Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam:<br />
Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ<br />
gia đình trồng rừng<br />
Tô Xuân Phúc (Forest Trends)<br />
Đặng Việt Quang (Forest Trends)<br />
Trần Lê Huy (FPA Bình Định)<br />
Cao Thị Cẩm (VIFORES)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội, tháng 7 năm 2016<br />
Lời cảm ơn<br />
Báo cáo nghiên cứu Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Chính sách – thị trường – sinh kế của hộ gia đình trồng<br />
rừng được thực hiện bởi Tổ chức Forest Trends, Hiệp Hội Gỗ Lâm Sản Việt Nam và Hiệp Hội Gỗ và Lâm sản<br />
Bình Định. Nhóm tác giả xin cảm ơn ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ Tịch Hiệp Hội Gỗ Việt Nam đã hỗ trợ<br />
nhóm trong quá trình khảo sát thực địa. Xin cảm ơn các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua và chế biến dăm<br />
gỗ và các hộ gia đình trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu dăm vì những thông tin đã cung cấp cho nhóm.<br />
Thông tin trong báo cáo còn được cung cấp bởi chi Cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm, Uỷ Ban Nhân Dân các<br />
huyện của một số địa phương của tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng<br />
Ngãi và Bình Định nơi các tác giả thực hiện nghiên cứu thực địa. Báo cáo được hoàn thành với sự hỗ trợ tài<br />
chính một phần của Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương Quốc Anh (DFID) thông qua Tổ chức Forest Trends<br />
và Hiệp hội Dăm gỗ Quảng Ngãi thông qua Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Dữ liệu thống kê về tình hình<br />
tiêu thụ dăm Trung Quốc được dựa trên nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, do<br />
Lina Scott của Tổ chức Forest Trends biên soạn. Quan điểm thể hiện trong báo cáo là của các tác giả và<br />
không nhất thiết phản ánh quan điểm của các tổ chức tài trợ và các tổ chức nơi tác giả đang làm việc. Các<br />
kết quả chính trong báo cáo đã được trình bày tại Hội thảo Việt Nam Xuất Khẩu Dăm Gỗ: Những Thách<br />
Thức Mới tổ chức tại Hà Nội ngày 15 tháng 7 năm 2016. Xin cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu<br />
tham gia Hội thảo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
i<br />
Mục lục<br />
Lời cảm ơn............................................................................................................................................... i<br />
Mục lục ................................................................................................................................................... ii<br />
Tóm tắt .................................................................................................................................................. iii<br />
1. Giới thiệu............................................................................................................................................ 1<br />
2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................... 2<br />
3. Thị trường dăm gỗ thế giới và vị thế của Việt Nam ........................................................................... 3<br />
4. Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam ........................................................................................................ 9<br />
4.1. Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ trong những năm gần đây. ............................................................ 9<br />
4.2. Thị trường xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam .................................................................................... 10<br />
4.3. Các cảng biển xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam thời gian gần đây .................................................. 11<br />
4.4. Suy giảm xuất khẩu dăm gỗ năm 2016 ..................................................................................... 12<br />
4.5. Cơ cấu loài gỗ cho dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ................................................................. 14<br />
5. Những thay đổi trong chuỗi cung ứng dăm xuất khẩu .................................................................... 15<br />
5.1. Chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất khẩu ............................................................................................ 15<br />
5.2. Giá nguyên liệu dăm tại các khâu trong chuỗi cung ứng .......................................................... 16<br />
5.3. Phát triển các cơ sở chế biến dăm quy mô nhỏ tại một số địa phương ................................... 17<br />
5.4. Chi phí và lợi ích của các khâu trên chuỗi cung ứng. ................................................................ 17<br />
6. Thảo luận: Chính sách, thị trường và sinh kế hộ trồng rừng ........................................................... 19<br />
7. Kết luận ............................................................................................................................................ 24<br />
Tài liệu tham khảo................................................................................................................................ 25<br />
Phụ lục .................................................................................................................................................. 26<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ii<br />
Tóm tắt<br />
Dăm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành chế biến gỗ của Việt Nam, với kim<br />
ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt gần 1,2 tỉ USD, tương đương với 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của<br />
các mặt hàng gỗ. Trong cùng năm này, tổng lượng dăm xuất khẩu đạt gần 8,1 triệu tấn dăm khô, tương<br />
đương với 16,2 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu năm 2015 lớn hơn<br />
các con số này của các năm trước đó, thể hiện sự phát triển của ngành.<br />
<br />
Tuy nhiên, số liệu thống kê xuất nhập khẩu từ nguồn Tổng cục Hải quan của Việt Nam về kim ngạch và<br />
lượng xuất khẩu dăm của năm 2016 cho thấy những tụt giảm nghiêm trọng trong xuất khẩu dăm và điều<br />
này đang làm phát sinh những lo ngại sâu sắc trong ngành dăm và các cơ quan quản lý ngành. Theo dữ liệu<br />
thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dăm 5 tháng đầu năm 2016 đạt 248 triệu USD, chỉ<br />
tương đương với 58% kim ngạch 5 tháng cùng kz của năm 2015 (430 triệu USD). Lượng dăm xuất khẩu 5<br />
tháng đầu năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn, bằng 61% tổng lượng dăm xuất khẩu trong cùng kz của năm 2015.<br />
Nếu từ nay đến cuối 2016 xu hướng xuất khẩu này không thay đổi, ngành chế biến và xuất khẩu dăm của<br />
Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với vô vàn khó khăn và kim ngạch xuất khẩu cả năm 2016 sẽ chỉ đạt ở<br />
mức trên dưới 600 triệu USD, chỉ bằng khoảng một nửa kim ngạch năm 2015; lượng dăm xuất khẩu cả<br />
năm sẽ chỉ đạt trên dưới 7 triệu tấn, tương đương với khoảng 60% tổng lượng xuất khẩu của 2015. Thông<br />
tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy lượng dăm tồn trong nước hiện rất lớn. Tụt giảm nghiêm trọng<br />
lượng dăm gỗ xuất khẩu đang và sẽ tiếp tục đem lại những tác động tiêu cực không phải chỉ riêng cho các<br />
doanh nghiệp trực tiếp tham gia chế biến xuất khẩu, mà còn tác động đến hàng trăm nghìn hộ gia đình,<br />
bao gồm nhiều hộ dân nghèo, là nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho chế biến dăm và hàng trăm nghìn<br />
lao động khác tham gia các khâu của chuỗi cung ứng. Tụt giảm về xuất khẩu dăm cũng tác động trực tiếp<br />
đến kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ, gây ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia.<br />
<br />
Kể từ năm 2012 Việt Nam đã thay thế vị trí của Úc trên bản đồ cung dăm thế giới, trở thành quốc gia xuất<br />
khẩu dăm lớn nhất toàn cầu. Ngoài Úc, các nước có nguồn cung dăm lớn, hiện đang cạnh tranh với Việt<br />
Nam bao gồm Thái Lan, Indonesia và Chile. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia nhập khẩu<br />
dăm quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm trên 90% tổng kim ngạch và lượng xuất khẩu hàng năm, trong<br />
đó thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% trong tổng kim ngạch và lượng dăm xuất<br />
khẩu của Việt Nam.<br />
<br />
Báo cáo này cho rằng sự tụt giảm lượng dăm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016 có nhiều nguyên<br />
nhân, trong đó những nguyên nhân cơ bản nhất là do thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu dăm tại thị trường<br />
Trung Quốc. Số liệu thống kê của Hải Quan Trung Quốc cho thấy kể từ đầu năm 2016 nguồn dăm gỗ của<br />
Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này dần được thay thế bởi nguồn cung từ Úc và Thái Lan. Tại Trung<br />
Quốc, Úc đã lấy lại vị trí dẫn đầu của mình về cung dăm cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguồn cung từ Thái<br />
Lan cũng tăng từ đó làm co hẹp thị phần của nguồn cung của Việt Nam tại thị trường này. Báo cáo này cho<br />
rằng sở dĩ thị phần dăm gỗ Việt Nam tại Trung Quốc co lại là do có sự cạnh tranh rất lớn với nguồn cung từ<br />
Úc và Thái Lan, đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng. Cụ thể, chất lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam<br />
đang bị mất kiểm soát, hiện đang có dấu hiệu đi xuống. Điều này đã và đang gây ra những tác động tiêu<br />
cực cho ngành dăm, gây giảm giá xuất khẩu và co hẹp thị trường tiêu thụ, đặc biệt tại Trung Quốc.<br />
<br />
Đến nay, đối với các cơ quan quản lý xuất khẩu, dăm vẫn được coi là xuất khẩu nguyên liệu thô, không tạo<br />
được giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và một số ý kiến từ<br />
ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu cho rằng sự phát triển của ngành dăm làm mất nguồn cung gỗ nguyên liệu<br />
iii<br />
cho ngành chế biến đồ gỗ, kéo dài sự lệ thuộc của ngành chế biến đồ gỗ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,<br />
bao gồm cả việc nhập khẩu từ một số nguồn có rủi ro cao, gây tổn hại đến hình ảnh của ngành chế biến gỗ.<br />
Các quan điểm này đã được thể hiện trong định hướng của Chính phủ, bao gồm một số cơ chế chính sách<br />
nhằm hạn chế sản xuất và xuất khẩu dăm.<br />
<br />
Trong nỗ lực nhằm hạn chế xuất khẩu dăm, Chính phủ Việt Nam áp dụng mức thuế xuất khẩu 2% bắt đầu<br />
kể từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, áp dụng mức thuế này trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và thị phần tại<br />
thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc đang giảm sút làm cho ngành chế biến dăm xuất<br />
khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn. Mức thuế xuất khẩu 2% tương đương với<br />
mức tăng 2,5-2,8 USD/tấn dăm trong cơ cấu giá thành dăm xuất khẩu. Thị phần co hẹp và mức giá xuất<br />
khẩu giảm buộc các doanh nghiệp chế biến dăm hoặc phải giảm giá thu mua nguyên liệu gỗ đầu vào, chủ<br />
yếu từ các hộ gia đình hoặc phải chấp nhận cắt giảm lợi nhuận nhằm duy trì thị trường.<br />
<br />
Từ khía cạnh của nguồn cung nguyên liệu gỗ, hộ gia đình trồng rừng phản ứng với thay đổi của thị trường<br />
theo cách khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sinh kế cụ thể của hộ. Nhiều hộ gia đình có nguồn sinh kế<br />
không lệ thuộc nhiều vào các diện tích rừng trồng quyết định giữ lại rừng của mình, đợi cơ hội tăng giá.<br />
Nhiều hộ khác không có nguồn sinh kế thay thế bắt buộc phải bán rừng, chấp nhận mức giảm 30-40% về<br />
lợi ích kinh tế so với năm 2015.<br />
<br />
Những khó khăn hiện tại của ngành chế biến dăm xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đơn thuần là về biến<br />
động cung-cầu của thị trường tiêu thụ mà còn do những vấn đề nội tại của ngành dăm, đặc biệt có liên<br />
quan đến phát triển nóng, phát triển ngoài quy hoạch, chạy theo thị trường và không kiểm soát về chất<br />
lượng, hiện nay đang diễn ra tại một số địa phương, đặc biệt là các cơ sở chế biến quy mô nhỏ. Thông báo<br />
76/TB-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 17 tháng 5 năm 2016 phản ánh rõ nét các khía cạnh này, trong đó nêu<br />
rõ: “Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 42 cơ sở sản xuất dăm gỗ, trong đó chỉ có 11 cơ sở được chấp thuận sản<br />
xuất, với tổng công suất 330.000 tấn/năm, trong khi công suất băm dăm gỗ thực tế của các cơ sở đã lên<br />
tới 729.000 tấn/năm, vượt 2,2 lần so với công suất cho phép; đa số các cơ sở sản xuất dăm gỗ đều chưa có<br />
phương án đầu tư dài hạn từ khâu trồng, thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến *…+; tình trạng thiếu<br />
nguyên liệu đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán gây mất trật tự xã hội.”1 Phát<br />
triển không kiểm soát, chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm tại các địa phương<br />
này đã và đang tác động tiêu cực đến hình ảnh của toàn ngành dăm Việt Nam, làm giảm lòng tin của nhà<br />
nhập khẩu, giảm thị phần xuất khẩu, tạo cơ hội cho một số nhà nhập khẩu khác ép giá dăm của Việt Nam.<br />
Các yếu tố này thể hiện tính không bền vững của ngành chế biến dăm xuất khẩu.<br />
<br />
Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù chiến lược của Chính phủ trong việc hạn chế xuất khẩu dăm, tạo nguồn gỗ<br />
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ là hoàn toàn đúng đắn, thực hiện chiến lược thông qua<br />
giải pháp áp dụng 2% mức thuế xuất khẩu như hiện nay cần được kiểm chứng về mặt thực tiễn về hiệu<br />
quả của chính sách này. Khảo sát tại một số địa phương cho thấy tính đa dạng trong thực trạng sản xuất và<br />
xuất khẩu dăm hiện nay và các chính sách thuế hiện tại và trong tương lai sẽ có những tác động không<br />
đồng đều đến các sơ sở chế biến và các hộ trồng rừng tại các địa phương. Tại các vùng như Bắc Trung Bộ,<br />
các cơ sở chế biến gỗ hầu như chưa phát triển và chế biến dăm là giải pháp duy nhất cho nguồn gỗ rừng<br />
trồng đầu ra của hộ gia đình. Đối với một số địa phương khác như Phú Thọ, Tuyên Quang nơi sẵn có các cơ<br />
sở chế biến thay thế dăm, nguồn cung đầu vào cho dăm là các sản phẩm phụ của quá trình chế biến,<br />
<br />
1<br />
ỦBND Tỉnh Thanh Hóa. Thống báo số 76 ngày 17 tháng 5 năm 2016 về Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Đức Quyền tại<br />
Hội nghị nghe báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của các cơ sở băm dăm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.<br />
iv<br />
chiếm 30-40% trong tổng nguồn cung gỗ từ rừng trồng tại các nơi này. Trong bối cảnh thiếu vắng các cơ sở<br />
chế biến thay thế cho dăm (ví dụ xưởng xẻ, bóc), và với nguồn nguyên liệu dăm được chế biến từ các sản<br />
phẩm phụ của chế biến gỗ, áp dụng chính sách thuế nhằm hạn chế đầu ra của dăm sẽ không đạt được<br />
mục tiêu tạo rừng gỗ lớn, thậm chí còn gây lãng phí trong việc sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng.<br />
<br />
Báo cáo kiến nghị rằng trước khi đưa ra những giải pháp can thiệp về thuế cần có những đánh giá sâu và<br />
toàn diện về thực trạng của ngành chế biến xuất khẩu dăm hiện nay của Việt Nam trong toàn bộ chuỗi<br />
cung ứng, trong đó cần đánh giá các yếu tố về các loại hình và quy mô của doanh nghiệp và động lực của<br />
các loại hình này, khác nhau giữa các vùng nguyên liệu, hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển các loại hình<br />
chế biến sản phẩm thay dăm cũng như các điều kiện tiếp cận thị trường đối với các loại hình sản phẩm đó.<br />
Bên cạnh đó, cần có những đánh giá khách quan về thực trạng của hộ gia đình trồng rừng, nhằm xác định<br />
các yếu tố nội tại của hộ (ví dụ vốn, lao động, trình độ canh tác), cũng nhưng các yếu tố bên ngoài (tiếp cận<br />
tín dụng, tiếp cận nguồn giống, khoa học công nghệ) có tác động trực tiếp đến quyết định của hộ gia đình<br />
trong việc sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng để làm dăm hay các sản phẩm khác. Chính sách, bao gồm cả<br />
chính sách thuế xuất khẩu hiện tại và trong tương lai có mục tiêu tạo nguồn gỗ lớn, làm nguyên liệu đầu<br />
vào cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu sẽ không thể phát huy được hiệu quả nếu không được dựa trên<br />
nền tảng là từ kết quả của các đánh giá này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
v<br />
1. Giới thiệu<br />
Ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ (sau đây được gọi là ngành dăm) của Việt Nam liên tục được mở<br />
rộng trong những năm vừa qua, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy sản xuất bột giấy tại<br />
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2009, Việt Nam có 47 nhà máy dăm với lượng dăm xuất khẩu đạt<br />
khoảng 2,3 triệu tấn khô, tương đương với 4,6 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Đến 2014, số nhà máy tăng lên<br />
130, với lượng dăm xuất khẩu đạt 7 triệu tấn khô. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 796 triệu USD năm<br />
2012 lên đến 958 triệu USD năm 2014 (Tô Xuân Phúc và Trần Lê Huy, 2013; Tô Xuân Phúc và cộng sự<br />
2015).<br />
<br />
Phát triển của ngành dăm đã và đang làm nảy sinh những tranh luận trái chiều về tầm quan trọng cũng<br />
như mối quan hệ của ngành với các ngành khác có sử dụng cùng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đầu<br />
vào, như ngành chế biến đồ gỗ và ngành giấy. Ý kiến của ngành chế biến đồ gỗ cho rằng ngành dăm gỗ đã<br />
sử dụng một lượng lớn nguyên liệu gỗ đầu vào, từ đó gây ra việc thiếu hụt nguyên liệu để chế biến gỗ, và<br />
điều này làm hạn chế về giá trị gia tăng cho nguồn gỗ rừng trồng. Tuy nhiên quan điểm của ngành dăm lại<br />
cho rằng phát triển của ngành dăm đã khuyến khích các hộ gia đình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi<br />
trọc và tạo thêm thu nhập cho hộ trồng rừng, góp phần cải thiện sinh kế của người dân trong đó có nhiều<br />
hộ dân nghèo đang sống ở vùng cao. Cũng theo ngành dăm, nguồn nguyên liệu đầu vào cho dăm là gỗ tận<br />
dụng từ các cơ sở chế biến khác như xưởng xẻ, xưởng ván bóc do vậy sự tồn tại và phát triển của ngành<br />
dăm là cơ hội tạo thêm nguồn thu từ nguồn gỗ rừng trồng mà không có sự cạnh tranh về nguồn gỗ nguyên<br />
liệu đầu vào với ngành chế biến đồ gỗ.<br />
<br />
Theo các nhà quản lý, xuất khẩu dăm là xuất khẩu nguyên liệu thô và không tạo được giá trị gia tăng trong<br />
sản phẩm. Do vậy, kể từ giữa thập niên 2000, Chính phủ đã có định hướng hạn chế xuất khẩu dăm gỗ,<br />
nhằm tạo cây gỗ lớn và làm tăng giá trị cho nguồn gỗ rừng trồng. Kể từ đó, nhiều cơ chế chính sách đã<br />
được đưa ra nhằm hạn chế sản xuất và xuất khẩu dăm. Các cơ chế chính sách quan trọng bao gồm Quyết<br />
định 1565 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) năm 2013 phê duyệt đề án tái cơ cấu<br />
ngành lâm nghiệp, Quyết định 919 của Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao giá trị gia<br />
tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020, hoặc Quyết định 651 năm 2015 của Bộ NN&PTNT<br />
phê duyệt kế hoạch triển khai phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020. Gần đây nhất là<br />
Thông tư 182 của Bộ Tài chính ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2015 đã đưa ra mức thuế xuất khẩu dăm<br />
gỗ là 2%, bắt đầu thực hiện từ đầu 2016.<br />
<br />
Chính sách thuế xuất khẩu dăm gỗ được áp dụng trong bối cảnh ngành dăm có nhiều biến động, đặc biệt<br />
sự suy giảm thị phần của nguồn dăm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc và sụt giảm về giá xuất khẩu. Số<br />
liệu thống kê hải quan cho thấy lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 chỉ<br />
bằng 61% lượng dăm xuất khẩu cùng kz của năm 2015; kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2016 tương<br />
đương 58% kim ngạch cùng kz của năm 2015. Số doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu năm 2016 là<br />
64, giảm hơn nhiều so với con số 101 doanh nghiệp của năm 2015. Trong khi Số liệu thống kê của Tổng cục<br />
Trung Quốc cho thấy nhu cầu đối với mặt hàng dăm tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gia tăng, trong đó có<br />
sự đóng góp quan trọng của nguồn cung dăm liên tục tăng từ Úc và Thái Lan. Điều này phản ánh sự suy<br />
giảm thị phần của ngành dăm Việt Nam tại Trung Quốc. Thị phần xuất khẩu bị co hẹp, giá xuất khẩu giảm,<br />
ùn tắc trong xuất khẩu là những khó khăn hiện các doanh nghiệp dăm hiện đang phải đối mặt. Thuế xuất<br />
khẩu dăm được Chính phủ đưa ra trong bối cảnh ngành dăm đang đối mặt với những khó khăn vô cùng<br />
lớn về thị trường xuất khẩu đã làm rấy lên những lo ngại về tác động của việc áp dụng thuế xuất khẩu 2%<br />
1<br />
đối với xuất khẩu dăm gỗ hiện nay của Việt Nam. Các cơ sở chế biến cho rằng áp dụng thuế xuất khẩu làm<br />
tăng giá thành sản xuất, giảm lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt<br />
giảm trong xuất khẩu kể từ đầu 2016 đến nay.<br />
<br />
Nhằm tìm hiểu thực trạng các khó khăn mà ngành dăm đang đối mặt, bao gồm cả tác động về mức thuế<br />
xuất khẩu mới được áp dụng kể từ đầu tháng 1 năm 2016, nhóm nghiên cứu thuộc Tổ chức Forest Trends,<br />
Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam và Hiệp Hội Gỗ Bình Định đã tiến hành nghiên cứu đánh giá ngành dăm<br />
với mục tiêu:<br />
<br />
Tìm hiểu thực trạng của ngành dăm gỗ trong thời gian gần đây, bao gồm thực trạng trong sản xuất<br />
và xuất khẩu, các khó khăn và thuận lợi trong các khâu này<br />
Đánh giá tác động do các biến động của thị trường xuất khẩu đến sự vận hành và phát triển của<br />
ngành dăm gỗ Việt Nam<br />
Đánh giá tác động của chính sách bao gồm cả chính sách thuế xuất khẩu dăm đến các khâu của<br />
chuỗi cung ứng dăm<br />
Đề xuất kiến nghị về chính sách góp phần phát triển bền vững ngành dăm và nâng cao thu nhập<br />
cho các hộ trồng rừng.<br />
Báo cáo này gồm 7 phần. Phần 2 tiếp theo mô tả các phương pháp nghiên cứu. Phần 3 đưa ra một số<br />
thông tin có liên quan đến thị trường dăm gỗ toàn cầu, tập trung vào thị trường Trung Quốc, là thị trường<br />
chính tiêu thụ sản phẩm dăm của Việt Nam, từ đó giúp định vị ngành dăm của Việt Nam trên bản đồ cung<br />
– cầu dăm thế giới. Phần 4 mô tả thực trạng về sản xuất, xuất khẩu và thị trường tiêu thụ dăm của Việt<br />
Nam trong thời gian gần đây. Phần 5 đề cập đến những thay đổi trong chuỗi cung dăm trong những năm<br />
vừa qua. Phần 6 thảo luận về chính sách, thị trường và sinh kế các hộ trồng rừng. Phần 7 kết luận báo cáo.<br />
<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu kết hợp nguồn số liệu thống kê và thông tin thu thập từ khảo sát thực địa. Số liệu thống kê<br />
được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, số liệu tổng hợp của Trung Tâm<br />
Thương Mại Quốc Tế (ITC) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các số liệu thống kê này giúp tìm hiểu sự<br />
phát triển của ngành dăm, thay đổi của thị trường xuất khẩu và tác động đến ngành dăm của Việt Nam<br />
đặc biệt là do biến động gần đây của thị trường xuất khẩu.<br />
<br />
Khảo sát thực địa được tiến hành với một số đối tượng nằm trong chuỗi cung ứng dăm gỗ. Các nhóm này<br />
bao gồm các hộ gia đình trồng rừng, các cơ sở thu mua và khai thác rừng, các hộ gia đình và doanh nghiệp<br />
chế biến gỗ và dăm gỗ, và các công ty thu mua xuất khẩu. Khảo sát được thực hiện ở một số địa phương<br />
thuộc các tỉnh Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Nam, Quảng<br />
Ngãi và Bình Định. Đây là các địa bàn có số lượng các cơ sản xuất, chế biến và xuất khẩu dăm lớn. Thông tin<br />
thu thập từ khảo sát thực địa góp phần giải thích sự biến động của ngành dăm gỗ trong thời gian gần đây,<br />
từ đó giúp đánh giá được một phần ảnh hưởng của thị trường và chính sách thuế đến các khâu trong<br />
chuỗi cung ứng dăm gỗ, đồng thời chỉ ra những khó khăn và thách thức trong các khâu của chuỗi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
3. Thị trường dăm gỗ thế giới và vị thế của Việt Nam<br />
Ngành dăm của Việt Nam liên tục phát triển trong những năm vừa qua. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt<br />
Nam đã tăng từ 2,5 triệu tấn năm 2010 lên mức 6,9 triệu tấn năm 2014 , tăng 176% (Tô Xuân Phúc và cộng<br />
sự, 2015). Trong cùng giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ tăng từ 566 triệu USD lên 958 triệu USD năm<br />
2014, tương đương với 70% tăng về kim ngạch (cùng nguồn trích dẫn). Việt Nam hiện đang đứng số một<br />
về lượng cung ứng dăm gỗ trên thế giới, và trong những năm gần đây chiếm 82% tỷ lệ gia tăng của lượng<br />
cung dăm gỗ trong khu vực Châu Á (Hình 1).<br />
Hình 1. Lượng cung dăm gỗ của Việt Nam so với các khác tại thị trường châu Á<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: RISI, 2016<br />
<br />
Hình 2. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào các thị trường tiêu thụ chính và biến động về giá nhập khẩu<br />
5 180<br />
160<br />
4 140<br />
120 Giá dăm (USD/tấn)<br />
Khối lượng (Triệu tấn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
100<br />
80<br />
2<br />
60<br />
<br />
1 40<br />
20<br />
0 0<br />
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015<br />
<br />
Năm<br />
Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Giá dăm gỗ (USD/Tấn)<br />
<br />
Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)<br />
<br />
3<br />
Tuy nhiên, ngành dăm có nhiều biến động trong thời gian gần đây, đặc biệt là về giá. Nguồn số liệu thống<br />
kê của Trung tâm Thương mại Quốc Tế (ITC) cho thấy kể từ năm 2012 giá dăm xuất khẩu từ các nước có<br />
lượng cung lớn (trừ Việt Nam) có xu hướng giảm (Hình 2). Giá dăm gỗ của Úc xuất khẩu giảm từ khoảng<br />
150 USD/tấn từ giữa năm 2014 xuống còn 127 USD vào qu{ 1 năm 2016 (ITC). Hình 3 chỉ ra sự thay đổi về<br />
giá dăm xuất khẩu từ một số nguồn cung chính.<br />
Hình 3. Giá dăm gỗ xuất khẩu từ các nguồn cung chính<br />
200<br />
<br />
180<br />
<br />
160<br />
<br />
140<br />
<br />
120<br />
<br />
100<br />
<br />
80<br />
<br />
60<br />
Australia Thái Lan Chi Lê South Africa<br />
40<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)<br />
<br />
Theo nguồn thông tin từ ITC, tại Trung Quốc giá dăm giảm từ khoảng 176 USD/tấn từ đầu năm 2012 xuống<br />
còn khoảng 168 USD/tấn vào cuối năm 2015. Cũng trong giai đoạn này, giá dăm gỗ của thị trường Nhật<br />
Bản giảm từ mức 232 USD/tấn xuống còn 180 USD/tấn và giá dăm tại Hàn Quốc giảm từ 184 USD/tấn còn<br />
160 USD/tấn.<br />
<br />
Giá dăm gỗ trên thị trường quốc tế có xu hướng giảm. Giá dầu thô trên thị trường quốc tế giảm trong<br />
những năm vừa qua có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến giá dăm gỗ trên thị trường<br />
thế giới giảm, bởi giảm giá dầu thô làm giảm chi phí vận chuyển. Hình 4 chỉ ra mối tương quan giữa giá dầu<br />
thô tại các thị trường lớn và giá dăm gỗ xuất khẩu .<br />
<br />
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ dăm lớn nhất trên thế giới. Thống kê từ nguồn Tổng cục Hải quan của<br />
Trung Quốc cho thấy lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc bình quân khoảng 9-10 triệu tấn /năm<br />
(Bảng 1), tương đương với khoảng 1,5-1,7 tỉ USD về kim ngạch (Bảng 2). Thị trường tiêu thụ dăm tại thị<br />
trường này vẫn tiếp tục được mở rộng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Hình 4. Giá dăm gỗ và giá dầu thô trên thị trường thế giới qua các năm2<br />
180<br />
<br />
160<br />
<br />
140<br />
Giá (USD/thùng - tấn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
120<br />
<br />
100<br />
<br />
80<br />
<br />
60<br />
<br />
40<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015<br />
Năm<br />
Giá dầu ở Anh (USD/Thùng) Giá dầu ở Mỹ (USD/Thùng) Giá dăm gỗ (USD/Tấn)<br />
Nguồn: Trung Tâm Thương Mai Quốc Tế (ITC) và FXCM market<br />
<br />
Con số thống kê của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc về lượng và giá trị dăm gỗ nhập khẩu của Việt Nam<br />
vào thị trường này, bao gồm cả các con số từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016, có sự khác biệt rất lớn đối<br />
với con số thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam trong cùng kz (xem chi tiết về các con số thống kê của<br />
Tổng cục Hải quan Việt Nam tại phần 4 của Báo cáo này). Trong phạm vi của Báo cáo này, các tác giả sẽ<br />
không đi tìm hiểu nguyên nhân của các khác biệt về các con số thống kê giữa hai nguồn thông tin. Các dữ<br />
liệu thống kê trong phần 3 dưới đây sử dụng các con số thống kê của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc để<br />
phân tích các động thái thay đổi về tiêu thụ dăm tại Trung Quốc và vị thế của dăm gỗ Việt Nam trong bối<br />
cảnh đó.<br />
Bảng 1. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc 2013-2015 (kg)<br />
Quốc gia 2013 2014 2015<br />
Nguồn khác 421.139.357 346.362.027 272.600.092<br />
Chile 24.109.988 110.694.296 378.564.954<br />
Indonesia 1.200.638.528 1.255.420.687 968.160.380<br />
Thái Lan 1.447.634.370 1.049.566.907 1.205.940.848<br />
Úc 1.415.940.959 2.153.428.640 2.707.504.080<br />
Việt Nam 4.632.296.721 3.928.002.331 4.280.245.490<br />
Tổng 9.141.759.923 8.843.474.888 9.813.015.844<br />
Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br />
<br />
<br />
2 Giá dăm gỗ và dầu thô được tính bình quân qua các năm<br />
<br />
5<br />
Bảng 2. Giá trị kim ngạch dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc 2013-2015 (USD)<br />
Quốc gia 2013 2014 2015<br />
Nguồn khác 73.149.280 67.029.639 51.591.086<br />
Chile 5.498.098 24.276.081 78.967.062<br />
Indonesia 209.407.928 228.152.278 167.916.799<br />
Thái Lan 246.765.774 170.970.511 189.975.659<br />
Úc 251.771.951 422.626.374 520.481.220<br />
Việt Nam 757.035.124 622.041.549 681.768.456<br />
Tổng 1.543.630.168 1.535.098.446 1.690.702.297<br />
Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Thay đổi lượng cung dăm vào Trung Quốc Hình 6. Thay đổi kim ngạch xuất khẩu dăm vào<br />
từ các nguồn cung khác nhau (kg) Trung Quốc từ các nguồn cung khác nhau (USD)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Hải Quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends.<br />
<br />
Các quốc gia cung cấp nguồn dăm quan trọng cho Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Úc, Thái Lan, Indonesia<br />
và Chi Lê, với lượng dăm của Việt Nam lớn nhất tính đến hết năm 2015. Tại Trung Quốc, dăm gỗ Việt Nam<br />
cạnh tranh trực tiếp với dăm gỗ từ các quốc gia này. Trong khi lượng dăm của Úc nhập khẩu vào Trung<br />
Quốc có độ ổn định lớn, dăm từ nguồn Việt Nam, Thái Lan, Indonesia có nhiều biến động, cả về khối lượng<br />
và kim ngạch (Hình 5, 6).<br />
<br />
<br />
6<br />
Trong các tháng đầu năm 2016 thị phần các nguồn cung dăm cho Trung Quốc có nhiều biến động. Trong<br />
năm này, lần đầu tiên kể từ năm 2012 lượng dăm gỗ của Úc nhập khẩu vào thị trường này vượt lượng<br />
dăm của Việt Nam, kể cả về lượng và kim ngạch (Bảng 3, Bảng 4, Hình 7, Hình 8).<br />
Bảng 3. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016 (kg)<br />
Country Lượng nhập (kg)<br />
Úc 1.590.988.534<br />
Việt Nam 1.513.148.392<br />
Thái Lan 686.626.790<br />
Indonesia 292.174.730<br />
Chilê 257.035.951<br />
Các nước khác 165.153.552<br />
Tổng 4.505.127.949<br />
Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016 (tấn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Kim ngạch dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016<br />
Quốc gia Giá trị (USD)<br />
Úc 282.862.871<br />
Việt Nam 238.942.889<br />
Thái Lan 103.290.145<br />
Chilê 47.798.458<br />
Indonesia 47.107.859<br />
Các nước khác 27.305.869<br />
Tổng 747.308.091<br />
Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Hình 8. Kim ngạch nhập khẩu dăm gỗ vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016 (triệu USD)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9 và Hình 10 chỉ ra sự thay đổi lượng và kim ngạch nhập khẩu dăm từ các nguồn khác nhau vào thị<br />
trường Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016.<br />
<br />
<br />
Hình 9. Thay đổi lượng nhập dăm vào Trung Quốc Hình 10. Thay đổi về kim ngạch nhập dăm vào<br />
theo tháng đầu 2016 (kg) Trung Quốc các tháng đầu 2016 (USD)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br />
<br />
Nguồn thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy (Hình 9, Hình 10) lượng và kim ngạch nhập khẩu dăm<br />
của Việt Nam đạt mức cao trong tháng 1-2 của năm 2016, tuy nhiên sau đó (tháng 3, 4) cả lượng và giá trị<br />
đều giảm, thay thế bằng nguồn cung từ Úc và Thái Lan. Cũng theo nguồn dữ liệu thống kê này, thị phần<br />
của dăm gỗ Việt Nam bị thay thế bởi dăm gỗ Úc và Thái Lan là những tín hiệu quan trọng, đòi hỏi ngành<br />
dăm của Việt Nam cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những phương sách hợp lý nhằm duy trì sự ổn định<br />
thị phần của mình tại thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nguồn cung ngày càng trở nên gay<br />
gắt hơn.<br />
<br />
Phần 4 dưới đây sẽ tập trung vào ngành dăm của Việt Nam, với thông tin chủ yếu dựa trên các con số<br />
thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam và các dữ liệu thu thập từ khảo sát thực địa.<br />
<br />
<br />
8<br />
4. Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam<br />
4.1. Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ trong những năm gần đây<br />
Dựa trên các con số thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, lượng và giá trị dăm gỗ Việt Nam xuất khẩu<br />
trong những năm gần đây được thể hiện qua Bảng 5 và Biểu đồ trong Hình 11. Theo Bảng 5, lượng dăm gỗ<br />
xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 đạt 8 triệu tấn, tương đương với gần 1,17 tỉ USD về kim ngạch. Các con<br />
số này đều tăng nhanh so với các con số của năm 2014. Trong 5 tháng đầu 2016, tổng lượng dăm xuất<br />
khẩu của Việt Nam đạt 1,8 triệu tấn, tương đương với khoảng 248 triệu USD về kim ngạch. Các con số này<br />
nhỏ hơn rất nhiều so với các con số cùng kz của năm 2015 (2,98 triệu tấn, 430 triệu USD). Cụ thể, lượng<br />
xuất khẩu của 5 tháng đầu 2016 chỉ bằng 61% lượng xuất khẩu cùng kz năm 2015; giá trị xuất khẩu 5 tháng<br />
đầu 2016 chỉ bằng 58% giá trị xuất khẩu cùng kz của 1 năm trước đó. Điều này phản ánh sự suy giảm<br />
nghiêm trọng trong xuất khẩu dăm của Việt Nam những tháng đầu năm 2016.<br />
<br />
<br />
Bảng 5. Giá trị xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam từ 2013<br />
Năm Lượng (Tấn) Trị giá (USD)<br />
2013 7.063.461 983.390.245<br />
2014 6.971.740 958.044.609<br />
2015 8.076.870 1.166.400.705<br />
5 tháng đầu 2016 1.826.295 248.146.898<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ 2013<br />
9<br />
8<br />
7<br />
Khối lượng (Triệu tấn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
5<br />
4<br />
3<br />
2<br />
1<br />
-<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Hình 12. Giá trị kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam từ 2013<br />
1,400<br />
1,200<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trị giá (Triệu USD)<br />
1,000<br />
800<br />
600<br />
400<br />
200<br />
-<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
<br />
4.2. Thị trường xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam<br />
Biểu đồ trong Hình 13 và Hình 14 thể hiện lượng và giá trị dăm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu đi các thị<br />
trường khác nhau trong thời gian gần đây.<br />
Hình 13. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường<br />
4.5<br />
4.0<br />
Khối lượng (Triệu tấn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.5<br />
3.0<br />
2.5<br />
2.0<br />
1.5<br />
1.0<br />
0.5<br />
0.0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với<br />
tổng lượng và giá trị nhập khẩu vào 3 thị trường này đạt trên 90% trong tổng lượng và giá trị xuất khẩu của<br />
toàn ngành dăm. Chỉ tính riêng đối với thị trường Trung Quốc, trong năm 2015 Việt Nam xuất khẩu 4 triệu<br />
tấn dăm sang thị trường này, với mức kim ngạch đạt gần 595 triệu USD. Trong cùng năm, các con số này từ<br />
thị trường Nhật Bản là 3,2 triệu tấn, 451 triệu USD, và từ thị trường Hàn Quốc là 0,43 triệu tấn, 66,7 triệu<br />
USD.<br />
<br />
<br />
10<br />
Hình 14. Giá trị dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường<br />
700<br />
600<br />
<br />
<br />
<br />
Giá trị (Triệu USD)<br />
500<br />
400<br />
300<br />
200<br />
100<br />
-<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
Phụ lục 1 thống kê chi tiết về lượng dăm Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường. Phụ lục 2 thống kê chi tiết<br />
về kim ngạch.<br />
<br />
4.3. Các cảng biển xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam thời gian gần đây<br />
Dăm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu qua hệ thống cảng biển đa dạng, giao động khoảng 30-85 cảng, tùy<br />
thuộc vào hình thức xuất khẩu (FOB hoặc CIF) và tùy thuộc theo năm. Trong 2015, dăm gỗ của Việt Nam<br />
đã được xuất khẩu qua 61 cảng khác nhau. Trong 5 tháng đầu năm 2016 đã có 29 cảng biển đã được sử<br />
dụng để xuất khẩu.<br />
Hình 15. Lượng dăm gỗ xuất khẩu theo cảng biển từ 2013<br />
2,500,000<br />
Khối lượng (BDMT)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2,000,000<br />
<br />
1,500,000<br />
<br />
1,000,000<br />
<br />
500,000<br />
<br />
-<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
<br />
11<br />
Trong hệ thống cảng sử dụng để xuất khẩu, chỉ có khoảng 10 cảng chủ đạo, với lượng và giá trị kim ngạch<br />
lớn. Biểu đồ trong Hình 15 thể hiện sự thay đổi về lượng dăm xuất khẩu, Hình 16 chỉ ra sự thay đổi về giá<br />
trị xuất khẩu dăm qua các cảng chính này. Phụ lục 3 chỉ ra lượng, Phụ lục 4 chỉ ra giá trị dăm xuất khẩu qua<br />
các cảng.<br />
Hình 16. Giá trị dăm gỗ xuất khẩu theo cảng biển, 2013- 5 tháng đầu năm 2016<br />
300,000,000<br />
250,000,000<br />
200,000,000<br />
150,000,000<br />
100,000,000<br />
50,000,000<br />
-<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
Cái Lân là cảng xuất khẩu dăm quan trọng nhất của Việt Nam, tiếp đến là các cảng Nghi Sơn, Quy Nhơn,<br />
Dung Quất. Năm 2015 lượng dăm xuất khẩu qua cảng Cái Lân đạt gần 1,5 triệu tấn, tương đương với 211<br />
triệu USD về kim ngạch. Cùng trong năm này, các con số về lượng và kim ngạch của cảng Nghi Sơn là 1,2<br />
triệu tấn, 176 triệu USD và của cảng Quy Nhơn là 1,15 triệu tấn, 163,5 triệu USD về kim ngạch<br />
<br />
Số liệu hải quan của Việt Nam cho thấy lượng dăm xuất khẩu bình quân trong các tháng đầu năm 2016<br />
qua hệ thống các cảng nhỏ hơn rất nhiều so với con số bình quân các tháng cùng kz năm 2015.<br />
<br />
4.4. Suy giảm xuất khẩu dăm gỗ năm 2016<br />
Số liệu Hải quan Việt Nam cho thấy lượng và giá trị dăm gỗ xuất khẩu 5 tháng đầu 2016 nhỏ hơn rất nhiều<br />
so với lượng và giá trị xuất khẩu của các tháng cùng kz các năm trước đó. Số liệu thống kê từ nguồn Hải<br />
quan Trung Quốc cũng cho thấy mức độ suy giảm trong xuất khẩu dăm của Việt Nam vào Trung Quốc, tuy<br />
nhiên mức độ suy giảm nhỏ hơn nhiều so với con số từ nguồn thống kê của Hải quan Việt nam đưa ra<br />
(xem chi tiết các con số thống kê của Hải quan Trung Quốc trong phần 3 của Báo cáo này). Cụ thể, Biểu đồ<br />
trong Hình 17 và Hình 18 so sánh tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu của dăm gỗ 5 tháng đầu<br />
năm từ 2013 đến năm 2016. Các biểu đồ này cho thấy khối lượng và kim ngạch dăm gỗ xuất khẩu trong 5<br />
tháng đầu năm 2014 và 2015 tăng so với năm 2013 nhưng 5 tháng đầu năm 2016 giảm mạnh so với các<br />
năm trước đó. Tổng khối lượng xuất khẩu dăm gỗ 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn khô, tương<br />
đương với 61% lượng xuất khẩu 5 tháng đầu 2015 (2,98 triệu tấn). Giá trị kim ngạch 5 tháng đầu năm 2016<br />
đạt 246 triệu USD, chỉ bằng 58% kim ngạch cùng kz của năm 2015 (430,4 triệu USD).<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Hình 19 và Hình 20chỉ ra sự thay đổi lượng và giá trị dăm xuất khẩu của Việt Nam được thống kê theo các<br />
tháng của năm, tính từ 2013. Phụ lục 5 chi tiết lượng xuất khẩu, phụ lục 6 chi tiết giá trị xuất khẩu được<br />
chia theo các tháng tính từ 2013.<br />
Hình 17. Khối lượng dăm xuất khẩu đến tháng 5 Hình 18. Kim ngạch xuất khẩu dăm đến tháng 5<br />
năm 2016 (nghìn tấn) năm 2016 (triệu USD)<br />
3,500 500<br />
450<br />
3,000<br />
400<br />
2,500 350<br />
2,000 300<br />
250<br />
1,500 200<br />
1,000 150<br />
100<br />
500<br />
50<br />
- -<br />
2013 2014 2015 2016 2013 2014 2015 2016<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
Hình 19. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo các tháng từ 2013 (tấn)<br />
1,400,000<br />
1,200,000<br />
1,000,000<br />
800,000<br />
600,000<br />
400,000<br />
200,000<br />
-<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
Hình 19 và Hình 20 cho thấy trong giai đoạn 2014- 2015, khối lượng và kim ngạch dăm gỗ xuất khẩu của<br />
các tháng từ tháng 1 đến tháng 5 đều cao hơn các tháng cùng kz của năm 2013. Tuy nhiên, đến đầu 2016,<br />
lượng và kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ trong tháng 1-2 giảm rất nhiều so với các tháng cùng kz của các năm<br />
trước đó. Cụ thể, khối lượng dăm gỗ xuất khẩu tháng 1 năm 2014 và 2015 đều đạt mức trên 600.000 tấn,<br />
trong khi tháng 1 năm 2016 khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 175.000 tấn. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của tháng<br />
2 năm 2016 giảm đột biến, chỉ đạt 28.000 tấn, chỉ tương đương 5,4% lượng xuất của tháng 2 năm 2015 và<br />
7,8% lượng xuất của tháng 2 năm 2014.<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Sang tháng 3 và tháng 4 năm 2016 khối lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại, đạt mức cao<br />
hơn cùng kz năm 2015 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu dăm chỉ tương đương. Điều này cho thấy sự tụt<br />
giảm về giá xuất khẩu. Đến tháng 5, khối lượng xuất khẩu dăm gỗ đạt 461.000 tấn giảm 30% so với cùng kz<br />
năm 2015, kéo theo sự suy giảm về kim ngạch (giảm 35%)<br />
Hình 20. Kim ngạch dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo các tháng từ 2013 (USD)<br />
200,000,000<br />
180,000,000<br />
160,000,000<br />
140,000,000<br />
120,000,000<br />
100,000,000<br />
80,000,000<br />
60,000,000<br />
40,000,000<br />
20,000,000<br />
-<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2013 2014 2015 5 T 2016<br />
<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
<br />
4.5. Cơ cấu loài gỗ cho dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam<br />
Hầu hết gỗ nguyên liệu làm dăm là gỗ keo, tràm, chiếm tỉ lệ trên 90% trong tổng cơ cấu gỗ nguyên liệu<br />
dăm. Bảng 6 và Bảng 7 chỉ ra lượng và giá trị của từ loại gỗ nguyên liệu trong dăm xuất khẩu.<br />
Bảng 6. Cơ cấu dăm xuất khẩu theo lượng và chủng loại gỗ giai đoạn 2013-2015<br />
Lượng (kg)<br />
Tên gỗ<br />
2013 2014 2015<br />
Keo/tràm 6.608.942 6.719.785 7.469.465<br />
Bạch đàn 367.885 157.200 338.462<br />
Khác (keo, bạch đàn, cao su, thông) 86.635 94.755 268.943<br />
Tổng lượng XK 7.063.461 6.971.740 8.076.870<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu dăm của Việt Nam trong năm 2016 không chỉ giảm về<br />
lượng và giá trị mà còn giảm về số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu. Cụ thể, trong 5<br />
tháng đầu năm 2016 chỉ có 64 doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu, giảm sâu từ con số 101 doanh<br />
nghiệp của năm 2015. Suy giảm số lượng doanh nghiệp tham giam xuất khẩu dăm phản ánh các khó khăn<br />
của thị trường xuất khẩu.<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Bảng 7 Cơ cấu dăm xuất khẩu theo kim ngạch và chủng loại gỗ giai đoạn 2013-2015<br />
Trị giá (USD)<br />
Tên Gỗ<br />
2013 2014 2015<br />
Keo/tràm 919.511.869 923.801.617 1.081.979.207<br />
Bạch đàn 52.863.364 21.152.500 45.366.800<br />
Khác (keo, bạch đàn, cao su, thông) 11.015.012 13.090.492 39.054.698<br />
Tổng giá trị XK 983.390.245 958.044.609 1.166.400.705<br />
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br />
<br />
Dựa trên những thông tin thu thập được từ khảo sát thực địa, Phần 5 dưới đây tập trung phân tích những<br />
thay đổi trong các khâu của chuỗi cung, từ các hộ trồng rừng đến khâu xuất khẩu.<br />
<br />
<br />
5. Những thay đổi trong chuỗi cung ứng dăm xuất khẩu<br />
5.1. Chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất khẩu<br />
Về cơ bản chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất phát từ các hộ trồng rừng đến người thu mua vận chuyển, các cơ<br />
sở sản xuất dăm gỗ và cuối cùng là người thu mua để xuất khẩu .<br />
Hình 21. Chuỗi cung ứng ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu<br />
Cty. Chế biến<br />
và XK dăm<br />
<br />
<br />
<br />
Các hộ trồng Thu mua Nhà máy Thu mua dăm<br />
rừng khai thác CB dăm và XK<br />
<br />
<br />
Xưởng xẻ, Phế liệu Cty thu mua<br />
ván bóc dăm trung gian<br />
<br />
<br />
Giá mua rừng Giá mua gỗ N/L Giá mua dăm gỗ Giá dăm gỗ XK<br />
<br />
Thông thường các hộ trồng rừng ít khi tham gia khai thác mà bán rừng trực tiếp cho các cơ sở khai thác và<br />
vận chuyển. Sau khi khai thác, gỗ được tuyển chọn, với phần gỗ có đường kính lớn (trên 12 cm) được bán<br />
cho các cơ sở chế biến như xẻ thanh hoặc làm ván ép, phần còn lại là gỗ có đường kính nhỏ, được chuyển<br />
tới các nhà máy dăm. Ở các địa bàn không có các cơ sở chế biến gỗ thì toàn bộ số gỗ khai thác được bán<br />
cho các nhà máy dăm.<br />
<br />
Dăm gỗ, sau khi được chế biến, được vận chuyển và tập kết tại các điểm tập kết của các công ty/doanh<br />
nghiệp thu mua dăm gỗ. Tùy thuộc vào địa phương mà các cơ sở thu mua được đặt tại các bến sông hoặc<br />
bến cảng. Những địa phương như Đoan Hùng, Phú Thọ, dăm gỗ sẽ được tập kết, thu mua ở bến sông sau<br />
đó được vận chuyển qua đường sông đến cảng biển. Ở những tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định,<br />
15<br />
Quảng Nam và Quảng Ngãi, dăm gỗ được vận chuyển trực tiếp ra cảng biển. Chính vì vậy, so với chuỗi<br />
cung ứng dăm gỗ tại Thanh Hóa, Nghệ An, Bình định và Quảng Nam, chuỗi cung ứng dăm gỗ từ Phú Thọ ra<br />
đến Quảng Ninh sẽ qua nhiều khâu trung gian hơn vì thêm khâu trung gian thu mua để vận chuyển bằng<br />
đường sông.<br />
<br />
5.2. Giá nguyên liệu dăm tại các khâu trong chuỗi cung ứng<br />
Theo Thông Tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài Chính đưa ra mức thuế 2% đối với mặt<br />
hàng dăm gỗ xuất khẩu. Vào thời điểm thuế xuất khẩu dăm gỗ bắt đầu có hiệu lực cũng là lúc giá dăm trên<br />
thị trường thế giới giảm mạnh. Thay vì cắt giảm lợi nhuận của mình, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và<br />
xuất khẩu dăm đẩy các chi phí có liên quan đến thuế xuất khẩu cho người trồng rừng. Điều này làm cho giá<br />
thu mua dăm gỗ trong nước giảm.<br />
Bảng 8. Thay đổi giá trong các khâu của chuỗi cung 2015-20163<br />
Giá trong chuỗi cung ứng Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ giảm (%)<br />
Giá dăm gỗ xuất khẩu (USD/tấn khô) 144 136 -5,6%<br />
Chuỗi cung ứng: Phú thọ-Quảng Ninh<br />
Giá thu mua dăm gỗ tại Phú Thọ (Ngàn đồng/tấn khô) 2.500 2.050 -18,0%<br />
Giá thu mua dăm gỗ tại Cái Lân (Ngàn đồng/tấn khô) 2.870 2.420 -15,7%<br />
Giá thu mua gỗ nguyên liệu tại Phú Thọ (Ngàn đồng/tấn tươi) 1.100 850 -22,7%<br />
Giá thu mua gỗ nguyên liệu tại Hoành Bồ (Ngàn đồng/tấn tươi) 1.200 875 -27,1%<br />
Giá thu mua rừng tại Phú Thọ (Ngàn đồng/tấn tươi) 800 550 -31,3%<br />
Giá thu mua rừng tại Hoành Bồ (Ngàn đồng/tấn tươi) 850 525 -38,2%<br />
Chuỗi cung ứng ở Nghệ An, Thanh Hóa<br />
Giá mua dăm gỗ Thanh Hóa, Nghệ An (Ng