intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO "VAI TRÒ CỦA ASEM TRÊN DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

138
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, hợp tác Á-Âu có ý nghĩa hết sức to lớn. Sự ra đời của diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) từng bước hoà hợp Châu Á và Châu Âu thành khu vực hoà bình và cùng phát triển, một môi trường cùng tồn tại thịnh vượng trong thế kỷ 21. ASEM đóng tốt vai trò cầu nối góp phần thúc đẩy mối quan hệ Á Âu trên 3 lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO "VAI TRÒ CỦA ASEM TRÊN DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI "

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 VAI TRÒ CỦA ASEM TRÊN DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI ROLE OF ASEM IN THE CURRENT INTERNATIONAL ARENA AND ITS PROSPECT IN THE FUTURE DEVELOPMENT SVTH: Phạm Thị Lụa Lớp 08CNQTH01, Khoa Quốc tế học, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS. Trần Thị Thu Khoa Quốc tế học, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, hợp tác Á-Âu có ý nghĩa hết sức to lớn. Sự ra đời của diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) từng bước hoà hợp Châu Á và Châu Âu thành khu vực hoà bình và cùng phát triển, một môi trường cùng tồn tại thịnh vượng trong thế kỷ 21. ASEM đóng tốt vai trò cầu nối góp phần thúc đẩy mối quan hệ Á Âu trên 3 lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội trong bối cảnh trên. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm phân tích được vai trò của ASEM trên diễn đàn quốc tế từ khi thành lập cho đến nay, và triển vọng phát triển trong tương lai. Từ khóa: toàn cầu hoá, khu vực hoá, hợp tác Á-Âu, ASEM, chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội ABSTRACT In the context of globalization and regionalization of the world economy at present, Asia- Europe Meeting (ASEM) has a great significance. The arrival of ASEM, the Asia - Europe cooperation forum gradually connects the Asia and the Europe to become a interregion forum of peace and development, an environment of prosperity in the 21st century. ASEM plays its role as a bridge contributing to the Asia-Europe relationship by providing an open forum for policy makers and officials to discuss any political, economic and social issues of common interest. The aim of this study is to analyze the role of ASEM on the current international forum since its establishment, and its prospect for future development. Keywords: globalization, regionalization, ASEM, Asia - Europe cooperation, political, economic and social issues of common interest 1.Đặt vấn đề Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá trên thế giới, hợp tác Á - Âu có ý nghĩa hết sức to lớn. Liên minh Châu Âu (EU) đã chứng tỏ được sức mạnh chính trị và sức mạnh kinh tế trên diễn đàn quốc tế. Song song với EU, vai trò của Châu Á cũng ngày càng được củng cố trong hệ thống chính trị - kinh tế thế giới. Do đó, Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM) có một ý nghĩa mang tính chất chiến lược, là cầu nối thắt chặt hơn Châu Âu với Châu Á trong việc hình thành liên khu vực Á-Âu hòa bình và thịnh vượng. Hiện tại, ASEM đã phát huy cơ chế đối thoại liên khu vực trên 3 trụ cột chính: kinh tế, chính trị và văn hóa-xã hội. Trong tương lai, vai trò của ASEM ngày càng được mở rộng và phát triển theo chiều sâu, đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy mối quan hệ bền vững trong xu hướng hợp tác liên khu vực giữa các chủ thể quan hệ quốc tế.
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm phân tích vai trò thực tại của ASEM và đánh giá triển vọng phát triển của ASEM trong tương lai 2.2 Phạm vi nghiên cứu Theo mốc thời gian từ khi thành lập năm 1996 cho đến nay và trong tương lai 2.3 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp biện chứng lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp thông tin thu thập được 3.Giới thiệu chung về ASEM 3.1 Hoàn cảnh ra đời Tại Hội nghị Kinh tế Cấp cao Châu Âu - Đông Á lần thứ 3 tại Singapore tháng 10/1994, Thủ tướng Singapore, Ông Goh Chok Tong đã đưa ra sáng kiến tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu. Đề nghị này đã được chính thức đặt ra với Thủ tướng Pháp trong chuyến Thủ tướng Goh Chok Tong thăm Pháp cuối năm 1994 và ngay lập tức được nhiều nước Á - Âu hưởng ứng. Tháng 3/1996, Hội nghị các Nguyên thủ Quốc gia về Hợp tác Á - Âu (Asia Europe Summit Meeting - ASEM) lần đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của các Nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu và 10 nước Châu Á (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 7 nước ASEAN). Tính đến năm 2012, tổng số thành viên của ASEM là 48 (bao gồm 27 nước thành viên EU, 19 quốc gia châu Á, Ủy ban Châu Âu và Ban thư ký ASEAN). ASEM đã trải qua 3 lần mở rộng thành viên Các kênh hội nghị chính của ASEM bao gồm: Hội nghị Thượng đỉnh (ASEM); Hội nghị cấp Bộ trưởng; Hội nghị quan chức cao cấp ngoại giao (SOM); Hội nghị quan chức cao cấp Thương mại và Đầu tư (SOMTI); Hội nghị Thứ trưởng Tài chính; Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; Diễn đàn doanh nghiệp Á-Âu. 3.2 Mục tiêu hoạt động Tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn" và “tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”, “duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định cũng như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững”. 3.3 Nguyên tắc hoạt động Theo 6 nguyên tắc đề ra trong “Khuôn khổ Hợp tác Á-Âu 2000” (AECF 2000), thông qua tại Cấp cao ASEM 2, tháng 4/1998 và Cấp cao ASEM 3, tháng 10/2000: - Đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi; - ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất thiết phải thể chế hóa; - Quyết định trên cơ sở đồng thuận chứ không ký kết hay bỏ phiếu; - Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại và tiến tới hợp tác trong việc xác định các ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau;
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 - Triển khai cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu với sự thúc đẩy đồng đều - tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy tới hợp tác trong các lĩnh vực khác; - Việc mở rộng thành viên được thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. 3.4 Tiến trình hoạt động ASEM 1: tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) tháng 3/1996 với chủ đề “Tạo dựng một quan hệ đối tác mới toàn diện Á - Âu vì sự phát triển mạnh mẽ hơn” diễn ra trong bối cảnh xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hóa và kinh tế Đông Á phát triển ở đỉnh cao. ASEM 2: diễn ra tại London (Anh) tháng 4/1998 trong bối cảnh châu Á đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Chủ đề của ASEM 2 được nêu ra là “Châu Á và châu Âu: Một quan hệ đối tác mới”. Tại ASEM 2, văn kiện “Khuôn khổ hợp tác Á - Âu” (AECF) đã được thông qua. ASEM 3: tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) tháng 10/2000. Chủ đề của ASEM 3 được xác định là “Quan hệ đối tác vì phồn vinh và ổn định trong Thiên niên kỷ mới”. ASEM 4: tổ chức tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 9/2002 trong tình hình thế giới thay đổi sâu sắc sau vụ tấn công khủng bố ngày11/9/2001 vào nước Mỹ. Chủ đề của ASEM 4 là “Thống nhất và lớn mạnh trong đa dạng”. ASEM 5: tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) tháng 10/2004, với chủ đề “Tiến tới quan hệ đối tác Á-Âu sống động và thực chất hơn”. ASEM 6: tổ chức tại Helsinki (Phần Lan) tháng 9/2006. Với chủ đề “10 năm ASEM: Thách thức toàn cầu - Ứng phó chung”. ASEM 7: tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 10/2008. Với chủ đề “Tầm nhìn và hành động: Hướng tới các giải pháp cùng có lợi. ASEM 8: tổ chức tại Brussel (Bỉ) tháng 10/2010, với chủ đề “Nâng cao chất lượng cuộc sống”. ASEM 9: theo định kì tổ chức vào năm 2012. 4. Vai trò hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của ASEM trên diễn đàn quốc tế 4.1 Vai trò của ASEM 4.1.1 Các lĩnh vực hợp tác của ASEM  Hợp tác trong lĩnh vực chính trị - Củng cố hệ thống đa phương trong đó Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm để giải quyết các tranh chấp quốc tế và các thách thức toàn cầu. - Thúc đẩy sự phát triển trong khu vực và quốc tế: Các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng thường được thảo luận tại các cuộc họp của ASEM. Ví dụ: Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 năm 2000, lần thứ 4 năm 2002 và lần thứ 5 năm 2004, ASEM đã đưa ra Tuyên bố Seoul về vấn đề hoà bình cho bán đảo Triều Tiên. - Hợp tác về an ninh và chống khủng bố: Qua Hội nghị thượng đỉnh ASEM 4 năm 2002, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tháng 5/2005, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tháng 7/2003. - Giải quyết các vấn đề môi trường: Tại Hội nghị Bộ trưởng về môi trường vào tháng 10/2003
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 - Thảo luận các vấn đề về nhân quyền: ASEM tổ chức hàng loạt cuộc hội thảo không chính thức về nhân quyền từ năm 1997. - Đối phó với những mối đe doạ toàn cầu: ASEM đã bàn bạc và tìm cách đối phó với những mối đe doạ toàn cầu như tội phạm xuyên quốc gia, di cư.. đặc biệt là nạn buôn bán ma tuý, phụ nữ và trẻ em, đấu tranh phòng chống HIV/AIDS và các loại dịch bệnh.  Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tài chính - Thúc đẩy chủ nghĩa kinh tế đa phương: bổ sung và hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm củng cố hệ thống thương mại đa phương mở và có quy tắc được thể hiện trong WTO, cung cấp một môi trường trong đó các bên có thể thảo luận về các vấn đề của WTO. - Thúc đẩy thương mại và đầu tư: Hội nghị thượng đỉnh ASEM 2 năm 1998, Hội nghị thương mại điện tử ASEM 4 năm 2005  Hợp tác trong lĩnh vực văn hoá xã hội - Thúc đẩy đối thoại về văn hoá và văn minh: Hội nghị ASEM cấp Bộ trưởng về Văn hóa và Văn minh đầu tiên đã diễn ra từ ngày 3-4/12/2003 tại Bắc Kinh. - Thúc đẩy đối thoại về tín ngưỡng: Hội nghị ASEM về đối thoại tín ngưỡng lần đầu tiên được tổ chức tại Bali vào tháng 7/2005. - Thành lập Quỹ Á – Âu: Quỹ Á – Âu (ASEF) vào tháng 2/1997. Tóm lại, ASEM phát huy vai trò nền tảng duy trì và thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác Á - Âu toàn diện trên 3 lĩnh vực chính: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. ASEM đã trở thành một khuôn khổ đối thoại và hợp tác liên khu vực q uan trọng, tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa châu Á và châu Âu, cũng như hợp tác song phương giữa các thành viên trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. 4.1.2 Vai trò của ASEAN và EU trong cơ chế hợp tác của ASEM Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là 2 nhân tố có ảnh hưởng lớn trong cơ chế hợp tác của ASEM, đóng vai trò trụ cột trong việc củng cố cơ chế hoạt động và phương hướng phát triển của ASEM. 4.1.3 Vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEM Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ASEM, đảm trách vai trò điều phối viên châu Á kể từ Hội nghị Cấp cao ASEM 3 (năm 2000) cho đến nay. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (Hà Nội, 10/2004) thông qua “Tuyên bố Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn”. Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động trong việc xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của ASEM thông qua việc tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, đưa ra các sáng kiến trên nhiều lĩnh vực. 4.2 Triển vọng phát triển trong tương lai Viễn cảnh hợp tác Á - Âu: Từng bước hoà hợp Châu Á và Châu Âu thành khu vực hoà bình và cùng phát triển, một môi trường cùng tồn tại thịnh vượng trong thế kỷ 21, trong đó tri thức, của cải, di sản văn hoá, các tư tưởng dân chủ, tài sản giáo dục, khát vọng trí tuệ và công nghệ mới của hai khu vực cùng hoà quyện gắn bó và giao lưu, không bị bất kỳ hình thức ngăn trở hoặc ép buộc nào. Xây dựng các khuyến nghị phát triển trong tương lai: - Về Giáo dục; - Chương trình học bổng ASEM;
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 - Thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ vào năm 2025; - Thống nhất các nguyên tắc về Quản lý Nhà nước lành mạnh (Good Governance); - Phối hợp chặt chẽ hơn các chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách hệ thống tài chính ; - Thành lập trung tâm môi trường ASEM; - Thành lập Hội đồng Cố vấn Thương mại Á - Âu (BACs); - Xây dựng khuôn khổ cho việc cải thiện hạ tầng của ASEM ; - Thành lập Hội đồng Công nghệ Thông tin . Thách thức trong quá trình mở rộng: Vì EU chỉ cho phép các thành viên của mình được tham gia vào ASEM cho nên trong tương lai các nước không phải là thành viên EU sẽ gia nhập ASEM với tư cách là các nước châu Á hoặc các nước thứ ba. Thực tế dẫn đến ASEM không có một tiêu chí địa lí rõ ràng đối với các thành viên mới kết nạp. Khi đó đối thoại giữa hai khu vực Á-Âu là nền tảng cơ bản của ASEM có thể sẽ bị đe doạ, ngoại giao giữa 2 khu vực có thể bị thay thế bằng cơ chế đối thoại giữa các quốc gia. Tóm lại, quan hệ hợp tác ASEM ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại được coi là mục tiêu hàng đầu. Trong tương lai ASEM sẽ phát triển thành một “khối hợp nhất trong đa dạng” hướng đến mục tiêu hòa bình và thịnh vượng. Có thể thấy ASEM đang tiến theo những bước đi của EU và ASEAN, với mức độ hợp tác, liên kết ngày càng sâu rộng hơn. 5. Kết luận Tóm lại, sự ra đời của ASEM là một mốc lịch sử, là động lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nhóm nước thuộc EU và châu Á, dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Sự phát triển trong hơn một thập kỷ qua đã chứng minh việc thiết lập ASEM là một quyết định rất đúng đắn. Mối quan hệ giữa hai khu vực Á-Âu đã và đang có ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới cục diện toàn cầu. Chúng ta tin tưởng rằng ASEM sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của cả châu Á và châu Âu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Ngoại giao (2004), ASEM - Diễn đàn Hợp tác Á - Âu, Tiến tới quan hệ đối tác sống động và thực chất hơn, Bộ Ngoại giao, Hà Nội. [2] PGS. TS Phạm Quang Minh (2010), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Thách thức của quá trình mở rộng, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [3] Bùi Thị Hải Yến (2006), Địa lý kinh tế Việt Nam và thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [4] http://www.aseminfoboard.org/members.html [5]http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr0910190856 19/nr091029092325/ns091029094259/view
  6. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 THÔNG TIN TÁC GIẢ Phạm Thị Lụa Khoa Quốc tế học Lớp: 08CNQTH01 SĐT: 0979330523 Email: phamthilua2410@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2