Báo cáo tốt nghiệp: Cải tiến công tác an toàn lao động tại Công ty TNHH đầu tư tổng hợp Hà Thanh
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của báo cáo "Cải tiến công tác an toàn lao động tại Công ty TNHH đầu tư tổng hợp Hà Thanh" nhằm phân tích thực trạng công tác bảo hộ an toàn lao động của Công ty TNHH đầu tư tổng hợp Hà Thanh, từ đó đưa ra được những phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đảm bảo an toàn lao động cho công nhân của công ty nhằm phần nào nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao thương hiệu cho công ty hơn so với các công ty cùng lĩnh vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Cải tiến công tác an toàn lao động tại Công ty TNHH đầu tư tổng hợp Hà Thanh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CẢI TIẾN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Minh Lớp : D17QC02 Khóa : 2017 – 2021 Ngành : Quản lý công nghiệp Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thành Tâm Bình Dương, tháng 11 năm 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CẢI TIẾN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký tên) MSSV: 1725106010083 Lớp: D17QC02 (Ký tên) Th.S Bùi Thành Tâm Võ Thị Yến Nhi Bình Dương, tháng 11 năm 2020
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài báo cáo này, tôi xin trân trọng cảm ơn nhà trường, khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp xúc cũng như làm quen với môi trường công nghiệp, nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế, những bài học bổ ích để có thể vận dụng được những kiến thức đã được học trên lớp vào thực tiễn. Cảm ơn Th.S Bùi Thành Tâm đã hết lòng giúp đỡ em trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn em rất nhiều thứ để em có được bài báo cáo ngày hôm nay, xin chân thành cảm ơn thầy! Cảm ơn anh Nguyễn Xuân Trường, cùng toàn thể các anh chị, ban lãnh đạo công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH đã gắn bó cùng tôi, tạo điều kiện giúp tôi để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo của mình một cách hoàn thiện nhất, xin trân trọng cám ơn! Trong quá trình viết báo cáo cũng như thời gian thực tập tại công ty cũng không khỏi tránh những bỡ ngỡ, sai sót mong thầy cũng như các anh chị trong công ty, niệm tình bỏ qua và thẳn thắn đóng góp ý kiến, tôi sẽ ghi nhận và cố gắng hơn! Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực tập i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo được tôi nghiên cưu và viết, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những lời văn cũng như căn cứ của mình. Các thông tin, hình ảnh và tài nguyên được sử dụng trong báo cáo của tôi đều được tôi nghiên cứu và đã được ghi nguồn đầy đủ. Sinh viên thực tập Nguyễn Hoàng Minh ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ..................................................................2 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................2 3.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2 3.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................4 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................4 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................4 Phần 1 – Phần mở đầu .............................................................................................4 Phần 2 – Phần nội dung: ..........................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ............................5 1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ......................................5 1.1.1. Khái niệm về lao động................................................................................5 1.1.2. Khái niệm về an toàn lao động ...................................................................5 1.1.3. Khái niệm về tai nạn lao động ....................................................................5 1.1.4. Khái niệm về điều kiện lao động ................................................................5 1.1.5. Khái niệm về bảo hộ lao động ....................................................................6 1.2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC AT-VSLĐ ..........6 1.2.1. Mục đích của công tác AT-VSLĐ..............................................................6 1.2.2. Ý nghĩa của công tác AT-VSLĐ ................................................................6 iii
- 1.3. CÁC TAI NẠN LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN CÓ THỂ MẮC PHẢI TRONG XÂY DỰNG ............................................................................................................6 1.3.1. Tai nạn do ngã ............................................................................................6 1.3.2. Vật rơi .........................................................................................................6 1.3.3. Tai nạn do hào rãnh ....................................................................................7 1.3.4. Giật điện .....................................................................................................7 1.3.5. Chấn thương do hóa chất ............................................................................7 1.3.6. Chấn thương do ráng sức ...........................................................................7 1.3.7. Thiết bị nặng ...............................................................................................7 1.3.8. Cháy nổ.......................................................................................................7 1.4. PHƯƠNG PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG .....................................................7 1.4.1. An toàn lao động và chống cháy nổ ...........................................................7 1.5. AN TOÀN GIÀN GIÁO ..................................................................................8 1.5.1. Khái niệm ...................................................................................................8 1.5.2. Tai nạn do giàn giáo gây ra ........................................................................8 1.5.3. Nguyên nhân tai nạn giàn giáo ...................................................................8 1.6. ĐIỆN GIẬT ....................................................................................................12 1.6.1. Khái niệm .................................................................................................12 1.6.2. Tác hại ......................................................................................................12 1.6.3. Các nguyên nhân gây tai nạn điện thường gặp ........................................13 1.7. TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN LAO ĐỘNG ................................................13 1.7.1. Khái niệm .................................................................................................13 1.7.2. Phân loại ...................................................................................................13 1.7.3. Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.....15 1.8. LÝ THUYẾT VỀ 5S ......................................................................................18 1.8.1. Khái niệm 5S ............................................................................................18 1.8.2. Nội dung của 5S .......................................................................................18 1.8.3. Lợi ích của 5S ...........................................................................................18 1.9. AN TOÀN BỤI...............................................................................................18 1.9.1. Khái niệm .................................................................................................18 1.9.2. Tác hại do bụi gây ra ................................................................................18 1.9.3. Các nguyên nhân gây bụi trong môi trường xây dựng .............................19 iv
- 1.9.4. Các biện pháp hạn chế bụi trong công trình xây dựng .............................19 1.9.5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi .........................................................20 1.10. AN TOÀN TIẾNG ỒN VÀ CHẤN ĐỘNG .................................................21 1.10.1. Khái niệm ...............................................................................................21 1.10.2. Tác hại của tiếng ồn và chấn động .........................................................22 1.10.2.1. Tiếng ồn ...........................................................................................22 1.10.2.2. Chấn động ........................................................................................22 1.10.3. Các nguyên nhân gây nên tiếng ồn và chấn động ..................................22 1.10.4. Các biện pháp khắc phục tiếng ồn và chấn động trong môi trường xây dựng ....................................................................................................................23 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH ...................................................................................................................................28 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH ..28 2.1.1. Tầm nhìn ...................................................................................................29 2.1.2. Giá trị cốt lõi.............................................................................................29 2.1.3. Ngành nghề...............................................................................................29 2.2. CÁC CÔNG TRÌNH CỦA HÀ THANH .......................................................29 2.3. ĐỐI TÁC ........................................................................................................30 2.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ .............................................................31 2.4.1. Khối văn phòng ........................................................................................31 2.4.2. Khối công trường .....................................................................................32 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY .......................32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH ................................33 3.1. THỰC TRẠNG AN TOÀN GIÀN GIÁO TẠI CÔNG TRÌNH ....................33 3.2. THỰC TRẠNG AN TOÀN ĐIỆN TẠI CÔNG TRÌNH ................................35 3.3. THIẾT BỊ, MÁY MÓC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI CÔNG TRÌNH .................37 3.4. THỰC TRẠNG TRANG BỊ DỤNG CỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG .................38 3.5. THỰC TRẠNG VỀ BỤI TẠI NƠI LÀM VIỆC ............................................39 3.6. THỰC TRẠNG VỀ TIẾNG ỒN VÀ CHẤN ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC 41 3.7. CÔNG TÁC THỰC HIỆN PCCC TẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ..........42 3.8. KHÔNG QUY HOẠCH VÙNG LÀM VIỆC ................................................42 3.9. KHÔNG ÁP DỤNG QUY TẮT 5S TRONG CÔNG VIỆC ..........................44 v
- 3.10. CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CỦA CÔNG NHÂN .................................................45 3.11. Ý THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN ......................45 3.12. MỘT SỐ TAI NẠN ĐÃ XẢY RA ...............................................................46 3.13. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................47 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH ..........................................48 4.1. GIẢI PHÁP AN TOÀN GIÀN GIÁO TRONG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ...............................................................................................................................48 4.2. GIẢI PHÁP AN TOÀN ĐIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG .......49 4.3. GIẢI PHÁP AN TOÀN CHO MÁY MÓC ....................................................51 4.4. GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG BỤI TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ...............................................................................................................................54 4.5. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TIẾNG ỒN VÀ CHẤN ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ...............................................................................55 4.7. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN .........................................................................58 4.8. LẬP ĐỘI HSE ................................................................................................65 4.8.1. Nhiệm vụ công tác của đội .......................................................................65 4.9. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT ..................................................................................67 4.10. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................69 Kết luận ..................................................................................................................69 Kiến nghị................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn ATLĐ : An toàn lao động TNLĐ : Tai nạn lao động PCCC : Phòng cháy chữa cháy AT-VSLĐ : An toàn – vệ sinh lao động vii
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mũ bảo hộ lao động ..................................................................................14 Hình 1.2 Bao tay bảo hộ ............................................................................................14 Hình 1.3: Mặt nạ bảo hộ ............................................................................................14 Hình 1.4: Giày, ủng ...................................................................................................14 Hình 1.5: Số bảo hộ ...................................................................................................15 Hình 1.6: Dây dai ......................................................................................................15 Hình 2.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ....................................................28 Hình 2.2: Cửa hàng Vinmart, TP Vị Thanh, Hậu giang ...........................................29 Hình 2.3: Cửa hàng Vinmart, phường Trảng Đài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai............29 Hình 2.4: Cửa hàng Vinmart, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương...........................30 Hình 2.5: Cửa hàng Vinmart, phường Châu Văn Liêm, Ô Môn, Cần Thơ ..............30 Hình 2.6: Cửa hàng Meat Deli – Số 5, Vũ Tùng Quận, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................................................30 Hình 2.7 Cơ cấu nhân sự khối văn phòng của công ty .............................................31 Hình 2.8: Cơ cấu nhân sự khố công trình .................................................................32 Hình 3.1: Công nhân ngồi làm việc trên giàn giáo ...................................................33 Hình 3.2: Giàn giáo đã cũ .........................................................................................34 Hình 3.3: Giàn giáo đã bị oxi hóa .............................................................................34 Hình 3.4: Điện cắm lung tung ...................................................................................35 Hình 3.5: Dây điện được câu khá xa .........................................................................35 Hình 3.6: Công nhân làm việc với dây điện khắp ở phía sau ...................................35 Hình 3.7: Dây điện không được xếp gọn ..................................................................35 Hình 3.8: Máy cắt không được che chắn ..................................................................37 Hình 3.9: Một gốc làm việc tại công trình ................................................................37 Hình 3.10, 3.11, 3.12: Công nhân sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc ..........................38 Hình 3.13: Mặt nạ bị vứt lung tung ...........................................................................39 Hình 3.14: Ảnh bụi bám ở cầu thang tại công trình ..................................................39 Hình 3.15: Bụi sắt sinh ra khi máy cắt hoạt động .....................................................40 Hình 3.16: Máy cuốc tạo ra tiếng ồn .........................................................................41 Hình 3.17: Máy đục bê tông ......................................................................................41 Hình 3.18: Công nhân không dùng đến dụng cụ bảo hộ ...........................................43 Nguồn: sinh viên thực hiện .......................................................................................43 Hình 3.19 và 3.20: Dụng cụ không được xếp gọn ....................................................44 Hình 3.21 và 3.22: Dụng cụ không được xếp gọn ....................................................44 Hình 3.23: Dụng cụ không có hộp đựng chuyên dụng .............................................45 Hình 3.24: Ván đầy đinh ...........................................................................................46 Hình 3.25: Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ ...................................................47 Hình 4.1: Ảnh sau khi đã sắp xếp giàn giáo gọn gàng ..............................................48 Hình: 4.2: Dụng cụ được sắp xếp gọn gàng ..............................................................51 Hình 4.3: Ảnh minh hóa lắp đặt Phòng cháy chửa cháy ...........................................57 viii
- Hình 4.4: Hình chuông báo cháy...............................................................................57 ix
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc ............................................................................................................................20 Bảng 1.2: Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc .....................24 Bảng 1.3: Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta25 Bảng 1.4. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau: ............................................................................................26 Bảng 1.5: Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc ...............................................................................................27 Bảng 1.6: Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau: .....................................................................................................27 Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh từ năm 2017 đến năm 2019.............................32 Bảng 4.1: Bảng phân công vệ sinh giàn giáo ............................................................49 Bảng 4.2: Phiếu đánh giá tình trạng thiết bị điện ......................................................50 Bảng 4.3: Bảng phân công vệ sinh máy ....................................................................52 Bảng 4.4: Bảng phân chia huấn luyện công nhân .....................................................58 x
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước tình hình thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật hiện đại. Đất nước ta cũng đã có những chính sách hội nhập toàn cầu tiếp thu nền tri thức nhân loại, mở ra một thời kỳ phát triển toàn diện mọi mặt của kinh tế Việt Nam. Vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nên kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hoá. Các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhà ở ngày một nhiểu hơn, đồi hỏi nghành xây dựng phải hoạt động liên tục để có thể hoàn thành đúng tiến độ đặt ra. Do đó, ngành xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Ngoài ra thì công tác an toàn lao động trong xây dựng là một vẫn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm vì nếu chủ quan có thể dẫn đến các các vấn đề đáng tiết xảy ra. Công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH với trụ sở chính đặt tại Số 490A Điện Biên Phủ, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh là một công ty có 100% vốn đầu tư của người Việt, lĩnh vực hoạt động của công ty là thầu các công trình xây dựng và thi công dự án công trình dân dụng và công nghiệp. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo làm việc chuyên nghiệp cũng như các máy móc được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Công ty dần đang có vị thế trong lĩnh lực xây dựng và hiện đang là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp lớn trong đó có Tập đoàn Vingruop,… Sau một thời gian thực tập tại CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH, em đã nghiêm cứu và quan sát tỉ mỉ quy trình làm việc của các công nhân đang làm việc tại các công trình luôn phải đối mặt với các mối nguy hiểm rình rập họ trên những giàn giáo cao tầng và các máy móc ở công trình. Thấy được quy mô của công ty rất lớn, các máy móc hiện đại nhưng công tác bảo hộ và an toàn lao động cho công nhân thì vẫn còn khá sơ sài và quan trọng hơn hết là vì tính mạng cũng như năng suất lao động của công ty, đó là lý do em đã quyết định nghiêm cứu và xây dựng đề tài: “CẢI TIẾN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH”. 1
- 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU Có thể thừa nhận rằng công tác thực hiện ATLĐ đã và đang là một việc rất quan trọng mà mỗi công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho công nhân viên của mình. Nó không chỉ giúp công nhân an tâm lao động giúp công ty không bị gián đoạn tiến độ, giảm thiểu sai sót và mất mát mà còn giúp công ty, doanh nghiệp tăng thêm vị thế trên thị trường kinh doanh. Ngoài các công tác nghiên cứu thực tiễn ở các công ty, doanh nghiệp thì chủ đề về ATLĐ còn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu chọn lựa đẻ làm nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ,… Cụ thể, theo Lưu Đức Hòa, giáo trình an toàn lao động, 2002. Tác giả đã phân tích hết sức cụ thể chuyên đề Egonomic, chuyên đề máy móc cơ học, cơ khí, tác giả đã đánh giá và đưa ra nhưng quy trình an toàn trong sản xuất. Đặc biệt, ông phân tích rất kỹ những TNLĐ có thể xảy ra trong sản xuất do các nguyên nhân khác nhau, từ đó ông đề xuất một số giải pháp. Ở một khía của giáo dục thì Th.S Bùi Thành Tâm đã nghiên cứu trong bài giảng ATLĐ trong môi trường công nghiệp (năm 2018) của mình cũng đã đưa ra đầy đủ các khái niệm có liên quan đến ATLĐ, nguyên nhân, thầy đã đưa ra cho sinh viên nhận thấy được các mối nguy hiểm đang xung quanh môi trường lao động của chúng ta và trình bày giải pháp một cách rất hiệu quả. Bài giảng được thầy đầu tư cả về nội dung và hình ảnh đều rất sống động. Đó là những tài kiệu quý giá mà tối đã thu thập được để thực hiện chủ đề “CẢI TIẾN CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH”. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng công tác bảo hộ an toàn lao động của công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH, từ đó đưa ra được những phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đảm bảo an toàn lao động cho công nhân của công ty nhằm phần nào nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao thương hiệu cho công ty hơn so với các công ty cùng lĩnh vực. 3.2. Mục tiêu cụ thể Vận dụng những lý thuyết trong quá trình học tập, đặc biệt là môn ATLĐ và môi trường công nghiệp của Th.S Bùi Thành Tâm phụ trách để đánh giá các vấn đề 2
- về công tác xây dựng quy trình ATLĐ tại Công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH và các vấn đề liên quan tới ATLĐ trong xây dựng. Rút ra nhận xét cho công tác thực hiện ATLĐ của công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH. Qua việc phân tích nhằm đề xuất các giải pháp cải tiến công tác ATLĐ tại công ty trong thời gian tới giúp cho công ty khắc phục được một số tồn động trong công tác ATLĐ, giảm thiểu TNLĐ. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác thực hiện an toàn lao động của công ty TNHH Đầu tư tổng hợp Hà Thanh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Công trình thi công xây dựng của công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH Phạm vi thời gian: từ ngày 24/08/2020 đến ngày 11/10/2020 3
- 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên kiến thức đã học được từ môn ATLD trong môi trường công nghiệp được giảng dạy bởi Th.S Bùi Thành Tâm từ đó tôi có những cơ sở lý thuyết chính xác phục vụ cho quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn. Tôi đi xuống các công trình của công ty đang chịu trách nhiệm thi công nhằm quan sát thực tế, thu thập tư liệu để xây dựng bài báo cáo. Về số liệu tôi thu thập được thừ nguồn tin của công ty cụ thể là phòng nhân sự, phòng quản lý chất lượng. Hình ảnh được tôi chụp làm tài liệu từ các buổi đi quan sát thực tế tại các công trình mà công ty Hà Thanh phụ trách thi công. 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa lý luận: Nhận xét công tác thực hiện an toàn lao động tại công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH. Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra giải pháp và kiến nghị cho việc thực hiện an toàn lao động tại công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Phần 1 – Phần mở đầu Phần 2 – Phần nội dung: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về an toàn lao động Chương 2: Giới thiệu công ty TNHH Đầu Tư Tổng Hợp Hà Thanh Chương 3: Thực trạng công tác thực hiện an toàn lao động của công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH. Chương 4: Giải pháp cho vấn đề công tác thực hiện an toàn lao động của công ty TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH. Phần 3 – Phần Kết luận và kiến nghị 4
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1.1. Khái niệm về lao động “Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế” [3]. 1.1.2. Khái niệm về an toàn lao động “An toàn lao động: Là các yếu tố giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật,tử vong đối với con người trong quá trình lao động” [3]. 1.1.3. Khái niệm về tai nạn lao động “Tai nạn lao động là tai nạn gây tai nạn không may xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động làm tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của người lao động hoặc gây tử vong” [2]. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động sản xuất: Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học. Nhóm các yếu tố nguy hiểm về điện. Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất. Nhóm yếu tố nguy hiểm cháy, nổ. Nhóm yếu tố nguy hiểm về nguồn nhiệt. Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt 1.1.4. Khái niệm về điều kiện lao động “Điều kiện lao động là: Tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, trình độ công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí cũng như các tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người tạo nên những điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến súc khỏe và tính mạng con người” [2]. 5
- 1.1.5. Khái niệm về bảo hộ lao động “Bảo hộ lao động là các hoạt động đồng bộ trên các lĩnh vực pháp luật, tổ chức hành chính, khinh tế -xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để đảm bảo an toàn -bảo vệ sức khỏe cho người lao động” [2]. 1.2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC AT-VSLĐ 1.2.1. Mục đích của công tác AT-VSLĐ Theo Bùi Thành Tâm, mục đích của công tác AT-VSLĐ là: Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất. Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động. Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau bảo vệ Sức khoẻ, an toàn về tính mạng cho người lao động. Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất. Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.2.2. Ý nghĩa của công tác AT-VSLĐ Theo Bùi Thành Tâm , ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động: Công tác bảo hộ lao động mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội và có ý nghĩa nhân đạo lớn lao. Lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người, do vậy BHLĐ là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. 1.3. CÁC TAI NẠN LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN CÓ THỂ MẮC PHẢI TRONG XÂY DỰNG 1.3.1. Tai nạn do ngã “Ngã từ trên cao chiếm 1/3 tổng số các ca tử vong trên công trường xây dựng. Dàn giáo lắp không chính xác, vách tường hở, lỗ hổng trên sàn nhà, thang không có bảo hiểm và các thanh thép không được bảo vệ (có thể đâm hoặc xiên vào người) là những rủi ro phổ biến nhất” [2] 1.3.2. Vật rơi “Tất cả các công cụ và thiết bị nặng có thể rơi từ trên cao và mũ bảo hộ cứng không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng bảo vệ người lao động. Nếu một khu vực xây dựng không được rào chắn hoặc vật nào đó rơi từ cần cẩu ra khỏi khu vực mặt 6
- bằng xây dựng thì người qua đường có thể bị những vật thể này rơi trúng gây thương tích” [2]. 1.3.3. Tai nạn do hào rãnh “Sập hầm, hào có thể và đã xảy ra. Nếu vật liệu được đào và đắp lên quá gần với miệng hào thì vật liệu đó có thể rơi trở lại và gây thương tích nghiêm trọng. Do bất cẩn ngã xuống” [2]. 1.3.4. Giật điện “Phơi nhiễm với đường dây cao thế trên cao hoặc đặt ngầm dưới đất có thể dễ gây ra tử vong. Dụng cụ sử dụng điện hoặc dây dẫn hỏng cũng có thể gây ra chấn thương do điện giật giống như do phơi nhiễm với đường dây không sử dụng nhưng vẫn có điện” [2]. 1.3.5. Chấn thương do hóa chất “Công trường xây dựng thường là nơi hiện diện nhiều loại hóa chất nguy hiểm. Phơi nhiễm quá mức với các loại hóa chất này có thể dẫn đến thương tích như khi hít phải hóa chất độc và đôi khi gây ra các vụ cháy nổ” [2]. 1.3.6. Chấn thương do ráng sức “Các chấn thương ở lưng do nâng nhấc vật nặng hoặc không đúng tư thế là những nguyên nhân chủ yếu gây ra loại chấn thương này. Loại chấn thương phổ biến nhất là chấn thương RSI (chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại)” [2]. 1.3.7. Thiết bị nặng “Chấn thương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ thiết bị nặng. Máy móc có thể bị trục trặc, hỏng hóc hoặc bị đổ. Sự bất cẩn khi vận hành cần trục có thể gây ra nhiều loại chấn thương. Xe nâng hoặc máy xúc cũng là một trong số các thiết bị phổ biến hay gây tai nạn” [2]. 1.3.8. Cháy nổ “Ít phổ biến hơn là các rủi ro về cháy nổ với nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc lỗi do máy móc hoặc sử dụng hóa chất” [2]. 1.4. PHƯƠNG PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.4.1. An toàn lao động và chống cháy nổ - Tất cả công nhân làm việc trên công trường đều được huyến luyện và hướng dẫn về an toàn lao động và chống cháy nổ. - Đảm bảo đủ ánh sáng trong khu vực thi công. 7
- - Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công. - Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người. - Kiểm tra an toàn lao động trước khi tiến vào khu vực thi công. - Trang bị các bình chữa cháy. “Tất cả thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và phải được kiểm tra cách điện. Bơm nước, máy hàn, máy cắt, … phải được kiểm tra cách điện” [3]. 1.5. AN TOÀN GIÀN GIÁO 1.5.1. Khái niệm “Giàn giáo là: Một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định” [6]. 1.5.2. Tai nạn do giàn giáo gây ra - Giàn giáo bị đổ, gẫy. - Ván sàn hoặc vật rơi từ giàn xuống đất. - Người bị rơi, ngã từ trên giàn khi đang làm việc hoặc khi lên xuống giàn [2]. 1.5.3. Nguyên nhân tai nạn giàn giáo - Ngã khi làm trên giàn giáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh…) do sập, đổ giàn, trơn trược… - Ngã khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn giáo, đi lại trên giàn giáo. - Ngã do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng dây đai an toàn. - Ngã do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo. - Ngã do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do ngủ gật, giật mình lúc làm việc [2]. CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI DÙNG GIÀN GIÁO - Làm việc trên giàn giáo + Leo giàn bằng đường đi, bậc thang đã định sẵn. + Không tự ý dỡ lang can, tay vịn. + Không tự ý di chuyển tấm lót giàn giáo. + Không làm việc khi thời tiết xấu, bão, mưa lớn. + Sử dụng lưới dây an toàn khi làm việc trên cao. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty CPXD & PTNT Phú Thọ
50 p | 2733 | 1183
-
Báo cáo tốt nghiệp:”Kế toán nguyên liệu,vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH cơ khí HTMP Việt Nam
61 p | 1862 | 1182
-
Báo cáo tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thép và Vật tư”
59 p | 1178 | 867
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Nghiên cứu giao thức SIP và xây dựng ứng dụng Voice Chat"
81 p | 867 | 366
-
Báo cáo tốt nghiệp: Công tác quản lí tiền lương
30 p | 692 | 300
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
63 p | 465 | 219
-
Báo cáo tốt nghiệp tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
109 p | 1233 | 181
-
Báo cáo tốt nghiệp “So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Tôm sú (Panaeus Monodon) ở hai mật độ ương 150 con/lít và 200 con/lít”
43 p | 325 | 156
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích bài toán quản lý khách sạn
78 p | 437 | 140
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khu vực mậu dịch tự do Asean_Trung Quốc và Việt Nam
268 p | 301 | 82
-
Báo cáo tốt nghiệp: Các giải pháp truyền tải IP trên mạng quang
84 p | 247 | 75
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trường Đại học Vinh trong giai đoạn mới
92 p | 201 | 69
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kỹ thuật tổng hợp tần số trực tiếp (DDS)
66 p | 287 | 57
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ phần xây dựng thương mại dịch vụ Trọng Thành
92 p | 31 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán phải trả người lao động tại Công ty TNHH TM&DV Hàng Hóa Phương Nam
93 p | 50 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh
106 p | 39 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
55 p | 81 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn