intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng

Chia sẻ: Nguyenhoanganh Nguyenhoanganh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:58

95
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo tốt nghiệp "Phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng" gồm các nội dung chính như sau: Cơ sở lý thuyết phân tích hoạt động kinh doanh điện năng, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty điện lực Sóc Sơn, các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại điện lực Sóc Sơn. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng

  1. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai MỤC LỤC 1 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  2. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai LỜI MỞ ĐẦU ́ ươc ta đang trong qua trinh công nghiêp hoa hiên đai hoa, nhu câu s Đât n ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ử dung ̣   ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ điên ngay cang tăng ca trong san xuât va sinh hoat. Điên năng co vai tro quan trong trong ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̀   ́ ̉ ự phat triên cua khoa hoc ky thuât, phat triên kinh tê xa nên kinh tê quôc dân. Thuc đây s ̀ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ̃ ̣ ́ ̉ ́ ̃  ̣ ̣ ̣ ơi sông. hôi, phuc vu đ ̀ ́ Qua tr ̣ ̉ ̀ ̉   ́ ình kinh doanh điên năng bao gôm 3 khâu liên hoan: San xuât – Truyên tai – ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̉ Phân phôi điên năng xay ra đông th ̀ ời, từ khâu san xuât đên khâu tiêu thu không qua môt ̉ ́ ́ ̣ ̣  khâu thương mai trung gian nao. Do tinh chât không d ̣ ̀ ́ ́ ự trữ được cua điên năng nên qua ̉ ̣ ́  ̉ ̀ ̉ ử  dung điên diên ra đông th trình san xuât truyên tai s ́ ̣ ̣ ̃ ̀ ời va co liên quan mât thiêt v ̀ ́ ̣ ́ ới  ̉ ́ ơi. nhau không thê tach r ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ước, công cuôc đôi m Trong qua trinh công nghiêp hoa hiên đai hoa đât n ́ ̀ ́ ̣ ̉ ới và  thach th ́ ưc th ́ ơi đai đang đăt ra tr ̀ ̣ ̣ ươc cac doanh nghiêp nh ́ ́ ̣ ưng nhiêm vu hêt s ̣ ̣ ́ ức to lớn   ̀ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ ̀ ước và  va năng nê, nhăm gop phân phat triên va lam giau cho doanh nghiêp, cho nha n ̀ cho môi ca nhân. Công ty Điên l ̃ ́ ực Soc S ́ ơn vơi ch ́ ưc năng la kinh doanh ban điên trên ́ ̀ ́ ̣   ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣ ̣ ̉ ̀ ̣ đia ban huyên nhăm phuc vu an toan, ôn đinh, hiêu qua va kip th ̀ ̀ ơi nhu câu s ̀ ̀ ử dung điên ̣ ̣   ̉ ́ ơ quan Đang bô, Nha n cua cac c ̉ ̣ ̀ ươc, cac tô ch ́ ́ ̉ ưc kinh tê – xa hôi va cac tâng l ́ ́ ̃ ̣ ̀ ́ ̀ ớp dân cư  ̣ ́ ơn. Trong điêu kiên đo, đê co thê phat triên đ trên toan huyên Soc S ̀ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̉ ́ ̉ ược thi Công ty phai ̀ ̉  thương xuyên t ̀ ự hoan thiên đê đat hiêu qua kinh doanh cao nhât, đông th ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ời co thê t ́ ̉ ự chủ  ̣ ̣ ̉ trong hoat đông san xuât kinh doanh. Đ ́ ược sự phân công thực tâp tai Công ty Điên l ̣ ̣ ̣ ực  Soc S ́ ̀ ̣ ̀ ̉ ̀ phân tich hiêu qua kinh doanh điên năng ́ ơn vơi đê tai tim hiêu la “ ́ ̣ ̉ ̣ ” trong thơì  gian thực tâp  ̣ ở đây em đa hoc đ ̃ ̣ ược nhiêu điêu bô ich. ̀ ̀ ̉ ́ ̉ ́ ơ  lược nhưng kiên th Ban bao cao nay Em xin tom tăt s ́ ́ ̀ ́ ̃ ́ ức, hiêu biêt cua minh ̉ ́ ̉ ̀   trong thơi gian th ̀ ực tâp tai Công ty. Do th ̣ ̣ ơi gian co han nên không thê tranh khoi nh ̀ ́ ̣ ̉ ́ ̉ ưng ̃   ́ ̀ ội dung va hinh th sai sot vê n ̀ ̀ ưc trong bai bao cao nay. Em rât mong đ ́ ̀ ́ ́ ̀ ́ ược sự  chi đao ̉ ̣   2 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  3. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai ̉ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̉ cua cac cô chu, anh chi trong Công ty cung cac thây cô giao trong khoa Quan ly năng ́ ́   lượng đê ban bao cao th ̉ ̉ ́ ́ ực tâp tôt nghiêp cua em đ ̣ ́ ̣ ̉ ược hoan thiên h ̀ ̣ ơn. ́ ơn ! Em xin chân thanh cam  ̀ CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH ­ Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh là hoạt động nghiên cứu quá trình  sản xuất kinh doanh bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế  và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh  doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy  luật của các mặt hoạt động của các mặt trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch  sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách. ­ Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh:     Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh  doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều  kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có  hiệu quả. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường,  đủ sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa  đảm bảo cho đời sống người lao động và làm tròng nghĩa vụ đối với nhà nước. Để  làm được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính  xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh những mặt mạnh, mặt yếu của  doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để  không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích toàn  3 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  4. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai diện về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan  trọng.   Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực  hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét việc thực  hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ  quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế mạnh của  doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để  doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh  doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.  Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của  doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt  động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, tứng khía cạnh  của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt  hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh  nghiệp. Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ  phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.  Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh,  mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy phân tích  hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án  đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu  quả của công tác quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của  doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của các  nhà đầu tư.  Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan  trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của  nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp. 4 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  5. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 1.2.1. Phương pháp so sánh. Phương pháp này chr được sử dụng ở các thời kỳ so sánh có điều kiện hoạt  động tương tự nhau. Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học,  trong quá trình phân tích cần thực hiện đầy đủ ba bước sau: Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh. Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ để so sánh, được gọi là kỳ gôc. Tùy theo  mục tiêu nghiên cứu mà lựa chon kỳ gốc so sánh phù hợp. ● Kỳ gốc là kỳ năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối  tượng phân tích. ● Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành  các định mức đề ra có đúng theo dự kiến không. ● Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): Muốn  thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của doing nghiệp. ● Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay kỳ báo  cáo. Bước 2: Điều kiện so sánh được. Để so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem ra so  sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian: Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch  toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, năm, quý,…) và phải đồng nhất trên cả ba mặt: ● Cùng phản ánh nội dung kinh tế. ● Cùng phương pháp tính toán. ● Cùng một đơn vị đo lường. Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế phải được quy đổi về cùng quy mô tươn tự  nhau (cụ thể cùng một phân xưởng, bộ phận, một ngành,…). 5 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  6. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai Bước 3: Kỹ thuật so sánh. Để đáp ứng các mục tiêu so sánh người ta thương sử dụng các kỹ thuật so sánh  sau: So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích  so với lỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiên quy mô, khối lượng các hiện tượng kinh  tế. So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân  tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến  của các chỉ tiêu kinh tế. 1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất  định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích (đối  tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong những lần thay thế. Bước 1: Xác định công thức Là thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một  công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân  tích. Ví dụ: Doanh thu = Giá bán  X sản lượng điện tiêu thụ Doanh thu là chỉ tiêu phân tích, giá bán và sản lượng điện tiêu thụ là các nhân tố ảnh  hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Bước 2: xác định các đối tượng phân tích 6 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  7. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được chính là đối tượng phân tích Ví dụ: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ  tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q=a.b.c Đặt Q1: chỉ tiêu kỳ phân tích,Q1 = a1.b1.c1        Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0.b0.c0       Q1 –Q0 = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 =  mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây  cũng là đối tượng cần phân tích. Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố   Thực hiên theo các trình tự thay thế. ( lưu ý các nhân tó thay thế ở bước trước phỉa  được giữ nguyên cho bước sau thay thế)   Thay thế bước 1(cho nhân tố a)    a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0   Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là :  = a1.b0.c0 – a0.b0.c0     Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)    a1.b0.c0 được thay thế bằng a1.b1.c0   Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:  = a1.b1.c0 ­   a1.b0.c0  7 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  8. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai Thay thế bước 3(cho nhân tố c)  a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1  = a1.b1.c1 ­ a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: ∆c = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆a + ∆b + ∆c = ∆Q Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nhiệp thì phải tìm biện pháp để khắc phục  những nhược điểm, thiếu sót để kỳ sau thực hiện tốt hơn. Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kinh doanh và đồng  thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau. 1.2.3. Phương pháp hồi quy. Trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực khác, hồi quy là   phương pháp phân tích đầy sức mạnh và không thể thay thế, là phương pháp thống kê  toán dùng để   ước lượng, dự  báo những sự  kiện xảy ra trong tương lai dựa vào quy  luật quá khứ. a. Phương pháp hồi quy đơn. Còn gọi là hồi quy đơn biến, dùng để xét quan hệ tuyến tính giữa một biến kết  quả và một biến giải thích (nếu giữa chúng có quan hệ nhân quả). Trong phương trình   tuyến tính, một biến gọi là biến phụ thuộc, một biến kia là tác nhân gây sự biến đổi,  gọi là biến độc lập. Phương pháp hồi quy đơn biến (đường thẳng) có dạng tổng quát: Y = a + bX 8 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  9. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai Trong đó: Y: biến số phụ thuộc. X: biến số độc lập. a: tung độ. b: hệ số góc. Y trong phương trình trên được hiểu là Y ước lượng. Căn cứ  vào công thức phân tích kết hớp với sản lượng sản phẩm dịch vụ sản   xuất cung cấp, có thể  xây dựng kế  hoạch phân tích chi phí hoạt động kinh doanh  tương ứng, với từng mức hoạt động. b. Phương pháp hồi quy bội. Còn gọi là phương pháp hồi quy đa biến, dùng phân tích quan hệ  giữa nhiều   biến số độc lập (tức biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến biến phụ  thuộc (biến phân tích hay biến kết quả). Trong thực tế có rất nhiều bài toán kinh tế ­ cả lĩnh vực kinh doanh và kinh tế  học, phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến. Chẳng hạn như  phân tích những  nhân tố   ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân, sự  biến động của tỷ  giá ngoại hối; xem  xét kinh doanh trong trương hợp có nhiều mặt hang phân tích tổng chi phí với nhiều   nhân tố tác động; phân tích giá thành chi tiết; những nguyên nhân ảnh hưởng đến khối  lượng tiêu thụ… Một chỉ tiêu kinh tế chịu tác đông cùng lúc của nhiều nhân tố thuận chiều hoặc   trái chiều nhau. Chẳng hạn như doanh  thu phụ thuộc và giá cả, thu nhập bình quân, lãi  xuất tiền gửi…Mặt khác, giữa các nhân tố lại có sự tương quan nội tại tuyến tính với  nhau. Phân tích hồi quy vừa giúp ta kiểm định lại giả thiết về những nhân tố tác động   và mức độ   ảnh hưởng, vừa định lượng được các quan hệ  kinh tế  giữa chúng. Từ  đó   làm nền tảng cho phân tích dự  báo và có những quyết sách phù hợp, hiệu quả, thúc   đẩy tăng trưởng. Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính: Y = b0 + b1X1 + b2X2 +…+ biXi +…+ bnXn + c 9 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  10. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai Trong đó: Y: biến số phụ thuộc (kết quả phân tích) b0: tung độ gốc bi : các tung độ của phương trình theo các biến Xi Xi : các biến số (các nhân tố ảnh hưởng) e : các sai số 10 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  11. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai Bảng 1.1: So sánh tính ưu việt của các phương pháp  Phương pháp   So sánh  Thay thế liên   Hồi quy   Đặc điểm hoàn ­ Đơn giản, phù  ­ Cho thấy được  ­ Đưa ra được quy  hợp với quy mô  rõ mức độ ảnh  luật, xu hướng và  của nhiều bộ số  hưởng của các  mối quan hệ của  liệu. nhân tố tới chỉ tiêu  các hiện tượng  ­ Không gặp khó  phân tích, qua đó  nghiên cứu. khăn về mặt kỹ  phản ánh được  ­ Tính chính xác  Ưu điểm thuật vì không cần  nội dung bên trong  khá cao, kết quả  thiết phải xây  của hiện tượng  tính toán có đưa ra  dựng công thức  kinh tế. được sai số. hoặc mô hình tính  ­ Dựa vào quy luật  toán. quá khứ có thể dự  ­ Kết quả phản  báo được sự kiện  ánh thực tế, khách  sảy ra trong tương  quan của thị  lai. trường. ­ Không cho thấy  ­ Khi xác định ảnh  ­ Cần có bộ số  được rõ tính xu  hưởng của nhân  liệu quy mô lớn và  hướng của đối  tố nào đó, phải  đầy đủ. tượng phân tích. giả định các nhân  ­ Đòi hỏi kỹ thuật  ­ Cần phải có  tố khác không đổi,  cao, do cần xây  Nhược điểm thông tin rõ, chính  nhưng trong thực  dựng công thức  xác. tế các nhân tố đều  tính toán. ­ Đòi hỏi cần có  thay đổi. nhiều kinh nghiệp  ­ Khi sắp xếp  và kiến thức thực  trình tự các nhân  tế. tố đòi hỏi phải  11 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  12. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai thật chính xác. 12 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  13. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai 1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG. Tổ  chức công tác phân tích là một công việc hết sức quan trọng, nó sẽ  quyết   định chất lượng và kết quả của công tác phân tích. Thông thường việc phân tích được   tiến hành như sau:  Lập kế hoạch phân tích:  ­Là xác định về nội dung, phạm vi, và cách tổ  chức phân tích. Về  nội dung phân tích  cần xác định các vấn đề  cần phân tích. Có lẽ  là toàn bộ  hoạt động kinh doanh của  doanh nghiệp, có thể  là một khía cạnh nào đó của quá trình kinh doanh. Đây là cơ  sở  xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích.  ­Vi phạm vi phân tích có thể  toàn doanh nghiệp hoặc một vài đơn vị  được chọn làm  điểm để phân tích. Tùy theo yêu cầu và thực tiễn quản lý kinh doanh mà xác định nội   dung và phân tích cho thích hợp về thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm   thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích.  ­Trong kế hoạch phân tích còn phân công trách nhiệm các bộ phận trực tiếp và phục   vụ  công tác phân tích. Cùng các hình thức hội nghị  phân tích nhằm thu thập nhiều ý   kiến đánh giá đúng thực trạng và phát biểu đầy đủ  tiềm năng cho việc phấn đấu kết  quả trong kinh doanh.   Thu thập và xử lý số liệu:  ­Tài liệu sử dụng để làm căn cứ bao gồm văn kiện của các cấp bộ Đảng có liên quan   đến hoạt động kinh doanh, các nghị  quyết chỉ  thị  của chính quyền các cấp và các cơ  quan quản lý cấp trên có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các   tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức, ……. 13 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  14. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai  ­Sau khi thu thập tài liệu cần tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu bao gồm  tính pháp lý của tài liệu(trình tự lập,ban hành,cấp thẩm quyền ký duyệt)  ­Nội dung và phương pháp tính và ghi các con số ,cách đánh giá đối với các chỉ tiêu giá   trị. Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn các tài liệu tương tự làm căn cứ phân tích mà   còn các tài liệu khác có liên quan đặc biệt là tài liệu gốc.   Tiến hành phân tích:  ­Tùy theo nội dung, nguồn tài liệu thu thập được là loại hình phân tích để xác định hệ  thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích cho thích hợp.  ­Tùy theo phương tiện phân tích và trình độ  sử  dụng tài liệu phân tích, hệ  thống chỉ  tiêu được thể  hiện khác nhau. Có thể  bằng sơ  đồ  kết luận dung trong chương trình  cho máy tính hay bằng phân tích hoặc biểu đồ. Xây dựng báo cáo :  ­Báo cáo phân tích thực chất là bản tổng hợp đánh giá cơ  bản cùng những tài liệu  chọn lọc để  minh họa rút ra từ  quá trình phân tích. Khi đánh giá cần nêu rõ cả  thực   trạng và tiềm năng cần khai thác. Cũng phải nêu phương hướng và biện pháp cho kỳ  hoạt động kinh doanh tiếp theo.  ­Báo cáo phân tích được trình bày trong hội nghị phân tích để thu thập các ý kiến đóng  góp và thảo luận cách thực hiện các phương hướng và biện pháp cho kỳ tiếp theo. 1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG. Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, kinh doanh điện năng cũng có  nhiều đặc điểm khác với kinh doanh các loại hàng hóa khác. Kinh doanh điện năng  giống như kinh doanh các loại hàng hó khác là làm sao để tăng doanh thu, tăng doanh  số bán hàng. Và bên cạnh đó, kinh doanh điện năng còn làm sao để giảm thiểu tối đa  14 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  15. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai sự tổnthất. Đây là việc vô cùng khó khăn .   Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao  gồm 3 khâu :Sản xuất –Truyền tải –Phân phối điện năng xảy ra đồng thời ,từ khâu  sản xuất tới khâu tiêu thụ không thông qua một khâu thương mại trung gian nào.Do  tính chất không dự trữ được của điện năng nên quá trình sản xuất truyền tải sử dụng  diễn ra đồng thời và có liên quan mật thiết với nhau và không thể tách rời.    Nhu cầu về điện năng tăng trưởng cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế.   Điện năng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội,  ảnh hưởng toàn bộ  đến nền   kinh tế  quốc dân, phục vụ  nhu cầu cần thiết của con người, góp phần tăng trưởng  quốc phòng, củng cố  an ninh và góp phần đưa nền kinh tế  tiến lên công nghiệp hóa   hiện đại hóa. Khi mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu sử  dụng điện   ngày càng lớn. Như  vậy nhu cầu sử dụng điện năng luôn có xu hướng tăng cùng với   sự  tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp   kinh doanh điện năng. Các doanh nghiệp này không phải lo lắng nhiều về việc tiêu thụ  hàng hóa, tìm kiếm thị  trường. Chi phí để  đẩy mạnh quá trình tiêu thụ  hàng hóa như  tiếp thị, quảng cáo hay khuyến mãi sẽ nhỏ hơn các doanh nghiệp kinh doanh các loại   hàng hóa thông thường    Việc tổ chức kinh doanh mua bán điện vẫn do nhà nước độc quyền. Như chúng  ta biết rằng nước ta bước vào cơ  chế thị  trường nhưng có một đặc điểm của cơ  chế  thị trường là chỉ quan tâm đến các nhu cầu có khả năng thanh toán, còn các nhu cầu cơ  bản: điện, nước , y tế, giáo dục,…..kinh tế thị trường khó có thể giải quyết được. Để  khắc phục khuyết điểm đó, nhà nước đứng ra tổ chức cung ứng hàng hóa công cộng vì  lợi ích toàn xã hội. Điện năng là một trong những hàng hóa thiết yếu của nền kinh tế  quốc dân, phục vụ cho quảng đại tầng lớp nhân dân. Chính vì lẽ đó, đối với điện năng   nhà  nước  vẫn  độc  quyền kinh doanh,quản lý  thông qua hoạt  động của  các  doanh  nghiệp nhà nước­Các công ty điện lực và các điện lực chi nhánh. Điều này có nghĩa   các doanh nghiệp kinh doanh điện năng chưa bị nguy cơ cạnh trang đe dọa. 15 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  16. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai   Giá cả  hàng hóa điện năng do Nhà nước  ấn định và quản lý trong nền kinh tế  thị  trường,giá cả  hàng hóa và dịch vụ  hoạt động có quy luật cung cầu quyết định,   nhưng điện năng lại được nhà nước độc quyền quản lý.Gía mua được nhà nước quy  định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí truyền tải, khấu hao   thiết bị máy móc …có tham khảo ý kiến của các điện lực thành viên.   Khách hàng tiêu dung điện năng trước, thanh toán tiền mua điện sau. Do đó khoảng   cách về  mặt thời gian giữa việc tiêu dung điện và việc trả  tiền điện dẫn đến việc   không chịu trả tiền điện dẫn đến việc khó khăn cho công tác thu tiền điện.   Công tác kinh doanh điện năng là một khâu hết sức quan trọng của ngành điện, góp  phần lớn cho việc đảm bảo lợi ích cho ngành điện. Chính vì vậy mà nhà nước nhà  nước cần phải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả  của công tác kinh doanh điện  năng, tiết kiệm tổn thất điện năng không đáng có. 1.5. QUY TRÌNH KINH DOANH ĐIỆN NĂNG. 1.5.1. Quy trình cấp điện Quy trình này quy định việc giải quyết các thủ  tục cấp điện cho khách hàng mua   điện trực tiếp với các đơn vị Điện lực, bao gồm: Cấp điện mới, tách hộ sử dụng điện   chung và thay đổi công suất đã đăng ký sử dụng. Các đơn vị Điện lực thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ  chế  một cửa để  giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm thủ tục: Từ khâu tiếp nhận   yêu cầu mua điện, khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng mua bán điện, thi công, lắp đặt  công tơ, đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng. Đầu mối giao dịch với khách hàng  là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh của CTĐL (Công ty Điện lực). 1.5.2. Quy trình ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện HĐMBĐ (hợp đồng mua bán điện) được thiết lập trên cơ  sở  các quy định hiện  hành của pháp luật về hợp đồng và các nội dung mà hai bên mua, bán điện thỏa thuận  và cam kết thực hiện. 16 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  17. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai HĐMBĐ được hai bên mua, bán điện thỏa thuận ký kết, là văn bản pháp lý xác   định rõ quyền hạn, nghĩa vụ  và mối quan hệ giữa bên bán và bên mua điện trong quá   trình thực hiện các điều khoản về mua điện, bán điện theo quy định của pháp luật. HĐMBĐ là hợp đồng có thời hạn, gồm 2 loại: + Hợp đồng mua bán điện phục vụ  mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng bán lẻ  điện áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt. + Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng áp dụng cho   việc mua bán điện theo mục đích: Sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ quan hành chính   sự nghiệp, bán buôn điện nông thôn… 1.5.3. Quy trình quản lý hệ thống đo đếm điện năng Quy trình này áp dụng cho việc quản lý hoạt động của các hệ thống đo đếm điện  năng mua bán giữa khách hàng ký kết HĐMBĐ trực tiếp với các đơn vị. Hệ thống đo đếm điện năng bao gồm: Công tơ điện, máy biến dòng điện đo lường   (TI), máy biến áp đo lường (TU), mạch đo và các thiết bị  đo điện, phụ  kiện phục vụ  mua bán điện. Thiết kế, lắp đặt và treo tháo hệ thống đo đếm điện năng. + Việc thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng phải đảm bảo   tiêu chuẩn kỹ  thuật, an toàn điện và quản lý kinh doanh, khi hoàn thành công tác   nghiệm thu phải kẹp chì niêm phong ngay hộp đấu dây và hộp bảo vệ công tơ. + Công tơ  được lắp đặt trong khu vực quản lý của hai bên mua bán điện, trừ  trường hợp có thỏa thuận khác giữa đơn vị  với khách hàng. Vị trí lắp đặt và việc lắp  đặt công tơ phải đảm bảo an toàn, mỹ  quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra chỉ  số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ. + Việc thi công lắp đặt hệ  thống đo đếm phải đảm bảo đi dây gọn, đẹp. Bên  ngoài hộp công tơ  phải ghi tên hoặc mã số  khách hàng bằng cách dán đề  can hoặc   phun sơn đảm bảo mỹ quan. 17 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  18. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai + Khi treo, tháo các thiết bị  đo đếm điện năng (công tơ, TU, TI) phải có phiếu  treo tháo do lãnh đạo đơn vị ký giao nhiệm vụ, lập biên bản treo tháo có sự chứng kiến  và ký xác nhận của khách hàng.  + Trước khi treo hoặc tháo các thiết bị  đo đếm điện năng, người được giao   nhiệm vụ phải: Kiểm tra sự toàn vẹn của hệ thống đo đếm điện năng, chì niêm, niêm  phong. Kiểm tra tình trạng hoạt động của công tơ, ghi chỉ số công tơ tại thời điểm treo  hoặc tháo, hệ  số  nhân… Kết quả  kiểm tra phải được ghi đầy đủ  vào biên bản treo  tháo thiết bị đo đếm điện năng. Quản lý hoạt động và chất lượng của hệ thống đo đếm điện năng + Công tơ 1 pha kiểm tra định định kỳ 5 năm 1 lần. + Công tơ 3 pha kiểm tra định định kỳ 2 năm 1 lần. + TU, TI kiểm tra định kỳ 5 năm 1 lần. 1.5.4. Quy trình ghi chỉ số công tơ Mục đích việc ghi công tơ Là cơ  sở để  tính toán điện năng giao nhận, mua bán được xác định thông qua chỉ  số công tơ điện năng tác dụng (kWh), công tơ điện năng phản kháng (kVarh), công tơ  điện tử đa chức năng. Căn cứ kết quả ghi công tơ để: + Lập hóa đơn tiền điện. + Tổng hợp sản lượng điện giao nhận; sản luợng điện thương phẩm và sản   lượng điện của các thành phần phụ  tải; sản lượng điện của các thành phần phụ  tải;  sản lượng điện dùng để truyền tải và phân phối. + Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành; tính toán tỷ  lệ tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện; quản lý và dự báo nhu cầu phụ  tải. 18 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  19. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai 1.5.5. Quy trình lập hóa đơn tiền điện Hóa đơn tiền điện năng tác dụng và hóa đơn mua công suất phản kháng (gọi chung   là hóa đơn tiền điện) là chứng từ  pháp lý để  bên mua điện thanh toán tiền mua điện  năng tác dụng và tiền mua công suất phản kháng với bên bán điện, là cơ sở để bên bán   điện nộp thuế đối với Nhà nước. Việc lập hóa đơn tiền điện phải căn cứ vào: ­ Hợp đồng mua bán điện. ­Biên bản treo tháo các thiết bị đo đếm điện (công tơ, TU, TI…) hoặc biên bản   nghiệm thu hệ thống đo điếm điện năng. ­ Số ghi công tơ hoặc file dữ liệu ghi công tơ. ­Biểu giá bán điện, biểu thuế  suất giá trị  gia tăng và các thông tư  hướng dẫn   của Nhà nước. ­Hóa đơn tiền điện được tính toán theo chương trình CMIS và in trên máy tính   theo mẫu thống nhất trong toàn tập đoàn được Bộ Tài chính phê duyệt. 1.5.6. Quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện Công tác thu và theo dõi nợ các khoản tiền bao gồm: Tiền điện năng tác dụng, tiền  công suất phản kháng, tiền thuế GTGT (giá trị  gia tăng), tiền lãi do chậm trả hoặc do  thu thừa tiền điện, bồi thường thiệt hại, tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ, được gọi   chung là công tác thu và theo dõi nợ tiền điện. 1.5.7. Quy trình giao tiếp với khách hàng sử dụng điện Tiếp nhận, trả lời các yêu cầu của khách hàng liên quan đến việc mua, bán điện,   thương thảo, ký hợp đồng và các dịch vụ điện khác. Khảo sát, lắp đặt, treo tháo, nghiệm thu hệ thống đo đếm điện. Quản lý hệ thống đo đếm điện, ghi chỉ số, phúc tra chỉ số công tơ. Thu tiền điện, xử lý nợ tiền điện, thu chi phí ngừng và cấp điện trở lại, các khoản   tiền liên quan đến dịch vụ điện khác theo quy định. 19 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
  20. Trường Đại học Điện Lực           GVHD: Nguyễn Hương Mai Kiểm tra sử dụng điện, xử lý vi phạm sử dụng điện, xử lý vi phạm HĐMBĐ. Sửa chữa, thao tác đóng cắt điện. Khảo sát, lắp đặt, nghiệm thu công trình đường dây và trạm biến áp. 1.5.8. Quy trình lập báo cáo kinh doanh điện năng Báo cáo kinh doanh điện năng là văn bản thể hiện kết quả kinh doanh điện năng  của các CTĐL. Trên cơ  sở  đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế  hoạch và   các chỉ tiêu kinh doanh điện năng, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu   quản lý. 20 Lớp: C10_QLNL  SVTH: Nguyễn Quang Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2