intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo chí hiện đại: Ghi âm trong tác nghiệp của nhà báo

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

167
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai công cụ không thể thiếu cho nhà báo trong tác nghiệp hằng ngày là chiếc máy ảnh và máy ghi âm. Ghi âm, như nhiều nhà báo từng trải trong nghề chỉ ra rằng là công cụ “sống còn” của nghề báo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo chí hiện đại: Ghi âm trong tác nghiệp của nhà báo

  1. Báo chí hiện đại: Ghi âm trong tác nghiệp của nhà báo - máy có làm thay cho người? Hai công cụ không thể thiếu cho nhà báo trong tác nghiệp hằng ngày là chiếc máy ảnh và máy ghi âm. Ghi âm, như nhiều nhà báo từng trải trong nghề chỉ ra rằng là công cụ “sống còn” của nghề báo. Để phòng bất trắc, tốt nhất là cứ ghi âm tất cả các cuộc làm việc nếu được. Nhưng liệu chiếc máy ghi âm có thể thay thế được cho con người trong những tình huống đặc biệt? Gabriel Garcia Marquetz, nhà văn Mỹ La tinh (nổi danh với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, điển hình là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, đoạt giải Nobel Văn chương) trong một bài của mình về
  2. nghề báo năm 1990 đã viết như sau: “Ngày nay có ấn tượng rằng nhiều nhà báo chẳng thèm nghe bạn nói gì cả, và nhà báo này nghĩ rằng chuyện đó chẳng có gì quan trọng cả bởi vì anh ta tin rằng máy ghi âm đã nghe được mọi thứ. Nhưng điều này là không đúng vì máy không nghe được nhịp đập trái tim của người được phỏng vấn, và đây chính là phần quan trọng nhất của một cuộc phỏng vấn” Được coi là một công cụ “không thể thiếu” cho tác nghiệp, nhất là cho những bài điều tra, máy ghi âm sẽ ghi lại chính xác đến từng từ của người được phỏng vấn. Không phải là chiếc máy ghi âm to đùng kềnh càng như ngày trước, ngày nay máy kỹ thuật số gọn nhẹ nhỏ xíu (điện thoại di động cũng có chức năng ghi âm) có thể đặt trong túi hoặc những chỗ mà người được phỏng vấn không thấy phiền, không bị ảnh hưởng. Đứng trong đám đông chen
  3. chúc xô đẩy tay không thể cầm bút, nhà báo chìa chiếc may ghi âm ra là giải pháp hữu hiệu nhất. Với các bài viết về khoa học- công nghệ chẳng hạn, đầy rẫy từ chuyên môn, ghi âm sẽ giúp ghi lại chính xác các từ này. Cuộc phỏng vấn sẽ không bị cắt ngang về chuyện giải thích từ ngữ cho nhà báo. Trong các bài viết kéo dài ngày, nghe lại các đoạn ghi âm giúp nhà báo tái hiện lại bối cảnh của thời điểm ghi âm, dễ dàng cho chuyện viết lách hơn. Nhưng suy cho cùng, máy ghi âm cũng chỉ là một cái máy, không hơn không kém. Nó hữu ích nhưng không thể suy nghĩ và làm việc thay cho nhà báo trong mọi trường hợp. Tất cả mọi điều cần làm là xem thử còn pin hay không, có trục trặc gì không, đèn có bật sáng khi máy chạy không, băng có còn đủ chỗ không, bộ nhớ có còn hoạt động không… Chỉ cần một chút lơ đễnh, máy ngừng
  4. chạy không thèm báo trước. Công việc cứ thế tiến hành, khi kiểm tra lại thì mọi việc đã xong, công của banh thành công… cốc. Ghi âm, cũng có những bất tiện của nó. Một ví dụ: Trong các cuộc họp báo, hội nghị, các cuộc nói chuyện ở hội trường lớn với đông đảo khán giả, trừ phi có các mi-cro ghi âm riêng đặt tại bục diễn thuyết, các nhà báo thường đặt các máy ghi âm nhỏ lên bục rồi về chỗ ngồi. Để chắc ăn thỉnh thoảng lại phải chạy lên xem chúng có hoạt động không hay đã rơi xuống đất? Nhiều người ghi âm ngay chỗ ngồi nhưng âm thanh vị nhiễu vì tiếng ồn Ghi âm trong một số trường hợp lại là một trở ngại với người được phỏng vấn. Nhiều người thấy nhà báo chìa máy ra lại đâm ra tắc tị, căng thẳng, cứ lặp đi lặp lại một số từ. Nhiều người đồng ý phỏng vấn nhưng yêu cầu “không được ghi âm”. Trong tình thế này, nhà báo phải cố mà chéo tay và ghi nhớ. Ở rất nhiều quốc
  5. gia, như Úc chẳng hạn, luật ghi rõ cấm ghi âm trong phòng xử ở các toà án, trong phòng họp quốc hội; cấm và hạn chế ghi âm các cuộc nói chuyện, phỏng vấn trong trường hợp chưa được đồng ý của người được phỏng vấn. Điều cấm này áp dụng trong trường hợp nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt hay qua điện thoại. Đài Truyền hình quốc gia ABC của Úc yêu cầu rõ phóng viên của mình nên xin phép sự đồng ý của người phỏng vấn, trước khi bắt đầu ghi âm. Tuy nhiên, dù có những hạn chế nhưng ưu thế của cộng cụ tác nghiệp này vẫn là điều hiển nhiên không phải bàn. Vấn đề đáng nói ở đây, như Marquez phê phán ở trên, chính là tính ý lại qua lớn của các nhà báo vào máy ghi âm. Máy móc chỉ làm nhiệm vụ ghi lại một cách lạnh lùng, còn nhà báo- con người khi nghe và quan sát người được phỏng vấn, với các giác quan nghề nghiệp
  6. của mình sẽ phát hiện ra các vấn đề mà người nói còn ngập ngừng chưa muốn nói, những vấn đề mới được đề cập đến mà mình còn chưa biết. Nhà báo sẽ quan sát được sắc thái của cuộc phỏng vấn, dùng khả năng săn tin của mình vào cuộc để nghe và nhớ một cách chủ động, ghi lại chính xãc các câu nói đáng chú ý vào sổ tay, tóm lược vấn đề chính, cần là hỏi ngay trở lại. Những nhà báo làm việc lâu năm cho biết, ghi âm chỉ được dùng như một công cụ hỗ trợ kỹ thuật vì nội dung câu chuyện đều đã được ghi vào bộ nhớ trong đầu họ và khi cần họ có thể bật ra nguyên văn câu nói của nhân vật vừa được phỏng vấn, chính xác đến từng từ mà chẳng cần nghe lại máy ghi âm. Theo Sally A. White, nhà báo- giáo sư dạy báo chí tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne – RMIT của Úc, để có những bài báo trong thực, chính xác, nhà báo nên theo những bước sau: trước
  7. nhất học cách lắng nghe và ghi lại những điều mình nghe một cách nhanh, chính xác các câu nói cần dẫn chứng cho bái viết kho cuộc phỏng vấn diễn ra. Thứ nhì để viết nhanh, nên học lối viết tốc ký kết hợp với lối viết tắt của riêng mình. Thứ ba, dung máy ghi âm cho các cuộc làm việc trong một số trường hợp cần thiết và đừng ỷ lại vào nó nhiều quá đến lúc phát hiệ trục trặc không xoay xở kịp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2