm 1980 song ảnh hưởng và tác động của nó cũng như việc nói nhiều đến nó là từ sau chiến lạnh đến nay. Định nghĩa về toàn cầu hoá đã được đưa ra rất nhiều, từ phía các tổ chức quốc tế cho đến các tổ chức khu vực cũng như quan điểm cá nhân của các học giả. Song, nhìn chung khái niệm toàn cầu hoá đều được hiểu khá thống nhất, đó là sự mở rộng hay tự do hoá của thương mại, đầu tư, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, lao động trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy các quan hệ giao dịch song phương, đa phương, tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới2. Những yếu tố phản ánh sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá là: các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia là những chủ thể chính trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; có sự gia tăng của thương mại, đầu tư, tài chính quốc tế và tăng cường liên kết kinh tế quốc tế; có sự đẩy mạnh vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế trong quá trình điều tiết các quan hệ kinh tế giữa các nước. Quan sát quá trình toàn cầu hoá có thể nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, sự mở rộng quy mô và cường độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá là một xu hướng khách quan, nó được diễn ra dưới tác động có tính chất thúc hối của những thay đổi về dân số, chính trị, kinh tế và công nghệ. Xu hướng này lại được đẩy nhanh bởi các phương tiện thông tin liên lạc siêu tốc toàn cầu. Mặt tích cực của toàn cầu hoá là không thể phủ nhận. Chính quá trình khách quan này tạo ra các khả năng tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại để thúc đẩy sự phát triển. Có thể coi toàn cầu hoá như một cuộc cách mạng, các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào toàn cầu hoá có thể sử dụng vốn, kỹ thuật, thông tin, quản lý và cả sức lao động ở mọi nơi trên thế giới, tổ chức sản xuất ở nơi mà họ muốn và đưa đi tiêu thụ ở đâu có nhu cầu. Nhờ quá trình cơ động và linh hoạt như vậy nên mọi người đều có cơ hội để tận hưởng các sản phẩm cũng như dịch vụ mới và rẻ của toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng tạo ra các cơ hội cho các nước đang phát triển được tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế- xã hội mới thích ứng và góp phần rút ngắn quá trình 2 Nguyễn An Hà, Toàn cầu hoá kinh tế, một số tác động tới quá trình liên kết kinh tế EU- ASEAN, T/c Nghiên cứu châu Âu, số 2/ 2003 4
- hiện đại hoá của các nước này. Các cơ hội về công ăn việc làm, về tăng thu nhập, về nâng cao mức sống cũng được mở ra cho công nhân và nhân dân ở các nước đang phát triển. Hiện nay, loài người phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, điển hình là vấn đề môi trường, dân số hay dịch bệnh... và quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra khả năng cho các quốc gia, các dân tộc có thể phối hợp và chia sẻ với nhau các nguồn lực để giải quyết các vấn đề nan giải đó. Bên cạnh những cái được do toàn cầu hoá mang lại thì các chủ thể tham gia quá trình này cũng phải chịu những thách thức không nhỏ do chính toàn cầu hoá đẻ ra. Những thách thức đó có nhiều, trong đó không thể không kể đến tình trạng bị tổn thương, thậm chí bị nghèo đi của nền kinh tế ở những quốc gia không xác định được chiến lược phát triển phù hợp, không đủ sức chống đỡ trước sự cạnh tranh quyết liệt mang tính toàn cầu; bất công xã hội có thể bị tăng lên; vấn đề bản sắc văn hoá- dân tộc bị mai một... Các nước kém phát triển cũng như các nước đang phát triển rất dễ bị thua thiệt trong “cuộc chơi” toàn cầu hoá này bởi khả năng cạnh tranh yếu, trình độ công nghệ- kỹ thuật thấp, khả năng quản lý kém, vốn lại bị thiếu trầm trọng. Một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đang nổi lên hiện nay là nạn nghèo đói và cuộc chiến chống lại nó tại các quốc gia, nhất là những quốc gia đang và chậm phát triển. Người ta phân loại nghèo khổ thành hai loại là nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối. Nghèo khổ tuyệt đối được xác định theo mức độ thoả mãn các nhu cầu thiết yếu, còn nghèo khổ tương đối được xác định trên cơ sở phân phối thu nhập. Ngân hàng thế giới dựa vào giá trị cố định 365 hoặc 730 USD/ năm để xác định mức đói nghèo. Do vậy, theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới thì mức thu nhập 1 USD/ ngày là mức nghèo tuyệt đối, nghèo cùng cực. Số người thuộc diện nghèo cùng cực hiện đang tập trung chủ yếu tại 3 nơi là Nam Á, Đông Á và Nam Xahara thuộc châu Phi. Điều đáng mừng là tỷ lệ nghèo đói ở khu vực Đông Á của chúng ta, đặc biệt là ở Trung Quốc đã giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở châu Phi vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện nào đáng kể, thậm chí có nơi còn gia tăng. Thực tế cho thấy những người nghèo luôn luôn là những người bị thua thiệt và dễ bị tổn thương. Tình trạng nghèo đói không bao giờ giảm đi nếu không có được một sự tích luỹ đặc biệt về vốn vật chất và nhân lực. Khách quan mà nói, sự phân hoá giàu- nghèo và gia tăng bất công không phải chỉ gắn 5
- với toàn cầu hoá mà có nguồn gốc từ bản chất của chế độ phân phối thu nhập. Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã góp phần làm sâu sắc hơn tình trạng phân hoá giàu nghèo ở chỗ nó đặt các cá nhân, các quốc gia ở những lợi thế và cơ hội không giống nhau. Như nhận xét của các học giả kinh tế cho thấy, sự thao túng của các quốc gia tư bản phát triển cùng các tập đoàn xuyên quốc gia với mục đích tối đa hoá lợi nhuận gắn với tối thiểu hoá lao động đã dẫn đến việc phân bổ lợi ích của tăng trưởng theo xu hướng “từ dưới lên trên”. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2002, 85% thu nhập toàn cầu nằm trong tay 18% dân số thế giới3. Các báo cáo còn chỉ rõ rằng trong 40 năm qua, khoảng cách chênh lệch giàu- nghèo giữa các nước giàu và các nước nghèo đã tăng gấp đôi. Thu nhập bình quân của 20 nước giàu nhất thế giới gấp 37 lần so với 20 nước nghèo nhất thế giới. Có nhiều ý kiến còn cho rằng sự chênh lệch giàu- nghèo là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng bố- hành động đe doạ sự ổn định của thế giới. Toàn cầu hoá có ảnh hưởng như thế nào đến các nền văn hoá -dân tộc cũng đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong tác phẩm “Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI”4 tác giả Lưu Kim Hâm đã thể hiện sự lo lắng của mình qua nhận xét như sau: “Văn hoá là nền tảng quan trọng để duy trì sự ổn định của xã hội, cũng là một bộ phận quan trọng trong sức mạnh tổng hợp của đất nước. Ngôn ngữ, văn tự, tín ngưỡng, đạo đức, quy phạm... thành vòng văn hoá của quốc gia và dân tộc. Đi đôi với sự phát triển của mạng lưới thông tin thì văn hoá sẽ chịu một làn xung kích mạnh... Trước làn sóng toàn cầu hoá, đối diện với sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, đối mặt với những tin tức truyền qua vệ tinh, với các cơ quan thông tin của phương Tây, đối mặt với sự bùng nổ tin tức của mạng Internet, Trung Quốc làm thế nào để bảo vệ văn hoá truyền thống trước những xung kích này?”. Có lẽ câu hỏi này được đặt ra không chỉ đối với Trung Quốc- một đất nước có nền văn minh, văn hoá rất lớn và lâu đời. Câu hỏi này không phải chỉ liên quan đến các nền văn hoá lớn khác, chẳng hạn như Ấn Độ, Nga, Pháp hay Đức. Trên thực tế, hầu như mọi quốc gia- dân tộc, dù lớn hay nhỏ đều tự hào và có quyền tự hào về nền văn hoá của mình, đều mong muốn giữ gìn bản sắc riêng của nền văn hoá đó. Song thực tế cũng cho thấy cùng với làn sóng toàn cầu hoá về kinh tế thì văn hoá Mỹ cũng thẩm thấu khắp 3 Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN, ngày 11/ 1/ 2002 4 Lưu Kim Hâm, Tri thức không biên giới-Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI, NXB VH-TT, tr. 407 6
- thế giới. Một thí dụ rất dễ nhận thấy là điện ảnh. Các hãng điện ảnh thu lợi lớn nhất trên thị trường toàn cầu về cơ bản vẫn là hãng phim Hollywood của Mỹ. Tỷ lệ phim Mỹ trên thị trường văn hoá phim ảnh của các nước khác càng ngày càng tăng lên. Chẳng hạn, trên thị trường phim của châu Âu, nếu năm 1987 tỷ lệ phim Mỹ chiếm 56% thì đến năm 1996, tỷ lệ này đã lên thành 70%. Rồi phong cách ăn, uống của Mỹ với Coca- cola, với Mac Donal... đều có sức hút và lôi cuốn kỳ lạ, đặc biệt là đối với thanh niên ở khắp mọi nơi trên thế giới. Về cơ bản, cuộc tranh luận về đa dạng văn hoá không phải là mới, song quá trình toàn cầu hoá đã làm cho nó nổi lên rõ rệt. Tác động trực tiếp của toàn cầu hoá đến các ngành văn hoá, chẳng hạn như điện ảnh hay âm nhạc... được thể hiện ở mức độ tập trung hoá cao độ, ngân sách hỗ trợ tăng mạnh và các khoản chi phí ngày càng cao để được tiếp cận các sản phẩm văn hoá lưu hành. Một nền văn hoá toàn cầu xuyên quốc gia đang ngày càng định hình rõ nét xung quanh các sản phẩm, chẳng hạn như của Nike, McDonald, Pokemon, Hollywood...Như vậy, quá trình toàn cầu hoá các sản phẩm văn hoá là một hiện tượng vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất kinh tế và quản lý quá trình này hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Dù sao, mỗi quốc gia- dân tộc chắc chắn đều có những biện pháp riêng để bảo vệ bản sắc của nền văn hoá truyền thống, bởi vì “văn hoá là một mốc quan trọng trong việc đánh giá lực lượng tổng hợp của đất nước, là lãnh thổ mềm, lãnh thổ vô hình của mỗi quốc gia; xây dựng và an toàn quốc thổ văn hoá” cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi đất nước khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Khu vực hoá Như trên đã nhận định chủ nghĩa toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra song hành với nhau. Có ý kiến cho rằng trong quan hệ với toàn cầu hoá thì xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá. Mặt khác, xu thế khu vực hoá hiện nay phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một số nước trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra. Do đó, xét về ngắn hạn, khu vực hoá dường như đối nghịch với toàn cầu hoá, nhưng về dài hạn thì chính khu vực 7
- hoá là bước chuẩn bị để thực hiện toàn cầu hoá5. Nội dung chủ yếu của khu vực hoá là thành lập các khu vực kinh tế mới, mở rộng các khu vực đang tồn tại, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự trị cho các khu vực... Cho đến nay đã hình thành rất nhiều các tổ chức khu vực ở khắp các châu lục. Đó là EU (Liên minh châu Âu), EFTA (Khu vực tự do thương mại châu Âu) ở châu Âu; NAFTA (Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ) ở châu Mỹ, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD), Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á, SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) ở châu Á, AU (Liên minh châu Phi) ở châu Phi.... Động lực gia tăng xu thế khu vực hoá trong giai đoạn hiện nay xuất phát từ mục đích phát huy những lợi thế so sánh, những nét tương đồng của các quốc gia trong mỗi nhóm khu vực. Các quốc gia có những điểm tương đồng đã tìm đến nhau tạo lập các tổ chức kinh tế, tạo cho nhau các điều kiện thuận lợi hơn các quy định quốc tế hiện hành. Chẳng hạn như châu Phi là nơi làn sóng toàn cầu hoá lan đến muộn hơn các nơi khác, song cũng phải đến năm 2002 mới chính thức thành lập ra AU. Mục tiêu của AU là đưa châu Phi vượt qua đói nghèo, xung đột và bệnh tật tiến tới ổn định và phát triển. Rõ ràng là các vấn đề phổ biến của hầu hết các nước châu Phi hiện nay như đói nghèo, xung đột- chiến tranh và dịch bệnh đã làm cho họ xích lại gần nhau trong một khối thống nhất, cùng nhau hành động, cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung của mình. Bước tiếp theo của AU như đã được khẳng định trong NEPAD (Đối tác mới vì sự phát triển châu Phi) phải là thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở châu Phi. Tóm lại, việc nâng cao trình độ hợp tác khu vực về lâu về dài là cơ sở cho việc thực hiện toàn cầu hoá kinh tế. Sự ra đời hàng loạt các tổ chức khu vực và sự phát triển quy mô địa lý của các tổ chức khu vực trên cơ sở bổ sung các thành viên (chẳng hạn như EU) , hay hợp nhất các tổ chức khu vực là bước tiến ngày càng gần hơn đến tự do hoá trên phạm vi toàn cầu. Khu vực hoá là bước đi tất yếu đến toàn cầu hoá; khu vực hoá càng mạnh sẽ là điều kiện và động lực cho toàn cầu hoá. Đồng thời, sự tăng tốc của toàn cầu hoá cũng sẽ thúc đẩy xu hướng khu vực hoá trên thế giới. Các quốc gia đã trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự hợp tác khu vực về kinh tế, chính trị, an ninh. Hiện 5 Dương Phú Hiệp- Vũ Văn Hà (chủ biên), Toàn cầu hoá kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, tr. 127 8
- nay có đến 184 Hiệp định mậu dịch tự do đang được thực thi trên thế giới. Theo đánh giá của giới kinh tế, triển vọng sẽ có 4 khu vực kinh tế tự do lớn là EU mở rộng, NAFTA, Đông Á, Trung Đông- Châu Phi đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu. Cách mạng khoa học công nghệ và tin học hoá Từ cuối những năm 1970 trở lại đây, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu khoa học mới được phát minh và ứng dụng vào sản xuất làm cho sức sản xuất phát triển mạnh mẽ, làm xuất hiện những công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, nhiều ngành kinh tế mới và đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Về mặt kinh tế- kỹ thuật, khoa học và công nghệ phát triển đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá cũng như việc hình thành nền kinh tế tri thức. Quá trình khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được biểu hiện qua một số đặc điểm như: Tri thức khoa học là nền tảng cho nền sản xuất hiện đại bởi các khâu của quy trình sản xuất hiện đại như xây dựng báo cáo chiến lược, quy hoạch, xây dựng quy trình công nghệ, phối hợp các nguồn lực chiếm lĩnh thị trường...đều phải dựa vào tri thức khoa học. Quá trình từ kết quả nghiên cứu khoa học đến sản phẩm thương mại liên tục được rút ngắn. Công nghệ thông tin phát triển nên một phần lao động trí tuệ của con người đã chuyển sang cho máy móc. Nguồn nhân lực không còn chủ yếu dựa vào lao động cơ bắp như trước kia mà đã dần chuyển sang sử dụng lao động trí óc. Một loại hình kinh tế mới đã dần xuất hiện, đó là kinh tế tri thức. Các nhà khoa học cho rằng những thập niên đầu của thế kỷ XXI là sự khởi đầu của một quá trình cách mạng to lớn của lịch sử loài người, đó là chuyển từ một nền sản xuất dựa vào vật chất là chính sang một nền sản xuất dựa vào tri thức khoa học là chính. Trong số các công nghệ mới, công nghệ thông tin phát triển với tốc độ rất nhanh và lan toả đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Người ta cũng cho rằng thế kỷ XXI là thế kỷ thông tin hoá. Sự phát triển cao độ của kỹ thuật tin tức, tài nguyên tin tức trên toàn cầu được mở rộng về lượng đã làm bùng nổ tin tức trên thế giới. Tổng lượng tin tức toàn cầu năm 1995 gấp 2400 lần so với năm 1985. Hiện nay, tổng lượng tin tức trong 1 ngày tương đương với 6,5 lần 9
- tổng lượng tin tức của cả năm 1985. Việc sử dụng, lưu trữ, truyền đạt và lợi dụng tin tức ngày càng lớn. Sự ổn địn chính trị, tăng trưởng kinh tế hay phát triển xã hội đều dựa vào một phần rất lớn của việc sản xuất, khuếch tán và ứng dụng của tin tức. Kỹ thuật về tin tức được coi là quyền sở hữu trí tuệ. Ngành tin tức trở thành một điểm tăng trưởng mới về kinh tế. Mạng Internet đang ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ mọi lĩnh vực hoạt động của thế giới, từ kinh tế, chính trị đến an ninh, quốc phòng và văn hoá, xã hội. Nếu nói về khía cạnh kinh tế có thể thấy thương vụ điện tử, mạng Internet sẽ dần chiếm chủ đạo cho sự nhất thể hoá thương vụ điện tử toàn cầu, xúc tiến định chế của quy mô thị trường. Do nắm được ưu thế khoa học và ưu thế mạng hoá kinh tế nên các nước phát triển chèn ép và bóc lột bằng hình thức mới đối với các nước chưa phát triển. Đặc biệt rõ nét nhất là trong lĩnh vực quân sự- quốc phòng, kỹ thuật Internet đang làm thay đổi hình thái lực lượng quân sự, thay đổi hình thái chiến tranh. Các loại vũ khí công nghệ cao, hoả lực mạnh rất chính xác và được điều khiển từ xa đã xuất hiện và đã được sử dụng trong các cuộc chiến tranh của Mỹ tại Côsôvô, vùng Vịnh, Apganixtan, Irắc. Xét một cách tổng thể, tất cả những ảnh hưởng của Internet sẽ thể hiện trên phương diện tăng nhanh tiến trình toàn cầu hoá hoạt động xã hội của loài người, do vậy việc khống chế mạng sẽ trở thành điểm khống chế cao nhất trong cạnh tranh quốc tế tương lai. Trong thời đại kinh tế tri thức, một nước có năng lực giành được tin tức và giành được quyền khống chế tin tức trong đời sống sản xuất của xã hội sẽ trở thành then chốt trong việc chiếm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh phát triển và tồn tại của đất nước trong thế kỷ mới6. Đối với các nước đang và kém phát triển thì sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức chắc chắn cũng sẽ tạo ra những cơ hội to lớn để phát triển. Trước tiên, nền kinh tế mới mẻ này mở ra khả năng cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp nhận các công nghệ mới, trong đó có công nghệ thông tin giúp cho việc điều chỉnh mô hình và cơ cấu kinh tế tại các nền kinh tế đó. Kinh tế tri thức cũng tạo điều kiện để các nước đang phát triển thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn nhờ việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các nước đang phát triển cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức mới, nếu không có nhận thức đúng và 6 Lưu Kim Hâm, nguồn đã trích, tr. 509 10
- không đưa ra được các chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp thì họ sẽ bị nhấn chìm bởi chính nền kinh tế mới này. 2. Mặc dù hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo của thế giới, song tình hình quốc tế vẫn bị xen kẽ bởi những biến đổi phức tạp, căng thẳng, nguy hiểm, bởi các cuộc khủng hoảng, tranh chấp hay xung đột có tính chất khu vực và đặc biệt chịu tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động Khủng hoảng, tranh chấp và xung đột mang tính chất khu vực Trong gần hai thập kỷ qua kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đúng là cả thế giới đều tập trung vào phát triển kinh tế, đều hướng vào hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế, đều cố gắng duy trì nền hoà bình và an ninh chung của nhân loại. Tuy nhiên, hoà bình không phải có được ở mọi nơi, mọi lúc. Những mâu thuẫn, cọ sát, thậm chí xung đột và chiến tranh vẫn xảy ra cục bộ tại nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh những cuộc chiến do Mỹ đơn phương phát động còn có rất nhiều các cuộc xung đột khác ở châu Phi, ở khu vực Trung Đông, Trung và Nam Á, đặc biệt là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và gần đây nhất là vấn đề hạt nhân của Iran. Chẳng hạn tại châu Phi thuộc khu vực Nam Xahara người ta có thể chứng kiến nhiều loại xung đột khác nhau. Đó là chiến tranh cổ điển giữa các quốc gia dưới hình thức đối đầu quân sự giữa các lực lượng quân đội chính quy được dàn xếp bằng nền hoà bình do quốc tế kiểm soát như chiến tranh giữa Eritơria và Êtiôpi. Đó là xung đột nội bộ kéo dài có sự tham gia của các lực lượng phiến quân được bên ngoài hậu thuẫn như ở Cộng hoà dân chủ Cônggô. Đó là cuộc nội chiến được nước thực dân cũ can thiệp trực tiếp và được dàn xếp bằng hoà bình song vẫn làm tình hình khu vực không giảm bớt được căng thẳng, chẳng hạn như ở Xiêra Lêôn. Tiến trình hoà bình tại Trung Đông trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI cũng đã bị sa lầy nghiêm trọng. Tình trạng leo thang quân sự ở đây đã không thể kiểm soát nổi khiến người ta phải dùng từ “chiến tranh” mới diễn tả được tình hình. Thống kê cho thấy hậu quả của cuộc xung đột Ixraen- Palextin chỉ từ tháng 9/ 2000 đến tháng 7/ 2002 làm 1.467 người Palextin và 560 người Ixraen bị chết. Tính chất của cuộc chiến rất phức tạp, nó vừa là xung đột cộng đồng sắc tộc lại vừa mang màu sắc đấu tranh giải phóng dân tộc. Người 11
- Palextin thường tiến hành những vụ khủng bố nhằm vào cả thường dân lẫn quân đội ở bên ngoài “giới tuyến xanh”, còn quân đội Ixraen thì đưa quân vào vùng A, tháng 4 năm 2002 còn tái chiếm ồ ạt những thành phố và làng mạc tự trị của người Palextin tại vùng bờ Tây sông Gioocđan. Tình hình sau đó tưởng chừng như đã được cải thiện hơn rất nhiều khi Ixraen quyết định đơn phương rút quân song một nền hoà bình thực sự vẫn chưa được thiết đặt tại khu vực này. Sự phức tạp của mối quan hệ Palextin – Ixraen một lẫn nữa lại nổi lên trong thời gian gần đây (cuối tháng 1- đầu tháng 2 năm 2006) khi những người thuộc phong trào Hamas trở thành lực lượng chủ chốt trong Quốc hội (giành 76/ 132 ghế) của Palextin. Sự kiện chính trị này được người Palextin gọi là “trận động đất”, song trận động đất đó lại làm cho Mỹ, phương Tây và Ixraen hoàn toàn không muốn chấp nhận bởi dưới con mắt của họ thì Hamas bị coi là một tổ chức khủng bố. Nhìn chung, sau hàng loạt các sự kiện quan trọng như đã nói ở trên, bạo lực và khủng bố vẫn diễn ra, máu vẫn tiếp tục đổ, hoà bình tại đây cũng như một vài nơi khác của Trung Đông vẫn chỉ là mục tiêu và hy vọng. Một vấn đề khác cũng đang làm cho tình hình khu vực trở nên rất căng thẳng và nguy hiểm đó là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ở khu vực Đông Bắc Á. Cuộc khủng hoảng hiện tại đã kéo dài từ năm 2002 trở lại đây. Sau khi kết thúc chuyến thăm Bình Nhưỡng tháng 10/ 2002 trợ lý Ngoại trưởng Mỹ James Kelly đã đưa ra thông tin Bắc Triều Tiên bí mật khôi phục chương trình phát triển hạt nhân và đã có vũ khí hạt nhân. Phản ứng của Mỹ trước việc CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cũng như phản ứng của CHDCND Triều Tiên trước việc Mỹ xếp nước này vào “trục liên minh ma quỷ” đã đẩy cuộc khủng hoảng hạt nhân tại bán đảo này lên cao. Mỹ lo ngại rằng nếu CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ đe doạ đến lợi ích của Mỹ, đặc biệt lo ngại việc CHDCND Triều Tiên có thể sẽ bán vũ khí hạt nhân cho những kẻ khủng bố có khuyng hướng chống lại nước Mỹ. Mặc dù các cuộc đàm phán đã được tiến hành, từ ba bên đến 6 bên, từ vòng 1 đến vòng 5, song để giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng này chắc chắn đòi hỏi phải có thời gian dài cũng như cố gắng cao độ của các bên tham gia đàm phán, nhất là CHDCND Triều Tiên và Mỹ cũng như của cộng đồng quốc tế. Một khi vấn đề hạt nhân ở đây vẫn chưa được giải quyết thì an ninh của khu vực và của thế giới vẫn bị đe doạ. Một mặt, cuộc khủng hoảng này đang tạo ra thế đối kháng toàn diện về chính trị, 12
- kinh tế, quân sự giữa Mỹ với CHDCND Triều Tiên. Mặt khác, ai cũng thấy rõ đằng sau cuộc khủng hoảng này là lợi ích thiết thân của các nước lớn đang tham gia vào cơ chế đàm phán hiện nay. Cho đến giờ phút này cả hai khả năng, hoặc tình hình tiếp tục xấu đi, hoặc giải quyết hoà bình cuộc khủng hoảng, vẫn song song cùng tồn tại. Bên cạnh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Tiều Tiên thì tại khu vực Đông Á còn tiềm tàng nhiều các yếu tố khác có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn định, thậm chí là xung đột. Đặc biệt rõ nét nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ giữa các nước trong khu vực. Chẳng hạn như việc tranh chấp chủ quyền các đảo và thềm lục địa ngoài khơi giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (đảo Takeshima), giữa Trung Quốc và Nhật Bản (đảo Điếu Ngư hay còn gọi là Senkaku), giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về khu vực biển Đông; hay sự tranh chấp lãnh thổ và các nguồn nước giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và giữa các nước Đông Nam Á với nhau. Khu vực Trung Á trong những năm qua cũng đã có nhiều diễn biến phức tạp. Tầm quan trọng về địa chiến lược cũng như sự giàu có về năng lượng của khu vực này biến nơi đây thành sàn đấu của các thế lực quốc tế. Mỹ muốn thông qua các tổ chức phi chính phủ để bồi dưỡng các thế lực thân phương Tây nhằm lật đổ chính quyền đương thời không cần bạo lực. Nga vốn là nước luôn coi Trung Á như sân sau của mình nên không thể nào từ bỏ khu vực ảnh hưởng truyền thống của họ và bằng mọi kênh Nga sẽ cố gắng bảo vệ các lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự và văn hoá của mình tại khu vực này. Trung Quốc cũng lo ngại nếu tình hình an ninh ở Trung Á không được bảo đảm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc phát triển miền Tây của Trung Quốc. Nhìn chung, Trung Á được coi như trái tim của lục địa Âu- Á và là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nước lớn. Vốn là khu vực đã nổi cộm với các loại mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo nay lại thêm sự tranh chấp của các nước lớn và sự va chạm của hai nền văn hoá Tây- Đông nên Trung Á càng thêm phức tạp và càng tiềm ẩn thêm những nguy cơ bất ổn. Chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố Tình hình quốc tế từ những năm đầu thế kỷ XXI đã có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là từ sau vụ nước Mỹ bị khủng bố bởi 4 chiến máy bay cảm tử 13
- ngày 11/ 9/ 2001 làm cho toà tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới bị sụp đổ hoàn toàn. Sau đó 3 tháng, Tổng thống G. Bush đã tuyên bố Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) mà Mỹ và Liên Xô đã ký năm 1972. Mỹ đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu và phân hoá thế giới thành hai phe như tuyên bố của Tổng thống G. Bush: “Hoặc đứng về phía chúng tôi, hoặc đứng về phía bọn khủng bố”7. Trước đó đã từng có cảm giác rằng trật tự thế giới “nhất siêu đa cường” của những năm đầu sau chiến tranh lạnh có vẻ như thăng hoa không biên giới và siêu cực Mỹ phi mã đến vị trí bá chủ thế giới tưởng như không có một sức mạnh nào có thể ngăn cản nổi. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/ 9, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, vấn đề khủng bố và chống khủng bố đã trở thành vấn đề toàn cầu và một sắc thái mới lại xuất hiện trong bức tranh chung về bối cảnh quốc tế mới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Sự kiện 11/ 9 được bình luận là sự kiện châm ngòi cho những chuyển biến lớn trong quan hệ quốc tế và cục diện thế giới những năm đầu thế kỷ XXI. Thực ra, khủng bố không phải là một hiện tượng mới mẻ mà đã có cả một lịch sử phát triển của nó. Các tổ chức khủng bố chẳng hạn như Lữ đoàn đỏ ở Italia, Gihat ở Palextin, Hécbôla ở Libăng....đã xuất hiện từ lâu do các nguyên nhân chính trị, kinh tế, tôn giáo khác nhau, nhưng đây đều là những tổ chức tôn giáo độc lập, hoạt động ở từng thời điểm và địa bàn cụ thể. Còn sự kiện khủng bố ngày 11/ 9 làm mọi người sững sờ, bàng hoàng là bởi địa điểm, tính chất, quy mô và trình độ thực hiện nó rất khác thường so với những gì đã từng xảy ra trước đó. Do Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu nên đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về khủng bố là gì và chống khủng bố như thế nào cũng trên phạm vi toàn thế giới. Cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất thế nào là khủng bố mặc dù vẫn có thể hình dung được nó là như thế nào. Theo cách hiểu thông dụng nhất nhiều người cho “khủng bố là tập hợp các hành vi bạo lực (mưu sát, bắt cóc làm con tin...) do một tổ chức thực hiện để tạo ra một không khí mất an ninh, nhằm gây sức ép đối với một chính phủ, để thoả mãn sự căm ghét đối với một cộng đồng, một đất nước, một hệ thống”8. 7 Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 263, ngày 13/ 11/ 2001, tr. 11 8 Le Petit Larousse illustré, Paris, 2000, p. 1003 14
- Có ý kiến cho rằng khủng bố phải được nhìn nhận ở hai góc độ là chủ quan và khách quan. Xét theo góc độ chủ quan, đó là một hành động được phe này cho là chính đáng và cần thiết nhưng lại bị phe kia cho là không chính đáng và vô căn cứ. Xét ở góc độ khách quan, khủng bố được coi là một hình thức bạo lực được một bên sử dụng làm phương tiện để đạt được những mục tiêu chính trị nhất định. Quan niệm này xuất phát từ lôgich cho rằng sau những năm 1970, 1980, chủ nghĩa khủng bố được coi là hậu quả của hai cuộc xung đột chính: cuộc xung đột quốc tế mang màu sắc chính trị và địa chính trị giữa hai khối đối lập, đứng đầu là hai cường quốc và cuộc xung đột mang tính xã hội trong lòng các nước công nghiệp phát triển giữa phong trào công nhân với giới chủ tư bản công nghiệp. Với quan niệm như vậy về chủ nghĩa khủng bố, các học giả phương Tây đã phân loại thành chủ nghĩa khủng bố cực tả - đánh đồng bạo lực cách mạng theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin với khủng bố và chủ nghĩa khủng bố cực hữu để chỉ những hành động bạo lực nhằm thực hiện các mục tiêu mang màu sắc chính trị, có dáng dấp của tư tưởng kỳ thị chủng tộc, song không đủ sức đe doạ sự tồn tại của chế độ và thường xảy ra trong lòng các nước công nghiệp phát triển. Các học giả này đều cho rằng tính chất khủng bố của một hành động bạo lực được xem xét dựa trên mục đích chính trị mà nó nhằm đạt tới9. Quan điểm của chúng ta là lên án mọi hành động bạo lực nhằm vào người dân vô tội cho dù hành động đó có mục đích chính trị gì. Chúng ta không lẫn lộn bạo lực cách mạng với hành động khủng bố, trái lại còn phân biệt rõ ràng quan điểm bạo lực cách mạng với chủ nghĩa khủng bố. Mặc dù cách mạng cần phải có bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, song việc sử dụng bạo lực cách mạng lại tuỳ thuộc vào việc sử dụng bạo lực phản cách mạng của đối phương và việc chuẩn bị bạo lực cách mạng là một vấn đề có tính nguyên tắc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, bạo lực cách mạng là sức mạnh của quần chúng, được kết hợp các hình thức chính trị, quân sự, lấy chính trị làm cơ sở. Không ít người đặt câu hỏi rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của một dân tộc, trong đó có cả đấu tranh vũ trang có bị coi là khủng bố không? Hiện nay tại khu vực Trung Đông, những hành động vũ trang của người Palextin chống lại 9 Michel Wieviorka, Chủ nghĩa khủng bố, sự thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử?, RAMSES- Viện Quan hệ quốc tế Pháp 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 46 15
- người Ixraen được đánh giá như thế nào là chính xác? Xét về mặt lịch sử, mâu thuẫn Palextin- Ixraen là mâu thuẫn mang tính chất dân tộc giữa người Do Thái và người Arập tại xứ Palextin và được thế giới công nhận cuộc đấu tranh của người Palextin là chính nghĩa. Tuy nhiên, sau này đã xuất hiện những phần tử cực đoan trong phong trào đấu tranh của người Palextin gây nên những hành động khủng bố nhằm vào dân thường vô tội dẫn đến việc bị thế giới phê phán, không đồng tình. Như vậy, có thể thấy rằng chỉ riêng về phong trào đấu tranh của người Palextin đã khó xác định chính xác khi nào là khủng bố, lúc nào là đấu tranh vũ trang. Xuất phát từ việc không thống nhất được trong quan niệm thế nào là khủng bố nên tiến hành một cuộc đấu tranh trên quy mô toàn cầu chống lại chủ nghĩa khủng bố là một điều vô cùng khó khăn, nan giải. Hiện nay khi nói đến chủ nghĩa khủng bố người ta hay bàn luận nhiều đến mối quan hệ của nó với tôn giáo, đặc biệt là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Đã có ý kiến đánh giá rằng, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, một hiện tượng rất thiểu số trong cộng đồng Hồi giáo nói chung, là sản phẩm của sự kết hợp giữa tôn giáo và chính trị, biểu hiện bằng các hành động bạo lực cực đoan mà ở đó yếu tố tôn giáo chi phối yếu tố chính trị. Đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố đầu thế kỷ XXI là nó mang tính chất toàn cầu rõ rệt. Những điểm mới của nó được thể hiện trong cách thức và phương pháp khủng bố chứ không chỉ nằm trong ý nghĩa, động cơ của hành động khủng bố như trước đây. Hình thức khủng bố này là sản phẩm của một mạng lưới được tổ chức rất linh hoạt và uyển chuyển như vẫn có lãnh thổ để đặt cơ sở và xây dựng lực lượng. Chẳng hạn, tổ chức khủng bố do Bin Laden cầm đầu đã mang tính chất toàn cầu rất rõ rệt, được biểu hiện ở chỗ nó có mạng lưới Al-Qaida với chân rết phủ khắp toàn cầu, nó vượt ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia- dân tộc, tiến hành các hành động bạo lực trên phạm vi toàn thế giới với mục tiêu không chỉ lật đổ chính quyền tại một quốc gia ngoại đạo cụ thể nào đó; quy mô chiêu mộ lực lượng của nó cũng ở khắp toàn cầu, còn phương thức hành động rất bất ngờ không dự đoán được; hình thức khủng bố được thực hiện là hoàn toàn mới, dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến của thời đại thông tin ngày nay. Nguyên nhân sinh ra khủng bố cũng có nhiều, song có lẽ ít ai phản đối quan điểm cho rằng một nguyên nhân quan trọng của chủ nghĩa khủng bố thời 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy ép chấn tôn thủy lực 1200T dùng trong đóng tàu thủy cỡ lớn : Báo cáo tổng kết đề tài theo nghị định thư
127 p | 295 | 79
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu sàn chuyển bê tông dự ứng lực trong nhà cao tầng tại Đà Nẵng
28 p | 292 | 71
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước: Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và sợi mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme composite thân thiện môi trường - TS. Bùi Chương
166 p | 235 | 42
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp trường: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp cho ngành Kế toán
226 p | 1278 | 28
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Yêu cầu sư phạm của phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử
108 p | 126 | 24
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp
104 p | 156 | 24
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu sàn chuyển bê tông dự ứng lực trong nhà cao tầng tại Đà Nẵng
28 p | 193 | 22
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng lò dầu truyền nhiệt đốt nhiên liệu kết hợp than đá và Biogas trong các nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu
37 p | 130 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bản kiểm tra cho thiết bị điện máy bay A320-F70
245 p | 102 | 15
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester theo phương pháp Solution dyed để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 159 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ứng dụng mô hình thực tế ảo tăng cường (AR) vào thiết kế cẩm nang sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật
84 p | 60 | 11
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường: Thiết kế bài giảng trực tuyến học phần Công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô tô
57 p | 60 | 10
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu tổng hợp, phân tích đặc tính hệ vật liệu áp điện PZT pha tạp và ứng dụng chế tạo biến tử siêu âm gốm áp điện công suất cao
30 p | 50 | 9
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Nghiên cứu ổn định tổng thể của dầm thép có tiết diện thay đổi
41 p | 39 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng hệ thống tự động hoá điều khiển, giám sát các thông số môi trường phục vụ các cơ sở sản xuất cá, tôm giống tại tỉnh Thái Bình
29 p | 84 | 7
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Tối ưu hóa vào thiết kế nhà ở cho người thu nhập thấp
36 p | 63 | 6
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng các kiểu cấu trúc nền đất vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam tỉ lệ 1:50.000 phục vụ quy hoạch và thiết kế công trình xây dựng
24 p | 31 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị nhiệt phân biomass sản xuất nhiên liệu sinh học
25 p | 37 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn