intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạo lực học đường và bệnh vô cảm trong giới trẻ

Chia sẻ: Hoangt Linh Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

661
lượt xem
142
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạo lực học đường đang bùng phát và gia tăng đến mức báo động. Mức độ nghiêm trọng của nó khiến dư luận xã hội phải nhìn nhận bạo lực học đường như một vấn nạn cần chung tay phòng chống. Chuyện bạo lực trong trường học vô tình làm lộ ra nhiều lỗ hổng trong tư duy, tình cảm của giới trẻ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạo lực học đường và bệnh vô cảm trong giới trẻ

  1. Bạo lực học đường và bệnh vô cảm trong giới trẻ (Sóng Trẻ) - Bạo lực học đường đang bùng phát và gia tăng đến mức báo động. Mức độ nghiêm trọng của nó khiến dư luận xã hội phải nhìn nhận bạo lực học đường như một vấn nạn cần chung tay phòng chống. Chuyện bạo lực trong trường học vô tình làm lộ ra nhiều lỗ hổng trong tư duy, tình cảm của giới trẻ. Giới trẻ đang bị vô cảm hóa? Vài tháng gần đây, nhiều clip quay cảnh n ữ sinh đánh nhau được tung lên m ạng. D ư lu ận lên án hết sức gay gắt tính côn đồ và sự tàn nhẫn trong hành vi báo l ực c ủa các n ữ sinh. Điều đáng lo ngại hơn cả là thái độ bàng quan, thờ ơ của những người đứng xem mà ph ần đông là các bạn trẻ. Trong đoạn clip quay cảnh nữ sinh trường THPT Trần Nhân Tông đánh b ạn ở v ườn hoa Lý Thái Tổ, ngoài cảnh một nữ sinh mặc áo kẻ sẫm màu liên t ục túm tóc, kéo lê, dùng chân đi giày đá vào mặt một bạn gái mặc áo phông trắng, chúng ta còn d ễ dàng nhìn th ấy ở gh ế đá cạnh đó, một số học sinh đeo cặp sách thản nhiên ng ồi xem, m ột s ố khác còn xông vào đánh hội đồng, xúm lại ghi hình. Trong khi dư luận chưa hết sửng sốt về clip của trường Trần Nhân Tông, một clip ẩu đả khác của nữ sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông lại được tung lên m ạng. Trong clip này, n ữ sinh hành hung bạn không một chút nương tay. Đánh, tát, giật tóc lôi x ềnh xệch t ừ hành lang vào lớp học, giẫm đạp lên người nạn nhân bằng giày cao gót...Rất đông học sinh đứng xung quanh nhưng không ai mảy may can ngăn. Thay vào đó là nh ững l ời reo hò nh ư c ổ vũ. Trong hành động tưởng như vô tư ấy là sự vô tâm đến mức vô cảm. Sự vô cảm có s ức lan truy ền, lây nhiễm mạnh mẽ giữa đám đông. Ít ai có thể ngờ, những gương m ặt ngây th ơ còn khoác áo trắng đồng phục trên mình lại có thể thờ ơ đến vậy trước đau đớn của bạn bè, đồng loại. “Thật khó hiểu khi những cô bé, cậu bé tuổi teen, ngày ngày c ắp sách đ ến tr ường h ọc bao điều tốt đẹp lại có thể dửng dưng trước những hành động độc ác như thế. Mình khá b ất ng ờ vì không một ai trong các em tỏ ra phẫn nộ, xông vào can ngăn hay gọi người lớn can thiệp. Có lẽ giới trẻ đang bị “vô cảm hóa”.- Bạn Nguyễn Thị Bích, SV Học Viện Báo chí Tuyên truyền nhận xét. Dễ bị tiêm nhiễm bởi cái xấu Giới trẻ ngày nay dễ dàng tiếp cận với các phương tiện thông tin gi ải trí hi ện đ ại nh ư Internet, game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đ ến chém gi ết man r ợ đ ầy r ẫy trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh- những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích. “Từ thích thú, tò mò đến mong muốn được “thử”, được khám phá và được “thực hành” ngoài đời thực là dễ hiểu”- Nguyễn Duy Tuấn, ĐH Ngoại ngữ tâm sự. Tu ấn t ừng có th ời gian nghiền game online nhưng may mắn thoát ra được. Sau khoảng thời gian chìm đắm vào nh ững màn đấu đá áo, Tuấn ít nhiều hiểu ra rằng: “Mình phải hết s ức cảnh giác v ới cái x ấu. B ởi nó có thể xâm nhập vào đầu óc mình lúc nào không biết. Nhất là khi ngày ngày mình chứng kiến, tiếp xúc thậm chí là trải nghiệm ảo”. Những năm gần đây rất nhiều câu chuyện thương tâm đã x ảy ra mà nguyên nhân sâu xa tìm thấy đều bắt nguồn từ game online. Đọc những cái tít báo thôi cũng đ ủ khi ến nhi ều ng ười
  2. rùng mình: 9x giết bạn vì game, giết người để cướp tiền chơi game, sát th ủ 16 tu ổi chém b ạn game, con chém chết bố vì bị mắng chơi game, sát nhân nhí mê game. Thái đ ộ bàng quan, vô cảm dường như không chọn tuổi. Càng trẻ, các bạn càng khó sàng l ọc, ch ống đ ỡ v ới cái x ấu. Những suy nghĩ lệch lạc tất yếu dẫn đến những hành vi lệch lạc. Tuy nhiên, không thể chỉ đổ lỗi giới trẻ bị tiêm nhiễm, lây truyền cái x ấu t ừ truy ền thông, t ừ thế giới mạng. Những hành động xấu, lối cư xử không đúng chuẩn m ực của ng ười l ớn v ẫn ngày ngày diễn ra trước mắt các em. Cảnh bạo lực ở khắp n ơi, kh ắp các lĩnh v ực: c ầu th ủ đánh nhau trên sân cỏ, cổ động viên choảng nhau trên khán đài, xe taxi húc c ảnh sát, lâm t ặc tấn công kiểm lâm, học sinh tạt axit vào thầy giáo… Từ xưa đến nay, với truyền thống “tôn sư trọng đạo" của dân t ộc ta, ng ười th ầy luôn đ ược xem như tấm gương mẫu mực cả về tri thức và nhân cách đ ể các em noi theo. Bên c ạnh những thầy cô mẫu mực, vẫn còn đó những thầy cô chưa hoàn thiện nhân cách. Cách đây không lâu, tháng 10/2009, một thầy giáo tiểu học ở Hà Tĩnh cưỡng bức h ọc sinh ngay tại trường bị phát giác. Cũng trong năm 2009, m ột th ầy giáo d ạy l ịch s ử c ủa tr ường THPT Bán công Nguyễn Khuyến ở Quảng Nam đánh học sinh trọng thương phải nhập viện vì học sinh này thuộc bài mà không chịu phát biểu. Chúng ta không khó bắt gặp trên các diễn đàn những lời than vãn của các em h ọc sinh v ề cách cư xử của thầy cô mình. Có thầy cô gọi học sinh là mày xưng tao, có th ầy cô chêm c ả nh ững câu chửi tục vào lời nói của mình, có thầy cô quát m ắng h ọc sinh nh ư ki ểu dân ch ợ búa,… Chính các em đã phải thốt lên rằng “giáo viên ăn nói thô l ỗ, vô văn hóa nh ư v ậy thì trách sao học sinh không bắt chước”. Những hành động đó ít nhiều xâm nhập vào thế giới quan của các b ạn tr ẻ, d ần dà hình thành lối hành xử thô bạo, thiếu tình thương. Sự vô cảm lẽ nào còn bắt nguồn từ đó? “Nói ra lại bị đánh, mà có nói, chưa chắc người lớn đã giải quyết được triệt đ ể… Nên nhiều khi chúng em chọn cách im lặng.” Nguyễn Tiến Dũng, Lớp 9 trường THPT Lômônôxôp th ật ́ thà tâm sự. Thiếu tinh thần đấu tranh, thiếu sự kiên quyết chống lại cái xấu, cái tiêu c ực, m ột b ộ ph ận giới trẻ đã và đang chấp nhận sống chung với cái xấu. Giáo dục sẽ phải cải cách để tăng cường đạo đức, nhân cách cho cách em, d ạy ch ữ và d ạy người phải được xem trọng như nhau. “Nếu người lớn có trách nhiệm và quan tâm h ơn t ới con cái, hành động và cư xử đúng đắn hơn để làm t ấm gương cho các em thì s ự vô c ảm có l ẽ đã không lan nhanh và mạnh như thế”- Bác Nguyễn Thị Cử- Nghĩa Tân bày t ỏ suy nghĩ. Dù vậy, chính giới trẻ mới là người quyết định tiếp thu hay không tiếp thu nh ững gì đ ược gia đình và nhà trường giáo dục. Chính giới trẻ mới là người quyết định ngoảnh m ặt làm ng ơ hay dũng cảm bài trừ cái xấu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2