intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hiểm bắt chước ngân hàng

Chia sẻ: Quoc Hung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

248
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản dự thảo lần cuối quy chế thành lập công ty cổ phần bảo hiểm mới tại Việt Nam do Bộ Tài chính soạn thảo có nhiều điều kiện khắt khe không kém quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cổ phần được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 7/6/2007 Quy chế mới do Bộ Tài chính soạn thảo không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, song lại giới hạn tỷ lệ góp vốn của một nhà đầu tư cá nhân là 10%, nhà đầu tư tổ chức tối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hiểm bắt chước ngân hàng

  1. Bảo hiểm bắt chước ngân hàng Bản dự thảo lần cuối quy chế thành lập công ty cổ phần bảo hiểm mới tại Việt Nam do Bộ Tài chính soạn thảo có nhiều điều kiện khắt khe không kém quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cổ phần được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 7/6/2007 Quy chế mới do Bộ Tài chính soạn thảo không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, song lại giới hạn tỷ lệ góp vốn của một nhà đầu tư cá nhân là 10%, nhà đầu tư tổ chức tối đa là 20%. Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho rằng quy định tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư tổ chức tối đa là 20% nhằm đảm bảo công ty cổ phần bảo hiểm mới thành lập hoạt động theo mô hình công ty đa sở hữu không bị chi phối quá nhiều bởi một cổ đông lớn nào, tạo ra sự phát triển bền vững trong dài hạn Tuy nhiên, bà Allanda McConnel, Giám đốc bộ phận Tư vấn doanh nghiệp Công ty Ernst & Young Việt Nam lại không ủng hộ việc nhà đầu tư tổ chức chỉ nắm giữ 20%, cho dù không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo bà, hạn chế này sẽ không hấp dẫn các công ty bảo hiểm nước ngoài khi có ý định đầu tư vào các công ty bảo hiểm nội địa. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn còn yếu về mặt công nghệ, quản trị, chiến lược kinh doanh... Việc có mặt các nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ nắm giữ cao hơn sẽ giúp khắc phục những điểm yếu này. Theo bà, một tỷ lệ nắm giữ 49% giống như quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khóan sẽ là phù hợp hơn. Trước khi Bộ Tài chính soạn thảo quy chế thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, tháng 3/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó yêu cầu vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng (mức cũ là 70 tỷ đồng); doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng (mức cũ là 140 tỷ đồng) và 4 tỷ đồng với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Với thị trường hơn 80 triệu dân thì nhu cầu thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm mới là rất lớn. Ngoài nhu cầu của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thiết lập hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì ngay trong nước, nhiều ngân hàng theo xu hướng phát triển thành các tập đoàn tài chính cũng muốn phát triển thêm hoạt động bảo hiểm bên cạnh hoạt động truyền thống. Việc ban hành các nghị định và quy chế mới liên quan tới lĩnh vực bảo hiểm ngày càng khắt khe làm cho số lượng các công ty bảo hiểm ra đời trong năm nay ít đi rất nhiều so với dự định. Từ đầu năm, mới có Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ABIC) chính thức đi vào hoạt động (từ ngày 8/8) với giấy phép đã cấp từ năm 2006. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm vẫn chưa vượt quá 40 công ty. (Nguồn: Đầu Tư Chứng Khoán)
  2. Khó cho bảo hiểm hàng không Số tiền tổn thất trung bình trong 6 năm qua (2001- 2006) của các nhà bảo hiểm hàng không là 810 triệu USD mỗi năm. Ngành bảo hiểm hàng không thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối mặt một số thách thức rất khó giải quyết. Ngành hàng không trên thế giới trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 vẫn tiếp tục có lãi do nhu cầu đi lại tăng trưởng mạnh đã làm gia tăng các đơn đặt hàng của các hãng hàng không. Hai hãng sản xuất máy bay hành khách lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus mặc dù cạnh tranh nhau ngày càng quyết liệt, không khoan nhượng nhưng chỉ cần thực hiện các đơn đặt hàng mà mỗi hãng đã ký được hiện nay thì phải đến năm 2020 mới sản xuất đủ máy bay cho các chủ hãng hàng không. Tương tự như các hãng hàng không thế giới, năm 2006 là năm thứ năm liên tiếp ngành bảo hiểm hàng không thế giới tiếp tục có lợi nhuận, với tổng phí bảo hiểm đạt ước 1,78 tỷ USD (giảm 10% -17% so với 2005), trong khi đó tổn thất cả năm là 1,26 tỷ USD. Nếu không tính đến sự kiện ngày 11/9/2001 và các vụ tổn thất lớn xảy ra trong năm này làm các nhà bảo hiểm hàng không phải bồi thường ước 5,799 tỷ USD, thì số tiền tổn thất trung bình trong 6 năm qua (2001- 2006) chỉ là 810 triệu USD mỗi năm. Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy rộ lên phong trào đi bằng hàng không giá rẻ, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á. Có một thực tế khách quan là “tiền nào của ấy” về mặt phục vụ khách hàng như: không có số ghế quy định, không có điểm tâm trên chuyến bay, các chi phí khác ngoài vé tương đối cao,... đã đành, nhưng một thực tại đang hiển hiện trước mắt là vấn đề về độ an toàn hàng không của những máy bay này như: tuổi của những máy bay, trình độ người lái, việc kiểm tra an toàn máy bay có đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội Các nhà bảo hiểm hàng không quốc tế (ICAO) không, chế độ bảo hiểm cho hành khách... Mặc dù vậy, các năm 2005, 2006 các hãng hàng không giá rẻ làm ăn phát đạt chưa từng thấy, cứ 10 hãng tăng năng lực vận chuyển thì có 4 là hàng không giá rẻ! Việc đi lại bằng đường hàng không sẽ gia tăng mạnh mẽ trong vòng 2 thập kỷ tới, ngay ở các nước phát triển, số lượng chuyến bay được dự báo sẽ gia tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Đó là chưa kể đến sự bùng nổ của ngành hàng không tại các nước đang phát triển ở châu Á, Nam và Trung Mỹ, Trung Đông. Điều này, về mặt lý thuyết, sẽ làm gia tăng nguy cơ đâm va trên không hay tai nạn hàng không trong tương lai. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến việc thử nghiệm thành công của chiếc máy bay hành khách khổng lồ Airbus A380 (tiếp theo đó là Boeing 787) nó có thể chở được tối đa 840 người - điều này có nghĩa là nếu nó được sử dụng trong tương lai gần và điều đó là chắc chắn, thì phải chăng số lượng thảm họa khủng khiếp sẽ gia tăng? Các nhà bảo hiểm hàng không thế giới đã tính toán rằng giới hạn bồi thường tối đa mà một hãng hàng không cần phải mua sẽ tăng thêm ít nhất từ 2-3 tỷ USD cho mỗi sự cố khi máy bay này được đưa vào sử dụng. Điều đó có nghĩa là để mua và duy trì sự hoạt động của các máy bay siêu hạng này thì chỉ có những hãng hàng không cực lớn và sẽ có sự thu hẹp sự hoạt động của các hãng hàng không nhỏ trong tương lai? Đó là chưa kể đến trách nhiệm phát sinh thường xuyên của các hãng hàng không như việc chậm hoặc hoãn chuyến bay thì việc phải lo chỗ ăn, ngủ cho 550 - 840 khách sẽ khác và phức tạp hơn nhiều so với lo cho 200 - 300 khách của mỗi chuyến Airbus hay Boeing hiện nay... Nếu trong những năm trước đây chúng ta thường nghe về việc bồi thường trách nhiệm pháp lý của chủ hãng đối với hành khách bay trên những đường bay quốc tế chỉ là 20.000 USD, sau lên khoảng 150.000 USD, thì hiện nay các con số này là cao hơn nhiều, đặc biệt là đối với các công dân châu Âu và Bắc Mỹ. Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Các nhà bảo hiểm hàng không quốc tế, từ năm 1985 đến 2002, số tiền bồi thường trung bình cho một công dân Bắc Mỹ đã tăng lên gần gấp 3 lần, từ 1,1 triệu USD lên đến 2,9 triệu USD, còn ở châu Âu số tiền bồi thường tuyệt đối đã tăng 7 lần từ mức trung bình 170.000 USD đã lên 1,1 triệu USD. Vậy thì các nhà bảo hiểm hàng không và các hãng hàng không sẽ giải quyết thế nào khi xảy ra các tổn thất khi trên máy bay đa phần là các công dân của hai khu vực trên? Nếu chúng ta biết rằng một vụ tai nạn của Hãng Swiss Airs cách đây không lâu đã làm cho các nhà bảo hiểm hàng không và Hãng Swiss Airs phải đền bù trên 600 triệu USD, thì sắp tới đây sẽ như thế nào? Đặc biệt là khi mức sống của các khu vực khác ngoài châu Âu, Bắc Mỹ cũng đang được nâng lên từng ngày. Nguồn: VnEconomy [4-9-2007]
  3. Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo vốn pháp định mới Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành hai nghị định mới quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đáp ứng mức vốn pháp định mới, theo quy định của Chính phủ. Với những quy định mới, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng và mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định như trên và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ bổ sung sẽ do Bộ Tài chính quy định cụ thể. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày áp dụng quy định mới này (15 ngày kể từ ngày đăng công báo) có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nói trên thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày quy định có hiệu lực, doanh nghiệp phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định. Ngoài ra, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ; mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có 2 tỷ USD Về quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn trực thuộc, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam phải có thâm niên ít nhất 10 năm hoạt động, tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp phép. Đáng chú ý là doanh nghiệp đó phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải bảo đảm không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ. Những điều kiện cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; ngoại trừ điều kiện phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD. Tuy nhiên doanh nghiệp đó phải kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp phép. Nguồn: TBKTVN, IIC cập nhật 30/3/2007
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2