intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết dự án thử nghiệm: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm keo nhựa thông biến tính dùng cho gia keo giấy và các tông bao gói

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

97
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu lâu dài của dự án là tạo ra các thế hệ sản phẩm keo nhựa thông biến tính mang tính chất thương mại đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Sản phẩm mang thương hiệu của Viện và là một trong các sản phẩm chủ đạo của Viện khi chuyển sang cơ chế tự trang trải kinh phí hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết dự án thử nghiệm: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm keo nhựa thông biến tính dùng cho gia keo giấy và các tông bao gói

BỘ CÔNG THƯƠNG<br /> TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM<br /> VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ<br /> ************************<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO TỔNG KẾT<br /> DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM<br /> Tên dự án:<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM KEO NHỰA<br /> THÔNG BIẾN TÍNH DÙNG CHO GIA KEO GIẤY VÀ<br /> CÁC TÔNG BAO GÓI<br /> <br /> <br /> Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương<br /> Cơ quan chủ trì : Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô<br /> Chủ nhiệm dự án : TS. Vũ Quốc Bảo<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7122<br /> 17/02/2009<br /> <br /> Hà nội - 2008<br /> Mục lục<br /> <br /> Trang<br /> <br /> <br /> Mở đầu 1<br /> <br /> PHẦN I:<br /> TỔNG QUAN VỀ NHỰA THÔNG<br /> VÀ KEO NHỰA THÔNG 4<br /> I.1. Thành phần và tính chất của colophon 5<br /> I.2. Công nghệ sản xuất keo nhựa thông truyền thống 6<br /> I.3. Công nghệ sản xuất keo nhựa thông biến tính 8<br /> I.4. Một số kết quả nghiên cứu về keo nhựa thông biến tính 8<br /> <br /> PHẦN II:<br /> KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN 15<br /> II.1. Thị trường keo nhựa thông 15<br /> II.2. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ 18<br /> II.3. Hoàn thiện và xây lắp dây chuyền thiết bị 28<br /> II.4. Sản xuất thực nghiệm 31<br /> II.5. Đánh giá sơ bộ dự án 36<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38<br /> Tài liệu tham khảo<br /> Phụ lục<br /> Mở đầu<br /> <br /> Trong những năm trở lại đây ngành công nghiệp giấy trong nước và thế giới<br /> đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm<br /> gia keo chống thấm cho giấy, đặc biệt là các loại giấy in, giấy viết như AKD (alkyl<br /> ketene dimers) và ASA (alkenyl succinic anhyđrie). Tuy nhiên, sản phẩm keo nhựa<br /> thông vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất giấy và cactông bao<br /> gói.<br /> Có thể nói, ưu điểm của keo nhựa thông trong gia keo cho giấy và cactông là<br /> hiệu quả gia keo khá cao và tức thời (đối với keo AKD và ASA hiệu quả gia keo chỉ<br /> đạt sau thời gian bảo quản sản phẩm từ 10 ngày trở lên) nên sản phẩm có thể sử<br /> dụng hoặc gia công ngay lập tức, giảm tối thiểu thời gian lưu kho. Hơn thế nữa việc<br /> khống chế môi trường gia keo ở mức pH từ 4.5 đến 5.5 bằng phèn nhôm còn cho<br /> phép kết tụ các tạp chất có tính anion có trong nguyên liệu ban đầu, hạn chế sự bám<br /> dính của các hợp chất này lên lưới, trục ép, lô sấy…, nâng cao hiệu quả vận hành<br /> máy xeo, giảm hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải.<br /> Hiện nay sản phẩm keo nhựa thông được sử dụng cho gia keo các sản phẩm<br /> giấy và các tông ở các nhà máy trên thế giới chủ yếu là keo nhựa thông biến tính có<br /> hàm lượng chất khô từ 50 – 75% và keo nhựa thông phân tán với hàm lượng nhựa<br /> tự do khá cao.<br /> Ở trong nước, phần lớn các nhà máy sản xuất bao gói, các tông hòm hộp đều<br /> sử dụng keo nhựa thông, nhưng chủ yếu là keo nấu theo phương pháp truyền thống:<br /> nấu colophan với dung dịch NaOH hoặc Na2CO3 ở nhiệt độ 950C đến dưới 1000C<br /> trong 3 đến 5 giờ. Chất lượng gia keo thường thấp, mức dùng cao và không ổn định<br /> so với một số keo nhựa thông biến tính nhập khẩu.<br /> Sản phẩm keo nhựa thông biến tính cũng đã được sản xuất ở một số cơ sở<br /> trong nước. Tuy nhiên chất lượng của các sản phẩm keo biến tính này không cao,<br /> tính ổn định thấp, độ pH của dung dịch keo khá cao (từ 10 -12) nên trong quá trình<br /> sản xuất phải sử dụng một lượng tương đối lớn phèn nhôm (50 – 70kg/tấn giấy) để<br /> đưa pH của dung dịch bột về giá trị thích hợp (4.5 - 5.5). Chính vì vậy mà các dòng<br /> sản phẩm này tiêu thụ khá chậm và chưa chiếm được thị trường, đặc biệt là chưa thể<br /> thay thế keo nhựa thông nấu theo phương pháp truyền thống ngay tại các cơ sở sản<br /> xuất giấy.<br /> Để nghiên cứu khả năng điều chế nhựa thông biến tính có chất lượng, độ ổn<br /> định cao và đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất ở quy mô thử nghiệm,<br /> tháng 11/2005, Phòng công nghệ Viện công nghiệp Giấy và Xenluylô được Viện<br /> giao cho thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất keo nhựa thông biến tính dùng cho<br /> gia keo giấy và cactông bao gói”. Nhóm đề tài đã nghiên cứu sử dụng một số tác<br /> nhân như: một số hợp chất của iốt và các dẫn xuất của anhyđrít malêíc, axít fumaric<br /> trong quá trình biến tính colophan và đã nghiên cứu các yếu tố công nghệ. Kết quả<br /> cho thấy quy trình sản xuất nhựa thông biến tính tốt nhất là xử lý colophan với dẫn<br /> xuất từ fumaric. Hơn thế nữa Viện cũng đã thiết kế, đặt chế tạo được dây chuyền<br /> pilốt thử nghiệm với công suất 200 kg/ngày và đã tiến hành sản xuất được trên 8 tấn<br /> sản phẩm đạt chất lượng cao. Sản phẩm của đề tài đã được thử nghiệm và tiêu thụ<br /> hết ở một số Công ty sản xuất giấy ở khu vực Hà nội, Bắc Ninh, Hoà Bình... Tuy<br /> nhiên dây chuyền pilốt khi đi vào sản xuất liên tục đã bộc lộ một số nhược điểm là:<br /> năng suất và hiệu suất còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa thực sự ổn định (thời<br /> gian bảo quản thấp, keo có độ nhớt cao và có hiện tượng kết tinh), quá trình vận<br /> hành chủ yếu là thủ công, thiết bị chế tạo chưa đồng bộ đặc biệt là hệ thống gia<br /> nhiệt nồi nấu chưa phù hợp nên xẩy ra hiện tượng thủng vỏ gia nhiệt. Các nhược<br /> điểm đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm và<br /> không đáp ứng đủ số lượng sản phẩm cho khách hàng.<br /> Trước thực trạng đó, để sản xuất một thế hệ keo nhựa thông biến tính đạt<br /> chất lượng cao nhằm thay thế các loại keo mà các cơ sở đang tự sản xuất, cạnh<br /> tranh với các sản phẩm cùng loại để góp phần chủ động, ổn định sản xuất của các<br /> cơ sở sản xuất giấy và cactông bao gói. Mặt khác, sản phẩm sẽ là một trong những<br /> mặt hàng chủ lực của Viện CN Giấy và Xenluylô khi chuyển sang cơ chế tự trang<br /> trải kinh phí hoạt động. Với lý do trên, Viện đã đề xuất với Bộ Công nghiệp (nay là<br /> Bộ Công Thương) xin hỗ trợ tài chính để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm<br /> “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm keo nhựa thông biến tính dùng cho gia keo<br /> giấy và các tông bao gói”.<br /> PHẦN I:<br /> <br /> TỔNG QUAN VỀ NHỰA THÔNG VÀ KEO NHỰA THÔNG<br /> <br /> Có thể nói, cây thông là một trong những đặc sản của rừng. Thông không chỉ<br /> cho chúng ta gỗ, mà quan trọng hơn là nhựa thông. Từ nhựa thông ta có thể sản xuất<br /> ra dầu thông và colophan. Dầu thông được dùng trong các ngành hoá chất: dược<br /> liệu, sơn, tổng hợp long não, dầu hoàng đàn…Colophan là nguyên liệu quan trọng<br /> cho công nghiệp giấy, chất dẻo, sơn, mực in và cao su…<br /> Đối với thông cho nhựa theo tính chất công nghiệp thì ở Việt Nam chủ yếu<br /> có 3 loài: Thông nhựa (thông 2 lá) – pinus merkusii Jungli et de Vriese; Thông đuôi<br /> ngựa – pinus massoniana Lamb; Thông 3 lá - pinus kesiya Royle. Về phân bố,<br /> thông nhựa tập trung nhiều ở vùng từ Quảng Ninh đến Đông Nam Bộ; thông đuôi<br /> ngựa rất thích hợp với điều kiện tự nhiên ở các tỉnh biên giới phía Bắc còn thông ba<br /> lá lại thích hợp với điều kiện lập địa ở Lâm Đồng và Nam Tây Nguyên.<br /> Khi khai thác, nhựa vừa chảy từ ống dẫn nhựa ra, tỷ lệ dầu thông trong nhựa<br /> có thể đạt tới 36 %. Sau khi tiếp xúc với không khí, dầu thông bay hơi rất nhanh,<br /> đồng thời nhựa đặc dần. Nhựa khi đưa tới nhà máy chế biến thường lẫn nhiều tạp<br /> chất như: vỏ cây, dăm gỗ, sâu bọ, bụi… Tỷ lệ trung bình của các chất trong nhựa<br /> thông:<br /> + Colophan: 74 – 77%<br /> + Dầu thông: 18 – 21%<br /> + Nước: 2 – 4%<br /> + Tạp chất: 0,5%<br /> Nhìn chung thành phần của nhựa thông phụ thuộc vào loài cây, điều kiện lập<br /> địa, vị trí khai thác nhựa và phương pháp trích nhựa.<br /> I.1. Thành phần và tính chất của Colophan<br /> <br /> I.1.1. Tính chất vật lí của colophan<br /> Colophan sản xuất từ nhựa thông là một chất rắn trong suốt, cứng, giòn, màu<br /> sắc từ vàng nhạt đến màu hồng do chất lượng nguyên liệu và điều kiện công nghệ<br /> chế biến.<br /> Colophan có thể hoà tan trong rất nhiều dung môi hữu cơ như: C2H5OH,<br /> CH3COCH3, CCl4, C6H6, CS2, dầu thông và các dung dịch bazơ nhưng không tan<br /> trong nước. Colophan có tỷ trọng 1,05 – 1,10g/cm3, nhiệt độ hoá mềm 60 -850C.<br /> Hoá lỏng ở 1200C, nhiệt dung riêng của colophan 2,25Kj/kg.0C. Nhiệt độ sôi 2500C<br /> ở áp suất 0,667 Kpa.<br /> Colophan dễ bị kết tinh, nhiệt độ nóng chảy của colophan kết tinh tương đối<br /> cao (110 – 1300C), khó xà phòng hoá, có xu thế kết tinh lại trong một số dung môi<br /> bình thường, nó bị giảm giá trị sử dụng trong công nghiệp giấy, sơn dầu... Colophan<br /> dễ bị oxy hoá trong không khí, đặc biệt ở nhiệt độ cao hoặc ở dạng bột. Colophan ở<br /> dạng bụi trộn với không khí rất dễ gây nổ, nhiệt độ tự cháy là 1300C, giới hạn nổ là<br /> 12,6g/m3.<br /> Chất lượng của colophan được quyết định bởi màu sắc, nhiệt hoá mềm, độ<br /> triết quang, độ quay cực, xu thế kết tinh, độ nhớt...<br /> <br /> I.1.2. Thành phần hoá học của colophan<br /> <br /> Colophan là một hỗn hợp phức tạp, nguồn gốc khác nhau thì thành phần<br /> cũng khác nhau, nhưng chủ yếu là axit nhựa ngoài ra còn có một tỷ lệ nhỏ axit béo<br /> và các chất trung tính.<br /> Colophan là dung dịch rắn của nhiều axit nhựa đồng phân có công thức<br /> chung là C20H30O2 hoặc C19H29COOH. Qua nghiên cứu, người ta đã xác định được<br /> kết cấu của 13 loại axit nhựa chủ yếu. Căn cứ vào kết cấu của axit nhựa, người ta<br /> chia chúng làm 3 loại chính. Axit nhựa kiểu axits abietic, nhóm axit nhựa pimaric,<br /> nhóm axit nhựa kiểu 2 vòng.<br /> Đối với nhóm axit nhựa kiểu axit abietic: Trong cấu tạo có nối đôi cộng hợp,<br /> kết cấu thay đổi khi chịu tác dụng của nhiệt và axit, bị oxy hoá trong không khí.<br /> Axit nhựa abietic khi thay đổi kết cấu do chịu tác dụng của nhiệt hoặc axit hình<br /> thành một hỗn hợp cân bằng chủ yếu là các axit abietic, các axit có nối đôi cộng<br /> hợp khi gia nhiệt đến 200oC, thành phần gồm có 81% là axit abietic, 14% axit<br /> palustric, 5% axit neoabietic. Ở nhiệt độ 250 – 2700C, axit nhựa kiểu abietic mất<br /> hydro tạo thành axit dehydroabietic. Khi cộng hydro, axit nhựa kiểu abietic tạo<br /> thành một số axit kiểu dyhydroabietic.<br /> Nhóm axit nhựa pimaric bao gồm: axit isopimaric, axit sandaracopimaric.<br /> Trong cấu tạo có hai nối đôi, nhưng không phải là nối đôi cộng hợp. Chúng tương<br /> đối ổn định với tác dụng của nhiệt và axit. Ở điều kiện ôn hoà, axit nhựa kiểu<br /> pimaric bị mất hydro.<br /> Nhóm axit nhựa kiểu 2 vòng gồm: axit kommunic, axit mercusic, hàm lượng<br /> của nhóm này trong colophan thường thấp. Các gốc axit trong cấu tạo của 2 loại<br /> axit này đều có thể tạo nên các phản ứng hoá học liên quan đến gốc axit.<br /> Colophan do nhiều axit nhựa tạo thành, tính chất hoá học của nó do khả năng<br /> tạo phản ứng của axit nhựa quyết định. Trong phân tử axit nhựa có 2 trung tâm phản<br /> ứng hoá học: nối đôi và gốc axit (-COOH). Do phản ứng của nối đôi và gốc axit làm<br /> cho colophan dễ thay đổi cấu tạo, nhạy cảm với tác dụng oxy hoá của không khí,<br /> tham gia các phản ứng cộng hợp, hydro hoá, polyme hoá, este hoá...Hầu hết các sản<br /> phẩm biến tính và dẫn suất của chúng được điều chế thông qua các phản ứng này.<br /> <br /> I.2. Công nghệ sản xuất keo nhựa thông truyền thống<br /> <br /> Quá trình nấu keo nhựa thông dựa trên cơ sở của phản ứng xà phòng hoá<br /> giữa các axit nhựa có trong colophan bằng xút hoặc natri cacbonat theo các phương<br /> trình [I.1] và [I.2].<br /> <br /> C19H29COOH + NaOH = C19H29COONa + H2O [I.1]<br /> 2C19H29COOH + Na2CO3 = 2C19H29COONa + H2O + CO2 [I.2]<br /> Thiết bị nấu nhựa thông thường có cấu tạo hai vỏ, gia nhiệt gián tiếp bằng<br /> hơi có trang bị cánh khuấy (đôi khi có những cơ sở nhỏ, thủ công quá trình nấu sử<br /> dụng hơi trực tiếp và hoá chất dùng là Na2CO3, quá trình khuấy trộn tận dụng khí<br /> CO2 sinh ra). Các bước tiến hành thường theo thứ tự: nước – kiềm – colophan. Tỷ lệ<br /> nhựa/nước thường là 1/3. Dung dịch xút được chuẩn bị ở một bể riêng biệt và được<br /> bơm định lượng vào bể phản ứng, bổ sung nước để đạt tỷ dịch 1/3, khuấy đều và<br /> tiến hành gia nhiệt. Colophan ở dạng cục được đập nhỏ và được cấp dần vào bể<br /> phản ứng. Quá trình nấu keo nhựa thông thường kéo dài từ 2,5 đến 3 giờ ở nhiệt độ<br /> 980C.<br /> Lượng kiềm dùng trong quá trình nấu keo nhựa thông được xác định theo<br /> công thức [I.3]:<br /> K = X. D2.(100-C)/(D1.P) (%) [I.3]<br /> Trong đó:<br /> + K là mức dùng kiềm, tính theo % so với khối lượng colophan<br /> + X là trị số xà phòng hoá, tính theo % kiềm<br /> + D2 là khối lượng đương lượng kiềm sử dụng trong quá trình nấu keo<br /> + D1 là khối lượng đương lượng kiềm sử dụng trong quá trình xác định trị số<br /> xà phòng hoá.<br /> + C là hàm lượng nhựa tự do có trong keo sản phẩm, %<br /> Kết thúc quá trình nấu, nhựa thông được sữa hoá bằng nước nóng (60-800C)<br /> về nồng độ 100g/l. Trước khi phối trộn vào bột giấy, nhựa được pha loãng tiếp tới<br /> nồng độ 20-25g/l (quá trình sữa hoá và pha loãng cần khuấy mạnh) bằng nước<br /> thường.<br /> Tuỳ thuộc vào hàm lượng nhựa tự do còn lại, có thể chia keo nhựa thông làm<br /> hai loại: keo nhựa thông không chứa nhựa tự do và keo nhựa thông có chứa một tỷ<br /> lệ nhựa tự do nhất định (keo trắng). Đối với keo không chứa nhựa tự do thường sử<br /> dụng trong quá trình sản xuất giấy và cáctông bao gói từ OCC và bột giấy không<br /> tẩy. Keo trắng thường sử dụng cho quá trình sản xuất giấy in và giấy viết.<br /> I.3. Công nghệ sản xuất keo nhựa thông biến tính<br /> <br /> Mục đích của qúa trình biến tính colophan là giảm xu hướng kết tinh và nâng<br /> cao mức độ hoạt tính của sản phẩm keo. Các phương pháp biến tính nhìn chung đều<br /> dựa vào đặc điểm cấu tạo hoá học của các axit nhựa có trong colophan, đặc biệt là<br /> liên kết đôi liên hợp . Từ cấu tạo của các axit trong colophan cho thấy chỉ có một số<br /> đồng phân abietic là có liên kết đôi liên hợp, do vậy quá trình biến tính chủ yếu diễn<br /> ra với các đồng phân này.<br /> <br /> Quá trình biến tính dựa trên cơ sở của phản ứng oxy hoá với các tác nhân<br /> như: Iôt, LiI, FeI2 hoặc axit phốtphoric... ở điều kiện nhiệt độ từ 220 – 2250C trong<br /> 2 -3 giờ [4,5,6]. Một phương pháp khác là tiến hành phản ứng cộng vòng Diels-<br /> Alder với tác nhân là các dẫn suất của axit furmalic hoặc anhydrite maleic. Các<br /> nghiên cứu đã cho thấy quá trình biến tính colophan theo phản ứng cộng vòng<br /> Diels-Alder thuận lợi hơn phản ứng oxy hoá do các tác nhân Iôt, LiI, FeI2 thường<br /> rất đắt và khó khống chế phản ứng:<br /> <br /> Sản phẩm của phản ứng cộng vòng Diels-Alder được bổ sung thêm 2 nhóm<br /> cacboxyl và tính axit của chúng mạnh hơn so với nhóm cacboxyl ban đầu. Điều này<br /> có nghĩa là đặc tính âm điện tăng lên làm cho khả năng phân tán keo tốt hơn, kích<br /> thước hạt keo trong dung dịch nhỏ hơn, phản ứng của keo với phèn nhôm tạo<br /> resinat nhôm tăng lên nên hiệu quả gia keo tốt hơn.<br /> <br /> I.4. Một số kết quả nghiên cứu về keo nhựa thông biến tính của Viện CN Giấy–<br /> Xenluylô<br /> I.4.1. Về công nghệ<br /> <br /> Nhìn chung chưa có một nghiên cứu nào cụ thể, hoàn chỉnh về công nghệ<br /> đối với dòng sản phẩm này, một số cơ sở như: Công ty TNHN sản xuất Hóa chất và<br /> TMDV Gia định, Công ty TNHH Đại Thịnh …cũng chỉ nhận chuyển giao từ các<br /> chuyên gia nước ngoài hoặc tự làm nên chất lượng chưa cao, sản lượng còn hạn chế<br /> và chưa thay thế được sản phẩm keo nhựa thông truyền thống.<br /> Viện CN Giấy và Xenluylô, năm 2005 – nơi đầu tiên đã thực hiện nghiên<br /> cứu công nghệ sản xuất loại keo nhựa thông biến tính này.Nhóm nghiên cứu đã thực<br /> hiện các bước nghiên cứu cơ bản: công nghệ biến tính colophan, công nghệ xút hóa<br /> colophan, xây dựng mô hình công nghệ - thiết bị...<br /> <br /> Về công nghệ biến tính, nhóm nghiên cứu đã khảo sát một loạt các hóa chất<br /> dùng cho biến tính colophan như các hợp chất iot (LiI, FeI2) và biến tính dựa trên<br /> phản ứng Diels – Alder. Kết quả cho thấy đối với sản phẩm khi biến tính bằng các<br /> hợp chất iôt có thể bảo quản ở dạng nhựa dẻo có hàm lượng chất khô 75%.Chất<br /> lượng nhựa thông biến tính hay ở dạng dung dịch sữa hóa rất ổn định do hạn chế<br /> được hiện tượng kết tinh của axit abiêtic, keo có khả năng hòa tan tốt ở nhiệt độ<br /> thường. Mặc dù vậy, các hợp chất từ iot rất đắt, độ ổn định thấp và hiệu quả gia keo<br /> của sản phẩm này chỉ tương đương với keo nhựa thông nấu theo phương pháp<br /> truyền thống (mức dùng 0,75% keo, độ hút nước Cobb60 của mẫu giấy bao gói đạt<br /> 27 – 28g/m2).<br /> <br /> Đối với quá trình biến tính dựa trên phản ứng Diels – Alder, kết quả cho rất<br /> khả quan.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát một loạt các yếu tố công nghệ và đã lựa<br /> chọn được các điều kiện hợp lý cho quá trình biến tính: mức dùng tác nhân biến tính<br /> nhựa thông: 8% so với colophan, thời gian biến tính 2,5 giờ, nhiệt độ 1900C và độ<br /> hút nước của mẫu giấy bao gói đạt 17g/m2 và tốt hơn rất nhiều so với keo nhựa<br /> thông tryền thống (cùng mức dùng keo 0,75% KTĐ) nên đã được lựa chọn cho sản<br /> xuất thử nghiệm.<br /> <br /> Keo nhựa thông biến tính sau nấu có độ khô đạt 70 -75%, có màu cánh dán,<br /> độ nhớt vừa phải, tan tốt trong nước ấm, dễ sử dụng.<br /> <br /> I.4.2. Về thiết bị<br /> Sau khi nghiên cứu, ổn định công nghệ trong phòng thí nghiệm, nhóm đề tài<br /> đã thiết kế, đặt chế tạo, xây lắp 1 hệ thống pilot sản xuất keo nhựa thông biến tính<br /> công suất 200kg/ngày tại gian nhà kho cũ tại xưởng thực nghiệm của Viện. Sơ đồ<br /> dây chuyền được đưa ra trong hình 1.1.<br /> Quá trình vận hành:<br /> <br /> Nhựa thông được đập nhỏ được nạp vào nồi A, lò gia nhiệt 3 được đốt bằng<br /> than. Để khống chế nhiệt và hạn chế tác hại của nhiệt độ cao tới nồi nấu chảy và<br /> biến tính colophan, nồi được gia nhiệt ban đầu bằng dung dịch dầu gia nhiệt. Tuy<br /> nhiên do dầu không được tuần hoàn và tiếp xúc với nhiệt cao nên dầu bị nhiệt phân<br /> tạo thành các phân tử nhỏ bốc hơi lên phía trên tới giới hạn và tự bốc cháy sau vài<br /> mẻ nấu, do vậy vật liệu chuyền nhiệt sau đó được thay bằng cát thạch anh. Thời<br /> gian gia nhiệt cho khối vật liệu này rất lâu (khoảng 6 tiếng). Khối vật liệu này sau<br /> khi được gia nhiệt sẽ truyền nhiệt qua thành nồi làm nóng chảy colophan chứa trong<br /> nồi. Sau khi colophan nóng chảy hết, tiến hành khuấy trộn và nâng nhiệt độ (bằng<br /> cách cấp gió vào lò) khối colophan lên 1900C. Khi đạt nhiệt tiến hành bổ sung dần<br /> tác nhân biến tính nhựa thông, thời gian bổ sung là 15 phút (tránh hiện tượng trào<br /> khỏi miệng nồi). Thời gian biến tính là 2,5giờ tính từ khi bổ sung hết phụ gia biến<br /> tính.<br /> 1<br /> <br /> <br /> <br /> A 2<br /> <br /> <br /> 5 8<br /> <br /> 4<br /> B<br /> 3<br /> Quạt gió Cửa lò<br /> <br /> <br /> <br /> Cửa lấy xỉ<br /> 7 6<br /> <br /> Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống nấu keo<br /> nhựa thông biến tính 200kg/ngày.<br /> A- Nồi biến tính colophan; B -Nồi xút hoá nhựa thông<br /> 1,5-Máy khuấy; 2-Vỏ nồi chứa vật liệu truyền nhiệt; 3-Lò đốt than; 4-Van cấp<br /> hơi; 6 –Van tháo sản phẩm;7-Van xả nước ngưng; 8-Van cấp nước sạch.<br /> Trong khoảng thời gian chờ nóng chảy nhựa thông và biến tính colophan, mở<br /> van 8 lấy lượng nước sạch nhất định theo tính toán vào nồi xút hoá B, đảm bảo<br /> nồng độ keo sản phẩm đạt 75%. Bật khuấy 5, bổ sung từ từ NaOH (dạng vẩy) vào<br /> hoà tan đồng thời mở van hơi 4, cấp nhiệt và gia nhiệt dung dịch NaOH lên 900C.<br /> Kết thúc thời gian biến tính, mở van 6 tháo từ từ nhựa thông đã được biến<br /> tính vào nồi xà phòng hoá, quá trình này cần khuấy tốc độ cao đảm bảo sự phân tán<br /> và phản ứng xà phòng hoá diễn ra triệt để. Khi đã tháo hết nhựa, bắt đầu tính thời<br /> gian xà phòng hoá. Thời gian là 1,5 giờ. Kết thúc thời gian xà phòng hóa, tháo sản<br /> phẩm vào thùng, để nguội trước khi xuất xưởng.<br /> <br /> Tuy hệ thống thiết bị còn thô sơ, điều kiện sản xuất còn hạn chế nhưng từ<br /> tháng 2 năm 2006 đến giữa tháng 6 năm 2006, nhóm đề đã tổ chứa sản xuất được 4<br /> đợt với sản lượng 8.170 kg keo thương phẩm. Kết quả phân tích và thử nghiệm cho<br /> thấy hiệu quả gia keo của sản phẩm thấp hơn khi tiến hành điều chế trong phòng thí<br /> nghiệm: cùng với mức dùng 0,75% độ hút nước cobb60 của giấy không đều giữa các<br /> mẻ, dao động trong khoảng 18 – 21g/m2. Mặc dù vậy chất lượng keo vẫn cao hơn<br /> nhiều so với sản phẩm keo truyền thống.<br /> <br /> Sản phẩm keo nhựa thông sản xuất ra đã được bán hết cho một số khách<br /> hàng như: Công ty Cổ phần Giấy Tây đô (Hà nội), Công ty Cổ phần giấyViệt Nhật<br /> (Bắc Ninh), Công ty TNHH giấy Bình Minh (Bắc Ninh), Công ty cổ phần Giấy Lửa<br /> Việt…Nhìn chung sản phẩm của đề tài đã được các công ty chấp nhận về mặt chất<br /> lượng, giá cả hợp lý và sẵn sàng đặt mua lâu dài.<br /> <br /> I.4.3. Một số vấn đề còn tồn tại về công nghệ và thiết bị sản xuất<br /> 1. Về mặt công nghệ:<br /> Từ thực tế sản xuất cho thấy độ nhớt của sản phẩm còn khá cao (ở dạng dẻo)<br /> nên gây khó khăn cho quá trình thao tác đóng gói sản phẩm và quá trình sử dụng ở<br /> nhà máy.<br /> Keo để trên 30 ngày đã có hiện tượng kết tinh ở phía trên mặt thùng chứa.<br /> Do vậy để sản phẩm keo này có chỗ đứng trên thị trường thì nhất thiết cần phải:<br /> + Nghiên cứu, xử lý làm giảm độ nhớt của keo nhựa thông biến tính<br /> + Nghiên cứu nhằm nâng cao tính ổn định, ức chế quá trình kết tinh của sản<br /> phẩm, kéo dài thời gian bảo quản của keo.<br /> 2. Về thiết bị sản xuất:<br /> + Do gia nhiệt trực tiếp bằng lò than nên rất không an toàn về phòng chống<br /> hoả hoạn (đã từng xẩy ra bắt lửa cháy dầu ra nhiệt)<br /> + Quá trình nâng nhiệt cho cát thạch anh và khả năng truyền nhiệt cũng rất<br /> kém, thời gian nấu chảy và biến tính nhựa thong kéo dài (nóng chảy hết 50kg<br /> colophan mất 5 tiếng)<br /> + Vỏ chứa vật liệu gia nhiệt rất nhanh bị thủng đáy<br /> + Nhiệt độ biến tính không ổn định, khó khống chế (chủ yếu bằng cách cấp<br /> gió vào lò và lượng than trong lò)<br /> + Thiếu các thiết bị chuẩn bị hóa chất, phụ gia<br /> + Năng suất thấp: 200kg/ngày.<br /> + Điều kiện làm việc của công nhân độc hại do khói lò và hơi xút bốc ra<br /> (không có hệ thống quạt hút và độ cao cần thiết của ống khói), mọi công việc đều<br /> làm thủ công.<br /> Muốn khắc phục các hạn chế trên cần thiết phải có những nghiên cứu thêm<br /> và hoàn thiện công nghệ, thiết bị nhằm đáp ứng được chất lượng sản phẩm cũng<br /> như số lượng sản phẩm, tính ổn định và liên tục cho các cơ sở sản xuất giấy và các<br /> tông bao gói.<br /> Để hoàn thiện công nghệ - thiết bị, Viện CN Giấy –Xenluylô đã xây dựng và<br /> trình Bộ Công nghiệp xin thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm keo nhựa thông biến<br /> tính công suất 200 tấn/năm.<br /> <br /> I.4.4. Nội dung của dự án sản xuất thử nghiêm.<br /> Sau khi hội đồng thẩm định của Bộ Công nghiệp xem xét và đánh giá dự án<br /> có tính khả thi cao, Bộ Công nghiệp đã ký hợp đồng số 02.07.SXTN/HĐ-KHCN,<br /> ngày 16 tháng 01 năm 2007 với Viện CN Giấy và Xenluylô, giao cho Viện thực<br /> hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm keo nhựa<br /> thông biến tính dùng cho gia keo giấy và cactông bao gói”, thời gian thực hiện là<br /> 2 năm (2007 - 2008).<br /> * Mục tiêu của dự án:<br /> 1. Mục tiêu trước mắt: Hoàn thiện công nghệ, hoàn thiện dây chuyền sản<br /> xuất thử nghiệm keo nhựa thông biến tính công suất 200 tấn/năm với đầy đủ trang<br /> thiết bị phụ trợ.<br /> 2. Mục tiêu lâu dài: Tạo ra các thế hệ sản phẩm keo nhựa thông biến tính<br /> mang tính chất thương mại đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Sản phẩm mang<br /> thương hiệu của Viện và là một trong các sản phẩm chủ đạo của Viện khi chuyển<br /> sang cơ chế tự trang trải kinh phí hoạt động.<br /> * Nội dung chính của dự án bao gồm<br /> 1. Nghiên cứu thị trường:<br /> + Khảo sát nhu cầu dùng keo chống thấm của các cơ sở sản xuất giấy và<br /> cáctông bao gói.<br /> + Tìm hiểu một số loại keo cùng loại trên thị trường…<br /> + Khả năng cung cấp nguyên, nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất<br /> <br /> 2. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ:<br /> + Nâng cao tính ổn định của keo nhựa thông biến tính trong quá trình bảo<br /> quản.<br /> + Giảm bớt độ nhớt của sản phẩm keo nhựa thông biến tính<br /> 3. Hoàn thiện dây chuyền sản xuất thử nghiệm công suất 200tấn/năm:<br /> + Xây dựng và sửa chữa 360m2 nhà xưởng.<br /> + Thiết kế chế tạo thiết bị nấu chảy, thiết bị phản ứng biến tính colophan với<br /> khả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ.<br /> + Thiết kế các bể sữa hoá, bể chứa sản phẩm<br /> + Hệ thống phân tán áp lực<br /> + Hệ thống nồi hơi<br /> + Trang bị các thiết bị phụ trợ: cân, thiết bị nâng hạ, đóng gói…<br /> + Sản xuất thử trên dây chuyền mới 150 tấn keo thành phẩm<br /> 4. Đào tạo<br /> - Đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ (KHCN), công nhân hoàn<br /> toàn làm chủ được công nghệ và thiết bị của dự án:<br /> + Cán bộ KHCN: 04<br /> + Công nhân: 06<br /> PHẦN II:<br /> KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN<br /> <br /> II.1. THỊ TRƯỜNG KEO NHỰA THÔNG.<br /> <br /> Theo số liệu khảo sát cho thấy, tổng công suất các dây chuyền sản xuất giấy<br /> cáctông bao bì công nghiệp ở nước ta tại thời điểm cuối năm 2006 chiếm 47% tổng<br /> công suất giấy toàn ngành, đạt 549.300 tấn/năm [15]. Các sản phẩm chủ yếu gồm<br /> giấy duplex các loại (chủ yếu là duplex mặt vàng dùng cho lớp phẳng ngoài của<br /> cáctông sóng) 188.650 tấn/năm, cáctông sóng là 208.150 tấn/năm, giấy bao gói,<br /> kraft khoảng 152.500 tấn/năm. Tuy nhiên công suất giấy và cáctông bao bì công<br /> nghiệp lại chủ yếu tập trung tại khoảng 20 công ty có công suất từ 5.000 tấn/năm<br /> trở lên (chiếm tỷ lệ 80%).<br /> <br /> Tại hầu hết các doanh nghiệp chuyên sản xuất giấy và cáctông bao bì công<br /> nghiệp, nguyên liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là OCC, bột kraft nhập ngoại và gia<br /> keo chống thấm cho giấy là keo nhựa thông như: Công ty TNHH Giấy An Bình<br /> 40.000 tấn/năm; Công ty TNHH giấy và giấy bao gói Phú Thọ 5.500 tấn/năm; Công<br /> ty TNHH Vạn Phát 38.500 tấn/năm; Công ty Giấy Xuân Đức 7.600 tấn/năm; Công<br /> ty Giấy Vĩnh Huê 8.000 tấn/năm; Công ty cổ phần Giấy Sông Lam 7.400 tấn/năm;<br /> Công ty TNHH giấy Bình Minh 10.000 tấn/năm; Công ty TNHH Tân Thành Đồng<br /> 8.000 tấn/năm; Công ty cổ phần Giấy Lam Sơn 7.000 tấn/năm; Công ty giấy bao bì<br /> Phú Giang 7.000 tấn/năm; Công ty cổ phần giấy Mục Sơn 15.000 tấn/năm; Công ty<br /> cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 15.000 tấn/năm; Công ty Giấy Lửa Việt 5.000<br /> tấn/năm và một loạt các cơ sở sản xuất nhỏ ở Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh sản<br /> xuất giấy bao bì công nghiệp đều sử dụng keo nhựa thông chống thấm cho giấy.<br /> <br /> Với tổng sản lượng giấy bao bì, cáctông bao gói trên nửa triệu tấn, hàng năm<br /> các cơ sở tiêu thụ khoảng 5.000 tấn keo nhựa thông và hầu hết các sản phẩm<br /> cáctông bao gói đều được gia keo bằng keo nhựa thông tự sản xuất theo phương<br /> pháp nấu thủ công, lạc hậu. Chất lượng keo nhìn chung không ổn định, chất lượng<br /> thấp, tiêu hao lớn và đặc biệt tính chủ động trong sản xuất thấp.<br /> <br /> Trong vài năm trở lại đây cũng đã xuất hiện một vài sản phẩm keo nhựa<br /> thông biến tính trên thị trường như: sản phẩm nhựa thông cường tính AM 70, nhựa<br /> thông phân tán AM 40 của công ty TNHH Đại Thịnh (công suất 1.000 tấn/năm),<br /> sản phẩm keo nhựa thông tăng cường FROSIN GD-70, keo NUESIZE GD -35 của<br /> Công ty TNHH SX Hóa Chất TMDV Gia Định. Mặc dù xuất hiện trên thị trường<br /> khá sớm, song tính tới thời điểm này các dòng sản phẩm này vẫn chưa thuyết phục,<br /> hấp dẫn được các nhà sản xuất giấy, cáctông bao gói. Sản phẩm tiêu thụ rất chậm<br /> rất ít các cơ sở sử dụng, nguyên nhân chủ yếu là hiệu quả gia keo không vượt trội so<br /> với keo truyền thống tự nấu, độ pH của keo còn cao, độ ổn định chưa cao và đặc<br /> biệt độ nhớt còn khá cao.<br /> <br /> Bên cạnh các sản phẩm trong nước còn xuất hiện một số sản phẩm nhập<br /> khẩu như: sản phẩm EKA CR M1718 của tập đoàn EKa – Thụy Điển do công ty<br /> TNHH Thuận Phát Hưng nhập khẩu và phân phối; Keo nhựa thông phân tán của<br /> hãng Hercules – Đài loan do công ty TNHH Tân Phú Cường nhập khẩu và phân<br /> phối, và một số các sản phẩm khác có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một số khảo sát<br /> và thực nghiệm cho thấy các sản phẩm này thích hợp cho sản xuất giấy trắng hơn so<br /> với giấy bao bì sử dụng OCC và bột chưa tẩy [16]<br /> <br /> Với thực tế trên, sản phẩm keo nhựa thông của Viện CN Giấy và Xenluylô<br /> với công suất 200 tấn/năm hoàn toàn có khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường<br /> và phát triển nếu chất lượng sản phẩm tốt, ổn định, đủ số lượng, hiệu quả gia keo<br /> tốt, giá cả cạnh tranh, công tác maketing và hỗ trợ bán hàng tốt.<br /> <br /> Với sản phẩm keo nhựa thông biến tính nguyên liệu chủ yếu là colophan loại<br /> tốt, xút (NaOH) công nghiệp và một lượng nhỏ các hóa chất phụ gia. Nhìn chung<br /> hầu hết các nguyên liệu đầu vào trong nước đều đáp ứng được. Thật vậy, nước ta có<br /> điều kiện tự nhiên thuận lợi về trồng và khai thác nhựa thông. Theo số liệu của Bộ<br /> NN&PTNT, năm 2005 tổng diện tích rừng thông toàn quốc khoảng 194.721 ha với:<br /> Vùng Đông Bắc khoảng 77.015 ha; Vùng Tây Bắc khoảng 3.857 ha; Đồng bằng<br /> Bắc Bộ khoảng 3.066 ha; Vùng Duyên hải Trung Bộ 72.329 ha; Vùng Tây Nguyên<br /> khoảng 10.784 ha; Đông Nam Bộ khoảng 10.784 ha, trong đó diện tích trồng thông<br /> nhựa là 90.000 ha. Theo kết quả khảo sát và đánh giá của ngành lâm nghiệp, thì với<br /> diện tích 90.000 ha có thể đạt sản lượng 540.000 tấn nhựa trong điều kiện 100%<br /> diện tích thông nhựa đến tuổi khai thác.Tuy nhiên, sản lượng khai thác nước ta mới<br /> chỉ đạt 5% với giả thiết trên. Theo các chuyên gia kinh tế dự báo nếu phối hợp đồng<br /> bộ giữa các ngành liên quan với chính quyền địa phương trong việc quy hoạch,<br /> quản lý, trồng và khai thác nhựa thì những năm tới sản lượng khai thác nhựa có thể<br /> đạt trên 40.000 tấn/năm [nguồn VOV].<br /> <br /> Hiện tại hàng năm, các cơ sở chế biến nhựa thông trong nước nới chỉ đáp<br /> ứng được khoảng 15.000 tấn/năm chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh, Quảng Bình,<br /> Lạng Sơn, Hà Tĩnh…tiêu biểu như các công ty: Xí nghiệp chế biến nhựa thông<br /> thuộc Công ty Lâm công nghiệp Long Địa – Quảng Bình; Công ty Cổ phần Trường<br /> Thịnh, Nghệ An (công suất 2.500 tấn colophan/năm); Công ty cổ phần Thông<br /> Quảng Ninh (dây chuyền mới 5.000 tấn/năm). Sản phẩm của các công ty này đủ<br /> tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước: Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc …<br /> <br /> Phần nhựa dư còn lại chủ yếu được các lâm trường, người dân sơ chế biến<br /> thủ công và bán sản phẩm thô cho các lái thương xuất khẩu sang Trung Quốc.<br /> <br /> Với các số liệu trên cho thấy, hiện tại và trong tương lai nguồn nhựa thông<br /> cung cấp là rất sẵn và ổn định. Hiện tại colophan dùng cho sản xuất nhựa thông của<br /> dự án đều được mua của Công ty cổ phần Thông Quảng Ninh với chất lượng, số<br /> lượng luôn đảm bảo và ổn định.<br /> <br /> Các nguyên liệu khác như: xút (NaOH), các phụ gia khác đều có thể mua tìm<br /> mua dễ dàng trên thị trường trong nước với xuất xứ của Việt Nam hoặc Trung<br /> Quốc.<br /> II.2. HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Mục tiêu: tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ nhằm giảm độ nhớt và<br /> hạn chế sự kết tinh của keo, kéo dài thời gian bảo quản và tính ổn định của sản<br /> phẩm<br /> <br /> II.2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> * Nguyên liệu và hoá chất:<br /> + Colophan được mua trực tiếp tại nhà máy chế biến nhựa thông Quảng<br /> Ninh. Colophan có màu vàng sáng, tỷ trọng 1,08g/cm3, trị số axit 176 (lượng K2O<br /> tính theo mg cần thiết để trung hoà 1g colophan hoà tan trong etanol ở nhiệt độ<br /> thường).<br /> + Hóa chất dùng cho nghiên cứu: Trung Quốc<br /> + Nguyên liệu OCC nội (thu gom trong nước) được lấy từ nhà máy giấy Tây<br /> đô - Đại mỗ – Từ Liêm.<br /> *Thiết bị nghiên cứu<br /> - Máy đo pH, Hanal (Thuỷ Sỹ)<br /> - Cân phân tích (0,0001g), (EU)<br /> - Máy khuấy từ, (EU)<br /> - Tủ sấy, Heraeus (Đức)<br /> - Nồi nấu nhựa inox 1000ml<br /> - Máy khuấy trục đứng (Nhật)<br /> - Máy xeo Rapid thí nghiệm, PTI - Áo<br /> - Máy nghiền thí nghiệm Hà Lan 4,5l (Pháp)<br /> - Máy đo độ nghiền, PTI - Áo<br /> - Thiết bị đo độ Cobb60, (Nga)<br /> - Máy đo độ nhớt, (Đức)<br /> - Hệ thống sinh hàn, bếp điện<br /> - Lưới 325mesh đã biết trước khối lượng<br /> * Phương pháp nghiên cứu<br /> 1. Quá trình biến tính colophan<br /> Quá trình biến tính colophan được thực hiện trong bình phản ứng bằng inox<br /> dung tích 1000 l, có trang bị khuấy và gia nhiệt bằng bếp điện.<br /> Cân 200g Colophan chính xác tới 0,1g, đập nhỏ cho vào bình phản ứng, gia<br /> nhiệt cho tới khi nóng chảy hết, tiếp tục gia nhiệt tới nhiệt độ phản ứng theo từng<br /> quy trình. Bổ sung một lượng nhất định tác nhân biến tính vào dung dịch colophan.<br /> Gia nhiệt tới nhiệt độ phản ứng và bảo ôn ở nhiệt độ này theo quy trình đã chọn.<br /> Trong quá trình phản ứng tiến hành khuấy trộn, chú ý tránh trào bọt.<br /> Kết thúc thời gian biến tính, colophan được xà phòng hoá với dung dịch xút<br /> đặc ngay trong bình phản ứng. Quá trình xà phòng hoá phải khuấy trộn mạnh. Kết<br /> thúc thời gian xà phòng hoá, mẫu keo được làm nguội, để ổn định 24giờ trước khi<br /> đem xác định các tính chất hoá lý, khả năng gia keo cho giấy<br /> 2. Xác định độ nhớt của dung dịch keo.<br /> Mẫu nhựa thông sau khi được nấu theo các quy trình khác nhau được đem<br /> xác định độ nhớt. Quá trình được xác định độ nhớt được tiến hành theo phương<br /> pháp thử TCVN 2092-1993 (độ nhớt BZ4, đơn vị tính là giây (s)).<br /> 3. Phương pháp xác định độ kết tinh<br /> Độ kết tinh được tính là lượng chất rắn còn lại trên lưới 325mesh (đường<br /> kính lỗ lưới 45µm) của dung dịch keo sau khi xử lý và lọc ở các điều kiện tiêu<br /> chuẩn và được tính theo đơn vị ppm (phần triệu) so với lượng keo khô tuyệt đối ban<br /> đầu.<br /> Quy trình tiến hành được mô tả như sau:<br /> + Lưới 325mesh đã biết trước khối lượng<br /> + Cân 100g dung dịch keo đã biết trước nồng độ, độ chính xác tới 0,01g<br /> + Nước cất được chuẩn bị ở nhiệt độ 800C, thể tích 900ml<br /> + Hoà keo vào trong cốc 2l đã chứa nước cất, khuấy đều trong 5 phút sau đó<br /> lọc từ từ qua lưới 325mesh. Sau khi lọc xong tiến hành rửa nhiều lần lưới bằng<br /> nước ấm 600C.<br /> + Tiến hành sấy lưới có chứa lượng keo kết tinh đến khối lượng không đổi.<br /> + Cân khối lượng lưới và tính lượng keo đã kết tinh so với khối lượng keo<br /> đem thử. Đơn vị tính là ppm.<br /> 4. Chuẩn bị mẫu giấy thử nghiệm<br /> Để chuẩn bị các mẫu giấy thử nghiệm, OCC được làm sạch khỏi tạp chất như<br /> đinh gim, băng dán, được đánh tơi và nghiền đến 400SR trên máy nghiền Hà lan thí<br /> nghiệm. Keo nhựa thông được sữa hoá, hoà tan, pha loãng tới nồng độ 50g/lít bằng<br /> nước ấm (800C) và pha loãng bằng nước lạnh tới nồng độ 25g/l. Phèn nhôm được<br /> hoà tan bằng nước nóng tới nồng độ 100g/lít và pha loãng tiếp bằng nước lạnh tới<br /> 50g/l.<br /> Quá trình phối trộn keo nhựa thông (mức dùng keo 1% so với bột khô tuyệt<br /> đối) và phèn nhôm với bột giấy được thực hiện theo thứ tự: bột giấy – nhựa thông –<br /> phèn nhôm: lấy 10g dung dịch bột giấy nồng độ 2% cho vào cốc thuỷ tinh có thể<br /> tích 1000ml, lắp máy khuấy và khuấy trộn đều dung dịch bột giấy (tránh văng bột ra<br /> ngoài). Dùng pipét hút một lượng dung dịch keo nhất định và phối từ từ vào dung<br /> dịch bột. Khi đã cho hết keo, khuấy trộn đều trong vòng 5phút. Sau thời gian khuấy<br /> trộn keo nhựa thông với bột, bổ sung từ từ dung dịch phèn nhôm sao cho pH của<br /> hỗn hợp đạt 5,5. Khuấy đều tiếp 5 phút trước khi đem xeo trên máy xeo rapid.<br /> <br /> Mẫu giấy được xeo với định lượng70g/m2.<br /> Hiệu quả gia keo được đánh giá qua độ hút nước Cobb60 của giấy và xác<br /> định theo TCVN 6726-2000.<br /> II.2.2. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ<br /> <br /> Qúa trình điều chế keo nhựa thông biến tính dùng cho gia keo giấy và<br /> cáctông bao gói gồm 2 giai đoạn chính:<br /> + Biến tính colophan<br /> + Xà phòng hoá colophan để tạo thành keo nhựa thông (gọi tắt là quá trình<br /> xút hóa).<br /> Do quy trình xút hoá colophan đã được nghiên cứu nhiều và các điều kiện<br /> công nghệ này đã được xác lập nên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên<br /> cứu hoàn thiện của các yếu tố công nghệ trong giai đoạn biến tính colophan đến<br /> chất lượng của keo nhựa thông. Các yếu tố công nghệ được lựa chọn để nghiên cứu<br /> chủ yếu là phụ gia chống kết tinh và giảm độ nhớt của keo sau nấu.<br /> Mẫu colophan dùng cho thí nghiệm được đập nhỏ và bảo quản trong túi<br /> nilon. Kết quả xác định trị số axit và trị số xà phòng hoá cho thấy, để đạt được loại<br /> keo chứa hàm lượng nhựa tự do ≈ 0% như theo yêu cầu của sản phẩm dùng cho gia<br /> keo giấy và cactông bao gói thì mức dùng kiềm (NaOH) là 13,02% so với khối<br /> lượng colophan đem nấu.<br /> Nhằm mục đích so sánh và đánh giá hiệu quả gia keo với các loại keo nhựa<br /> thông biến tính, một mẫu nhựa thông nấu theo quy trình truyền thống đã được<br /> chuẩn bị.<br /> Bảng 2.1. Quy trình nấu nhựa thông thông thường<br /> Điều kiện công nghệ Đơn vị Giá trị<br /> 0<br /> Nhiệt độ nấu C 98<br /> Tỷ dịch Tỷ lệ colophan/nước 1/3<br /> Mức dung kiềm %NaOH so với colophan 13,02<br /> Thời gian nấu giờ 3<br /> Các kết quả nghiên cứu năm 2005 của Viện CN Giấy và Xenluylô đã chỉ ra,<br /> phản ứng cộng vòng Diels-Alder với tác nhân biến tính cho hiệu quả gia keo cao<br /> hơn các tác nhân khác và đã lựa chọn được quy trình phù hợp cho quá trình biến<br /> tính colophan:<br /> + Mức dùng tác nhân biến tính: 8% so với colophan<br /> + Nhiệt độ: 1900C<br /> + Thời gian: 2,5giờ.<br /> Colophan sau khi biến tính được xút hoá bởi dung dịch NaOH có nồng độ<br /> 100g/lít đã được gia nhiệt tới 980C. Quá trình xút hoá kéo dài 1,5giờ kèm theo là<br /> khuấy trộn mạnh (1500v/phút), bổ sung thêm nước nóng. Kết thúc quá trình xút<br /> hoá, keo nhựa thông được làm nguội. Sản phẩm cuối cùng có hàm lượng chất khô<br /> 75%.<br /> Nhựa thông đem sử dụng (thông thường và biến tính) được sữa hoá ở nhiệt<br /> 0<br /> độ 80 C tới nồng độ 50g/l và pha loãng tiếp bằng nước lạnh tới nồng độ 25g/l trước<br /> khi đem sử dụng.<br /> Để đánh giá độ ổn định của keo nhựa thông biến tính một loạt các thí nghiệm<br /> đã được tiến hành.<br /> II.2.2.1. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới chất lượng của keo nhựa thông<br /> biến tính.<br /> Mẫu keo biến tính được nấu theo quy trình đã nghiên cứu được, để nguội và<br /> đổ vào các hộp nhựa có nắp đậy kín. Cứ sau một số ngày nhất định đem keo ra kiểm<br /> tra hiệu quả gia keo. Kết quả thí nghiệm được đưa ra trong bảng 2.2.<br /> Bảng 2.2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới hiệu quả gia keo của keo nhựa<br /> thông biến tính.<br /> Thời gian bảo Độ hút nước Cảm quan Độ kết tinh,<br /> quản, ngày Cobb60, g/m2<br /> ppm<br /> Sau 1 ngày 17 Keo có màu vàng, đồng nhất, 0,00<br /> dạng dẻo<br /> Sau 10 ngày 17 nt 0,00<br /> Sau 15 ngày 22 nt 50,00<br /> Sau 20 ngày 24 Keo có màu vàng, có hiện 250,00<br /> tượng kết tinh trên bề mặt và<br /> cứng lại<br /> Sau 25 ngày 27 nt 380,00<br /> Sau 30 ngày 29 nt 420,00<br /> Sau 35 ngày 34 nt 550,00<br /> Sau 40 ngày 39 nt 650,00<br /> Sau 45 ngày 45 nt 820,00<br /> Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%, mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ<br /> <br /> Từ kết quả được đưa trong bảng 2.2 cho thấy, sau 15 ngày keo đã có hiện<br /> tượng kết tinh làm cho keo phía trên cứng lại gây khó khăn cho quá trình hoà tan và<br /> gia keo, hiệu quả gia keo giảm mạnh (độ hút nước cobb60 tăng lên tới 45g/m2 khi<br /> thời gian bảo quản là 45 ngày).<br /> Các kết quả trên cho thấy, để thương mại hoá sản phẩm này bên cạnh đảm<br /> bảo chỉ tiêu về chất lượng thì cần phải giảm độ nhớt của sản phẩm và độ ổn định<br /> của keo phải dài. Như vậy nhất thiết cần phải sử dụng phụ gia làm giảm độ nhớt và<br /> ức chế xu hướng kết tinh của keo.<br /> II.2.2.2. Phụ gia giảm độ nhớt và chống kết tinh cho keo nhựa thông biến tính.<br /> Một loạt các thí nghiệm thăm dò với các hợp chất hữu cơ, vô cơ được tiến<br /> hành và đã chọn được một hợp chất tương đối phù hợp với hệ keo này. Hợp chất<br /> này có chứa gốc amoni có ký hiệu thương mại là AM, xuất xứ Trung Quốc. Phụ gia<br /> này được bổ sung với một hàm lượng nhất định vào thời điểm sau khi xút hoá. AM<br /> được hoà tan trong nước nóng (80-900C) với nồng độ 50%. Sau khi bổ sung, tiến<br /> hành khuấy trộn mạnh với tốc độ 1500v/phút trong 30phút ở nhiệt độ 900C. Kết<br /> thúc quá trình, sản phẩm được để nguội và đem xác định các tính chất của keo.<br /> a. Ảnh hưởng của AM tới thời gian bảo quản của keo nhựa thông biến tính<br /> Colophan sau khi được biến tính và xút hoá được bổ sung 5%AM so với<br /> lượng colophan sử dụng. Sản phẩm sau đó được đổ vào các lọ nhựa 150ml có nắp<br /> đậy kín và được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Cứ sau một thời gian nhất định mang<br /> một mẫu keo ra trộn đều và đem xác định độ nhớt, hiệu quả gia keo. Các kết quả thí<br /> nghiệm được đưa ra trong bảng 2.3.<br /> <br /> Bảng 2.3. Ảnh hưởng của AM tới thời gian bảo quản và hiệu quả gia keo của<br /> keo nhựa thông biến tính.<br /> Thời gian bảo quản, Độ hút nước Độ nhớt BZ4,<br /> ngày Cobb60, g/m2 s<br /> Sau 01 ngày 17 40<br /> Sau 10 ngày 17 40<br /> Sau 20 ngày 17 40<br /> Sau 30 ngày 18 42<br /> Sau 40 ngày 18 43<br /> Sau 50 ngày 18 43<br /> Sau 60 ngày 19 44<br /> Sau 90 ngày 19 45<br /> Sau 120 ngày 20 45<br /> Sau 150 ngày 21 45<br /> Ghi chú: Mức dùng AM: 5%, nhiệt độ xử lý 900C, thời gian 30phút; hàm lượng chất khô<br /> của keo: 75%, mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ<br /> Các kết quả thu được cho thấy, AM có tác dụng rất tốt làm ức chế quá trình<br /> kết tinh của nhựa thông biến tính làm cho độ nhớt của hệ keo ổn định và tăng lên<br /> không nhiều kể cả sau thời gian bảo quản 5 tháng. Hiệu quả gia keo của sản phẩm<br /> vẫn rất tốt và ổn định.<br /> Tuy nhiên theo các tài liệu tham khảo thì độ nhớt của hệ keo nằm trong<br /> khoảng 20 – 30s là tốt nhất. Với độ nhớt này, mặc dù ở nồng độ cao (75%) song sản<br /> phẩm rất loãng có thể múc và rót rất dễ dàng, thuận tiện cho quá trình chuẩn bị và<br /> gia keo trong quá trình sản xuất giấy.<br /> b. Ảnh hưởng của mức dùng AM tới độ nhớt của keo nhựa thông biến tính<br /> <br /> Để giảm độ nhớt của hệ keo một loạt các thí nghiệm với các mức dùng AM<br /> khác nhau đã được tiến hành. Kết quả được đưa ra trong bảng 2.4<br /> Bảng 2.4. Ảnh hưởng mức dùng AM tới độ nhớt và hiệu quả gia keo của keo<br /> nhựa thông biến tính<br /> <br /> Mức dùng AM, Độ hút nước Độ nhớt BZ4,<br /> Cobb60, g/m2 s<br /> % Sau 120 ngày Sau 150 ngày Sau 120 ngày Sau 150 ngày<br /> 5 20 21 45 45<br /> 7 19 20 40 42<br /> 8 18 20 35 36<br /> 9 19 19 30 32<br /> 10 19 19 22 23<br /> 12 18 20 16 18<br /> Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%, điều kiện xử lý AM: nhiệt độ xử lý 900C, thời gian<br /> 30phút; mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ<br /> Từ kết quả đưa ra trong bảng 2.4 cho thấy, phụ gia AM không những không<br /> ảnh hưởng mà còn có tác dụng tích cực tới hiệu quả gia keo (độ hút nước Cobb60<br /> vẫn ở mức 20 – 21g/m2) mặc dù thời gian bảo quản tới 150 ngày. Hơn thế nữa khi<br /> tăng mức dùng AM thì độ nhớt có xu hướng giảm và giảm rất nhanh khi mức dùng<br /> trên 10%. Mẫu keo sau 150 ngày bảo quản vẫn rất lỏng. Kết quả đo độ nhớt cho<br /> thấy với mức dùng 10% là thích hợp (độ nhớt BZ4 nằm trong khoảng 20 – 30s, phù<br /> hợp với các kết quả đã được công bố).<br /> c. Ảnh hưởng của AM tới nhiệt độ sữa hoá của keo nhựa thông biến tính<br /> <br /> Trên thực tế sản xuất, quá trình sữa hoá nhựa thông thường được tiến hành ở<br /> nhiệt độ 70-800C, ở nhiệt độ này cùng với quá trình khuấy trộn mạnh sẽ đảm bảo<br /> sự, hoà tan, phân tán keo tốt trước khi đem sử dụng. Tuy nhiên khi sữa hoá ở nhiệt<br /> độ càng cao thì sẽ phải tiêu tốn một lượng nhiệt được cấp từ hơi nước (trực tiếp<br /> hoặc gián tiếp) khá lớn nên xu hướng của các sản phẩm keo thế hệ mới là sữa hoá ở<br /> nhiệt độ thấp và pha loãng ở điều kiện môi trường.<br /> Theo các tài liệu thu thập được cùng với sự khuyến cáo của nhà sản xuất thì<br /> chế phẩm AM không chỉ có tác dụng làm giảm độ nhớt của keo mà hệ keo có thể<br /> sữa hoá ở nhiệt độ thấp.Để khẳng định cho các kết luận này một loạt các thử<br /> nghiệm sữa hoá keo ở các nhiệt độ khác nhau đã được thực hiện.Do chất lượng các<br /> mẫu keo đối chứng không đạt chất lượng sau thời gian bảo quản là 45 ngày nên khi<br /> tiến hành so sánh hai mẫu keo, các thí nghiệm chỉ so sánh ở 2 khoảng thời gian là<br /> sau 1 ngày và sau 45 ngày bảo quản, còn riêng đối với mẫu keo sử dụng AM sẽ<br /> khảo sát tiếp ở thời điểm sau 150 ngày. Các kết quả được đưa ra ở bảng 2.5<br /> Bảng 2.5. Ảnh hưởng của AM tới nhiệt độ sữa hoá keo của keo nhựa thông<br /> <br /> Nhiệt độ sữa Độ hút nước cobb60, g/m2 Độ hút nước cobb60, g/m2<br /> hoá, 0C Keo nấu sau 1 ngày nấu Keo nấu sau 45ngày nấu<br /> Mẫu đối chứng Mẫu dùng AM Mẫu đối chứng Mẫu dùng AM<br /> 80 17 17 45 18<br /> 70 17 17 46 18<br /> 60 19 17 48 18<br /> 50 20 17 52 18<br /> 40 25 17 55 20<br /> 30 49 38 65 40<br /> Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%, điều kiện xử lý AM: nhiệt độ xử lý 900C, thời gian<br /> 30phút, mức dùng AM: 10% so với colophan; Nồng độ sữa hoá 100g/l;; Pha loãng tới 50g/l bằng<br /> nước ấm (500C, đối với mẫu có nhiệt độ sữa hoá 400C thì quá trình pha loãng cũng lấy bằng<br /> 400C), pha loãng tới 25g/l bằng nước lạnh; Mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ<br /> Các kết quả đưa ra trong bảng 2.5 cho thấy, khi nhiệt độ sữa hoá giảm từ<br /> 800C xuống 300C thì hiệu quả gia keo của mẫu đối chứng giảm theo (độ cobb60 tăng<br /> từ 17g/m2 lên 49g/m2 ngay sau khi nấu 1 ngày và 45g/m2 lên 65g/m2 sau khi bảo<br /> quản 45 ngày) điều này cho thấy mẫu keo đối chứng rất khó sữa hoá ở nhiệt độ<br /> thấp. Ngược lại trong khoảng nhiệt độ 800C – 500C, tại 2 thời điểm khảo sát thì hiệu<br /> quả gia keo của keo nhựa thông biến tính gần như không đổi. Khi tiếp tục giảm<br /> nhiệt độ xuống 400C thì hiệu quả gia keo bắt đầu giảm điều này do các hạt keo chưa<br /> được hoà tan hết, kích thước hạt lớn, khả năng phân tán thấp. Các kết quả trên cho<br /> phép chọn nhiệt độ sữa hoá của keo biến tính là: 500C. Để khẳng định kết quả này,<br /> một mẫu keo sử dụng AM được bảo quản sau 150 ngày cũng đã được tiến hành, kết<br /> quả cho thấy, tại nhiệt độ sữa hoá 500C, keo vẫn hoà tan tốt, hiệu quả gia keo không<br /> có biến đổi nhiều (độ hút nước cobb60 19,5g/m2 so với 19,0g/m2 khi sữa hoá ở<br /> 800C). Điều này cho phép tiết kiệm nhiệt lượng cho quá trình chuẩn bị keo.<br /> d. Nghiên cứu giảm độ kết tinh cho keo nhựa thông biến tính<br /> <br /> Từ các kết quả thu được ở trên cho phép kết luận: chế phẩm AM thực sự hữu<br /> ích trong quá trình điều chế keo nhựa thông nó không chỉ giảm độ nhớt của dung<br /> dịch keo mà còn giúp giữ ổn định hiệu quả gia keo trong một khoảng thời gian dài.<br /> Mặc dù vậy một yếu tố cũng rất quan trọng trong quá trình gia keo là hàm lượng<br /> keo bị kết tinh, nó ít nhiều cũng ảnh hưởng tới hiệu quả gia keo, song ảnh hưởng<br /> lớn nhất là sự bám dính, làm bẩn chăn lưới, các trục ép gây khó khăn trong quá<br /> trình sản xuất giấy. Để xác định hàm lượng keo bị kết tinh, một loạt các thí nghiệm<br /> đã được tiến hành đối với các mẫu keo có sử dụng AM. Các kết quả được đưa ra<br /> trong bảng 2.6<br /> Bảng 2.6 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới độ kết tinh và hiệu quả gia keo<br /> của keo nhựa thông<br /> Thời gian bảo quản, Độ hút nước Độ kết tinh,<br /> ngày Cobb60, g/m2 ppm<br /> Sau 01 ngày 17 0,00<br /> Sau 10 ngày 17 0,00<br /> Sau 20 ngày 17 50,00<br /> Sau 30 ngày 18 150,00<br /> Sau 40 ngày 18 210,00<br /> Sau 50 ngày 18 250,00<br /> Sau 60 ngày 19 490,00<br /> Sau 90 ngày 19 610,00<br /> Sau 120 ngày 20 850,00<br /> Sau 150 ngày 21 1200,00<br /> Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%, điều kiện xử lý AM: nhiệt độ xử lý 900C, thời gian<br /> 30phút, mức dùng AM: 10% so với colophan; Nồng độ sữa hoá 100g/l và pha loãng tới 50g/l bằng<br /> nước ấm (500C), pha loãng tới 25g/l bằng nước lạnh; Mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ<br /> Từ các kết quả được đưa trong bảng 2.6 cho thấy mặc dù hiệu quả gia keo<br /> vẫn cao song cũng đã có một lượng keo đã có xu hướng kết tinh và lượng này càng<br /> tăng khi thời gian bảo quản tăng. Do vậy để đảm bảo keo không bị kết tinh, kéo dài<br /> thời gian bảo quản nhất thiết cần phải sử dụng chất ức chế kết tinh.<br /> Tham khảo các tài liệu, công trình được công bố [1,2,4] thì focmandehyt là<br /> một hoá chất có thể làm ức chế quá trình kết tinh của nhựa thông. Tuỳ từng loại<br /> nhựa thông mà mức dùng khác nhau.<br /> Quy trình sử dụng [4]:<br /> + Nhiệt độ: 180 – 1900C<br /> + Thời gian xử lý: 2,0giờ<br /> + Hoá chất phụ trợ: axit paratoluensulfomic: 0,3% so với colophan<br /> Hai loại hoá chất này được thêm vào giai đoạn biến tính nhựa thông khi thời gian<br /> tiến hành được 0,5giờ (thời gian biến tính là 2,5giờ). Kết quả nghiên cứu được đưa<br /> trong bảng 2.7<br /> Bảng 2.7. Ảnh hưởng của mức dùng focmandehyt tới độ kết tinh và hiệu quả<br /> gia keo của keo nhựa thông<br /> Mức dùng Độ hút nước Độ kết tinh,<br /> focmandehyt Cobb60 g/m2 sau ppm: sau<br /> so với 60 90 120 150 60 90 120 150<br /> colophon, % ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày<br /> 0,8 19 19 20 21 250 370 420 550<br /> 1,0 18 19 21 21 220 320 360 420<br /> 1,2 19 19 21 21 72 90 100 105<br /> 1,4 19 18 21 21 75 93 100 104<br /> 1,6 19 19 21 22 74 95 105 106<br /> Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%, điều kiện xử lý AM: nhiệt độ xử lý 900C, thời gian<br /> 30phút, mức dùng AM: 10% so với colophan; Nồng độ sữa hoá 100g/l và pha loãng tới 50g/l bằng<br /> nước ấm (500C), pha loãng tới 25g/l bằng nước lạnh; Mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ<br /> Từ kết quả trên cho thấy, phụ gia này không ảnh hưởng tới hiệu quả gia keo<br /> mà còn giảm lượng kết tinh xuống rất thấp ≈ 100ppm – một lượng rất nhỏ, với hàm<br /> lượng này mức độ ảnh hưởng tới chăn lưới, trục ép, bề mặt sản phẩm là không đáng<br /> kể [2]. Mức dùng hợp lý của phụ gia này là 1,2% so với lượng colophan.<br /> Kết luận:<br /> Từ các kết quả nghiên cứu cho phép rút ra quy trình sản xuất keo nhựa thông<br /> biến tính có độ nhớt thấp và độ ổn định cao:<br /> *Quy trình biến tính colophan:<br /> + Mức dùng tác nhân biến tính: 8% so với colophan<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2