intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hiểm xuất khẩu mở rộng - Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta gặp vô vàn khó khăn khi sức mua của thị trường thế giới suy giảm, lạm phát và suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu thì trong lĩnh vực bảo hiểm, việc nghiên cứu, thiết kế và cung cấp một gói bảo hiểm xuất khẩu mở rộng là một trong những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bài viết này nhằm mục đích góp thêm một tiếng nói để làm rõ câu trả lời cho vấn đề đặt ra ở trên với mong muốn trở thành một giải pháp bảo hiểm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hiểm xuất khẩu mở rộng - Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” BẢO HIỂM XUẤT KHẨU MỞ RỘNG - GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ PGS. TS. Đoàn Minh Phụng Trưởng khoa Ngân hàng-Bảo hiểm Tóm tắt: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro pháp lý liên quan đến luật lệ nghiêm ngặt về trách nhiệm sản phẩm của quốc gia này. Những năm qua, với mong muốn phát triển kinh doanh và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu song bất chấp những nỗ lực của từng DNBH, ngành Bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được cho khoảng 15-16% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhà. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta gặp vô vàn khó khăn khi sức mua của thị trường thế giới suy giảm, lạm phát và suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu thì trong lĩnh vực bảo hiểm, việc nghiên cứu, thiết kế và cung cấp một gói bảo hiểm xuất khẩu mở rộng là một trong những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ khóa: xuất nhập khẩu, hàng hóa, trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm, bảo hiểm xuất khẩu mở rộng. 1. Mở đầu Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động ngoại thương của bất kỳ quốc gia nào. Những năm gần đây, Hoa Kỳ đang dần nổi lên là thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ quốc gia nào, khi bán hàng sang đất Mỹ, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với một thách thức không nhỏ, đó là rủi ro pháp lý đến từ quy định nghiêm nghặt của luật trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có được một sản phẩm bảo hiểm vừa bảo vệ được cho các nhà xuất khẩu trước rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa vừa bảo vệ họ trước những rủi ro về trách nhiệm pháp lý phát sinh khi không may những sản phẩm bán sang đất nước này có khiếm khuyết gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng? Các nhà bảo hiểm của các nước phát triển đã quan tâm và giải quyết vấn đề này từ nhiều 288
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” năm trước song rất tiếc ở Việt Nam câu chuyện này lại rất ít được bàn đến trên các diễn đàn khoa học và trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm. Với bài viết này, chúng tôi chủ trương góp thêm một tiếng nói để làm rõ câu trả lời cho vấn đề đặt ra ở trên với mong muốn trở thành một giải pháp bảo hiểm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. 2. Vài nét về tình hình bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngoại thương của các quốc gia, đặc biệt là những nước mà hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế như ở Việt nam. Thực tiễn thương mại đã khảng định, việc xác lập và thực hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) và một công ty bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm lựa chọn. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm còn doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm trong suốt hành trình được bảo hiểm. Trừ khi có thỏa thuận khác, hành trình được bảo hiểm bắt đầu từ khi hàng hóa rời kho của người bán (người xuất khẩu) và kết thúc khi hàng hóa được vận chuyển đến kho của người mua (người nhập khẩu). Như vậy, ngoài hành trình trên biển, hàng hoá còn được bảo hiểm cả trên quãng đường vận chuyển bộ từ kho người bán đến cảng bốc hàng và từ cảng dỡ hàng đến kho của người mua. Trong thương mại quốc tế, nếu hàng hóa được mua bán theo giá CIF hoặc CIP thì nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cho hàng hóa thuộc về người xuất khẩu và doanh nghiệp bảo hiểm cho hàng hóa thường là doanh nghiệp bảo hiểm của nước xuất khẩu. Ngược lại, trường hợp hàng hóa được mua bán theo giá khác thì người nhập khẩu là người tham gia bảo hiểm cho lô hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm thường là doanh nghiệp của nước nhập khẩu. Thực tiễn hoạt động ngoại thương cho thấy trong thương mại quốc tế mặc dù nước nào cũng muốn giữ về mình quyền chủ động thuê tàu và quyền mua bảo hiểm nhưng do thế mạnh trong đàm phán, năng lực vận chuyển, tập quán và thói quen buôn bán và nhiều lý do khác mà dịch vụ vận chuyển thuộc về bên nào và hàng hóa được bảo hiểm ở nước nào có thể diễn ra không như mong muốn của các bên. Ở Việt Nam, con số thống kê cho thấy trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới cung cấp dịch vụ bảo hiểm được cho một phần nhỏ tiềm năng của thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chiếm phần lớn thị phần bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Có thể thấy 289
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” một phần thực trạng đó qua các con số thống kê về kim ngạnh hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm tại các DNBH Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm gốc và số tiền bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 2020-2022 qua bảng dưới đây: Bảng 1: Tình hình bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam giai đoạn 2020-2022 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Kim ngạch hàng hóa XNK (tỷ USD) 543,9 668,9 730,2 - Nhập khẩu 262,4 332,65 358,9 - Xuất khẩu 281,5 336,25 371,3 Kim ngạch HH XNK được BH ở Việt 81,65 101,29 112,4 Nam (tỷ USD) 65,33 85,15 94,03 - Nhập khẩu 16,32 16,14 18,37 - Xuất khẩu Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa XNK 15,01 15,14 15,39 được bảo hiểm tại Việt Nam (%) - Nhập khẩu 24,9 25,6 26,2 - Xuất khẩu 5,80 4,8 4,94 Doanh thu phí bảo hiểm gốc BH hàng 80,3 95,5 108,16 hóa XNK của các DNBH Việt Nam (triệu USD) Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc BH 20,048 24,88 26,82 hàng hóa XNK (triệu USD) Nguồn: Tổng cục thống kê, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và tính toán của tác giả Qua bảng trên dễ thấy trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chiếm lĩnh phần lớn thị phần vì tỷ trọng kim ngạch hàng hóa được bảo hiểm tại các DNBH Việt Nam hàng năm chỉ chiếm trên 15%. Trong đó, thị phần của các DNBH Việt Nam đối với bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu dao động trong khoảng 25%-26% và đối với bảo hiểm hàng xuất khẩu chỉ trên dưới 5%. Thực trạng trên cho thấy đây là một trong những lý do gây thất thu và chảy máu ngoại tệ của đất nước bởi lẽ nếu giả định tỷ lệ phí bảo hiểm là tương đồng thì một phép tính đơn 290
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” giản cũng có thể thấy được trong giai đoạn 2020-2022 lượng phí bảo hiểm mỗi năm chảy vào túi các DNBH nước ngoài từ 455 triệu USD/năm đến 612 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, một điều không thể không kể đến là trường hợp tham gia BH tại các DNBH nước ngoài, các lô hàng nhập khẩu nếu có tổn thất thì các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam sẽ rất bất lợi khi khiếu nại yêu cầu bồi thường và bất lợi khi quyền tài phán trong trường hợp có tranh chấp không còn là quyền của các cơ quan tố tụng nước ta nữa. Câu chuyện làm thế nào để tăng tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm tại Việt Nam là chủ đề đã được bàn trên nhiều diễn đàn khoa học và cũng có không ít bài nghiên cứu đã công bố liên quan đến vấn đề này. Vì lẽ đó, bài viết này không muốn lạm bàn thêm mà chỉ chủ trương trao đổi về khía cạnh hỗ trợ cho DN xuất khẩu Việt Nam giải quyết thách thức về rủi ro pháp lý bằng giải pháp bảo hiểm. 3. Hoa Kỳ- Thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam Trở lại tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, thực tiễn cho thấy Hoa Kỳ là một trong những thị trường chủ lực và có tầm quan trọng bậc nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ bao gồm: dệt may, thủy sản, giày dép, dầu thô, sản phẩm gỗ, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, sản phẩm , linh kiện điện tử… Đây là những mặt hàng tạo ra việc làm cho một bộ phận khá lớn lao động phổ thông và cả lao động có tay nghề của nước ta. Thị trường Hoa Kỳ giúp Việt Nam từ chỗ thâm hụt cán cân thanh toán do nhập siêu một thời gian dài đã cân bằng và những năm gần đây đạt được thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho dự trữ ngoại tệ của Việt Nam những năm gần đây được cải thiện đáng kể. Có thể thấy tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2022 qua con số thống kê tại bảng dưới đây: Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam-Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2022 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 6 tháng 2023 Kim ngạch hàng hóa XNK Việt Nam (tỷ USD) 543,9 668,9 730,2 316,65 - Nhập khẩu 262,4 332,65 358,9 152,21 - Xuất khẩu 281,5 336,25 371,3 164,45 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hoa Kỳ (tỷ 90 111 123,8 44,2 USD) - Nhập khẩu 12,9 14,7 14,47 NA 291
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Xuất khẩu 77,1 96,3 109,38 NA - Thặng dư cán cân thanh toán (xuất siêu) 64,2 81,6 94,91 Tỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam -Hoa Kỳ 16,5 16,6 16,9 13,9 (%) 4,9 4,4 4,7 NA - Nhập khẩu 27,4 28,6 29,4 NA - Xuất khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê, tổng hợp từ các trang Web và tính toán của tác giả Số liệu tại bảng trên cho thấy: - Hoa Kỳ là một thị trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hàng năm, ngay cả trong giai đoạn kinh tế toàn cầu khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch covid 19, riêng thị trường Hoa Kỳ vẫn chiếm xấp xỉ 17% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. - Đặc biệt, riêng về xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cho thấy nhận định về tầm quan trọng đặc biệt của thị trường Hoa Kỳ đối với tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. - Hiện nay, trước ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Sức mua của thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu và các nước Đông Á giảm mạnh gây ra muôn vàn khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. 6 tháng đầu năm 2023, với kim ngạch 316,65 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước, xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm trên 15%, trong đó xuất khẩu giảm 12,1% và nhập khẩu giảm 18,2%. Một bộ phận khá lớn các doanh nghiệp sản xuất dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm, linh kiện điện tử… thu hẹp quy mô sản xuất và sa thải công nhân làm trầm trọng hơn thực trạng thất nghiệp trong nền kinh tế kéo theo sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 4. Trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt - Một trong những rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Một trong các rủi ro mà bất kỳ doanh nghiệp nào xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ phải đối mặt là luật trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt của đất nước này. Hệ thống pháp luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định trách nhiệm nghiêm ngặt của người sản suất hoặc cung ứng sản phẩm về những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc thiệt hại vật chất gây ra bởi hoặc phát sinh từ những sản phẩm mà người sản xuất, cung ứng sản phẩm, đại lý hay nhân viên của họ xuất khẩu tới Hoa Kỳ. Theo đó, người xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ phải chịu sự tài phán của Tòa án các bang của đất nước cờ hoa này và bồi 292
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” thường theo phán quyết của tòa án bất kỳ thiệt hại nào gây ra bởi lỗi của các sản phẩm xuất khẩu đó dù người xuất khẩu ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Lỗi sản phẩm bao gồm mọi khiếm khuyết về thiết kế, chế tạo, sản xuất, khuyến cáo hoặc chỉ dẫn sử dụng của hàng hóa và chính những lỗi này là nguyên nhân của những sự cố phát sinh gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ. Chẳng hạn, nhà xuất khẩu Indonesia bán sản phẩm thang công nghiệp sang Hoa Kỳ, một trong số chiếc thang bán ra có khiếm khuyết về vật liệu sản xuất, tạo ra khuyết tật ẩn và không may một người tiêu dùng Mỹ bị thương tật khi chiếc thang đó bị gãy trong lúc anh ta trèo, theo luật Mỹ, người bị thiệt hại trong trường hợp này hoàn toàn có thể khởi kiện người xuất khẩu Indonesia tại một tòa án trên lãnh thổ Hoa Kỳ và đến lượt mình tòa án Hoa Kỳ có thẩm quyển gửi trát yêu cầu người xuất khẩu Indonesia hầu tòa và chịu sự phán quyết bồi thường của tòa án. Lịch sử ghi nhận một vụ án nổi tiếng xảy ra năm 2007 theo đó một nhà xuất khẩu Thái Lan phải bồi thường 3,5 triệu USD cho 1 nạn nhân ở tiểu bang New Hampshire khi người này bị bỏng nặng ở cả 2 chân dẫn đến bị liệt do chăn điện bị cháy. Theo kết luận điều tra, sản phẩm chăn điện này là của nhà sản xuất Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ và nguyên nhân gây cháy là bộ ngắt cảm nhiệt của chiếc chăn đó không hoạt động và đây là một lỗi chế tạo của sản phẩm. Nạn nhân là một người Mỹ bị mắc bệnh tiểu đường và do đó bị mất cảm giác nhiệt ở 2 chân. Chiếc chăn điện bị cháy lúc anh ta ngủ nhưng đến khi anh ta phát hiện ra cháy thì đã bị bỏng rất nặng. Sau điều trị người này bị liệt vĩnh viễn không thể phục hồi và dưới sự hỗ trợ của luật sư, anh này đã phát đơn khởi kiện đòi bồi thường nhà xuất khẩu Thái Lan 7 triệu USD bao gồm toàn bộ chi phí y tế và thiệt hại thương tật. Mặc dù phía luật sư bên bị viện dẫn rằng sản phẩm chăn điện được bán với khuyến cáo rằng những người không nhạy cảm về nhiệt không được dùng và nạn nhân đã không đọc kỹ chỉ dẫn sử dụng song tòa án vẫn phán quyết phía nhà xuất khẩu Thái Lan lỗi 50% và phải bồi thường 3,5 triệu USD. Từ thực tiễn trên cho thấy các nhà xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng khi bán sản phẩm sang đất Hoa Kỳ một mặt phải tìm hiểu rất kỹ luật lệ và các quy định ngoại thương của đất nước này để phòng ngừa, giảm thiểu tối đa các trường hợp phải đối mặt với các khiếu nại của người tiêu dùng Mỹ, mặt khác phải tìm kiếm các giải pháp chuyển giao rủi ro và hỗ trợ pháp lý liên quan đến rủi ro trách nhiệm sản phẩm. 5. Bảo hiểm xuất khẩu mở rộng - giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ Trước quy định nghiêm ngặt về trách nhiệm sản phẩm của Hoa kỳ, các nhà xuất khẩu hàng hóa sang đất nước này dù không phải mua bảo hiểm vận chuyển cho lô hàng xuất khẩu (do không bán hàng theo giá CIF hoặc CIP), nhưng phải thu xếp một gói bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ phần trách nhiệm pháp lý trước các khiếu nại về thương 293
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” tật thân thể và thiệt hại tài sản gây ra bởi các sự cố có nguyên nhân từ những khiếm khuyết của hàng hóa. Trường hợp xuất CIF (hoặc CIP), người xuất khẩu phải ký 2 hợp đồng bảo hiểm riêng biệt, một là hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, hai là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Việc phải thu xếp 2 hợp đồng cho 1 lô hàng xuất khẩu không chỉ gây phiền toái, tốn thời gian mà còn có nguy cơ gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang đất Hoa Kỳ. Vậy làm thế nào để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang đất Hoa Kỳ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và góp phần giảm thiểu chi phí, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của họ. Bài viết này đề xuất một giải pháp hữu dụng đó là các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần thiết kế và cung cấp một gói bảo hiểm tích hợp cả 2 quyền lợi của BH hàng hóa vận chuyển và BH trách nhiệm sản phẩm dưới tên gọi: Bảo hiểm xuất khẩu mở rộng. Bảo hiểm xuất khẩu mở rộng thực chất là bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu có kèm theo điều khoản bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Theo đó các nhà bảo hiểm có thể thiết kế gói sản phẩm bảo hiểm giành riêng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi bảo hiểm cho những lô hàng xuất khẩu sang các thị trường áp dụng luật trách nhiệm sản phẩm nghiêm nghặt như Hoa Kỳ. Bảo hiểm xuất khẩu mở rộng bao gồm 2 điều kiện bảo hiểm: Điều kiện BH 1: Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển; điều kiện BH 2: Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Điều kiện bảo hiểm 1 có thể thỏa thuận theo các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không của Hiệp hội bảo hiểm London hoặc theo Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển của các DNBH Việt Nam. Điều kiện bảo hiểm 2: được thết kế theo phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bao gồm trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm gây ra thương tật thân thể và thiệt hại tài sản của người tiêu dùng trên đất nước nhập khẩu, bao gồm các đảm bảo cơ bản sau: - Thương tật thân thể hay thiệt hại tài sản do sự cố phát sinh từ lỗi sản phẩm xảy ra trong lãnh thổ người nhập khẩu trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm; - Thương tật thân thể hay thiệt hại tài sản như trên xảy ra sau ngày hiệu lực hồi tố (nếu có) được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm; - Các phí tổn pháp lý liên quan đến các sự cố kể trên phát sinh do tố tụng, khiếu nại được xét xử tại bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào ở Hoa Kỳ. 6. Kết luận Trong bối cảnh các DN xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với vô vàn khó khăn như hiện nay, thiết nghĩ bất kỳ một giải pháp nào có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp đều cần phải tính đến và ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói riêng cần chung tay với chính phủ để góp phần tháo gỡ bớt khó khăn cho các DN xuất 294
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” khẩu Việt Nam. Với việc thiết kế và cung cấp gói sản phẩm bảo hiểm xuất khẩu mở rộng như trên, các nhà bảo hiểm Việt Nam có thể cung cấp thêm một giải pháp thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Thông qua sản phẩm này, chỉ bằng một hợp đồng bảo hiểm, các nhà xuất khẩu Việt Nam vừa bảo vệ được quyền lợi bảo hiểm là lô hàng xuất khẩu trong trường hợp gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho lại vừa có được sự hỗ trợ pháp lý cần thiết của các nhà bảo hiểm trong trường hợp phải đối mặt với các khiếu nại liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Về lợi ích kinh tế, nếu không tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tức là xuất hàng theo giá FOB, CFR hoặc bất kỳ giá nào mà tiền hàng không bao gồm phí BH thì khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn phải thu xếp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm và phí phải đóng cho hợp đồng này cũng xấp xỉ với phí bảo hiểm của bảo hiểm xuất khẩu mở rộng. Xét trên những phương diện này, có thể coi bảo hiểm xuất khẩu mở rộng là một giải pháp hữu hiệu mà ngành Bảo hiểm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam - Số liệu thị trường các năm 2020; 2021; 2022; 2. Tổng cục Thống kê - Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 2020-2022 3. https:// www mof.gov.vn>vclvcstc> 4. https:// www congthuong.vn/6-thang-dau-nam-2023 5. https:// www .gso gov.vn>tintucthongke>2003/6 6. https:// www thanhnien.vn>kinhte> 7. https:// www tuoitre.vn>kimngachthuongmaivietmy 2021 8. https:// www trungtamwto.vn>kinhte> 295
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2