intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CHÂU Á TỔ CHỨC TRIỂN LÃM AFGHANISTAN: BÁU VẬT ẨN GIẤU TRONG BẢO TÀNG QUỐC GIA, KABUL

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

105
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 24/10/2008, lần đầu tiên sau khi tuyên bố thành lập nhà nước Afganistan mới vào năm 2003, những đồ tạo tác quý giá, vốn đã đứng trơ trụi trên mảnh đất này lại chịu sự cướp phá trong suốt 25 năm nội chiến đã được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật phương Đông tại San Francisco cho đến hết 25/01/2009. Với 228 đồ vật được sắp đặt theo thời gian từ năm 2200 trước CN đến thế kỷ thứ 2 sau CN, buổi triển lãm muốn giới thiệu đến công chúng một nền di sản đa văn hóa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CHÂU Á TỔ CHỨC TRIỂN LÃM AFGHANISTAN: BÁU VẬT ẨN GIẤU TRONG BẢO TÀNG QUỐC GIA, KABUL

  1. BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CHÂU Á TỔ CHỨC TRIỂN LÃM AFGHANISTAN: BÁU VẬT ẨN GIẤU TRONG BẢO TÀNG QUỐC GIA, KABUL Ngày 24/10/2008, lần đầu tiên sau khi tuyên bố thành lập nhà nước Afganistan mới vào năm 2003, những đồ tạo tác quý giá, vốn đã đứng trơ trụi trên mảnh đất này lại chịu sự cướp phá trong suốt 25 năm nội chiến đã được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật phương Đông tại San Francisco cho đến hết 25/01/2009. Với 228 đồ vật được sắp đặt theo thời gian từ năm 2200 trước CN đến thế kỷ thứ 2 sau CN, buổi triển lãm muốn giới thiệu đến công chúng một nền di sản đa văn hóa của Afganistan, trái tim của con đường tơ lụa, cầu nối giữa văn hóa phương Đông và Địa Trung Hải. Các tác phẩm phần lớn được tìm thấy tại 3 khu vực kiến trúc chính cùng với một số ra đời sớm hơn. Các đồ vật này thuộc quyền quản lý của bảo tàng quốc gia Kabul, bao gồm cả những chiếc bát bằng vàng miếng, là sự kết tinh của các nền văn hóa Mesopotamia cổ (nay là Iraq) và thung lũng Indus (nay là Pakistan) từ
  2. thời kỳ đồ đồng ở Tepe Fullol; các bức tượng bằng đá và đồng cũng như bạc mạ vàng từ vùng thuộc địa Hy Lạp cổ được tìm thấy Tak Ai Khanum; các đồ vật bằng đồng, ngà voi, thủy tinh màu được đưa vào từ La Mã, Ai Cập, Trung Quốc và ấn Độ. Tất cả được đào lên tại khu cất trữ cổ được tìm thấy ở Begram vào những năm 30 và 40 của thế kỷ trước; và hàng trăm các đồ trang trí bằng vàng khác, tìm thấy tại khu 6 lăng mộ của dân di cư tại Tillya Tepe vào năm 1978, chính là minh chứng cho sự pha trộn giữa các nền văn hóa Hy Lạp, La Mã, Ba Tư, ấn Độ và Siberi nơi đây. Ngài đại sứ Afghanistan tại Mỹ phát biểu rằng: “ Bảy năm trước, khi các đường phố là quân Taliban, không một ai trong chúng có thể tưởng tượng rằng Afghanistan sẽ có một ngày phục hồi và tôn vinh lịch sử phong phú của nó. Hôm nay, Afghanistan lại một lần nữa lấy lại vai trò là cầu nối giữa các di tích lịch sử văn hóa, các quốc gia, và các nền văn minh. Đây là một triển lãm giới thiệu về một đất nước với lịch sử lâu đời, di sản phong phú, cảnh quang ngoạn mục, và một nền thương nghiệp năng động. Kho báu này không chỉ là những minh chứng hiển nhiên về lich sử cổ xưa, những thách thức của cuộc sống hiện đại mà đó còn là sự hy sinh của của người dân để bảo tồn các giá trị văn hóa này. Tôi mong rằng những người bạn Afghans ở vịnh S.Fransisco sẽ đến chiêm ngưỡng và cùng hy vọng về sự khôi phục các kiệt tác vô giá này trong trong lai không xa”. Terry Garcia, phó giám đốc điều hành của chương trình Mission trên kênh National Geographic cũng đã bày tỏ ý kiến đối với sự kiện này:
  3. “Chúng tôi vô cùng hân hạnh khi trở thành đối tác của Bảo tàng nghệ thuật phương Đông khi mang đến San Francisco những vật báu hiếm có này. Mục tiêu của chúng tôi là giới thiệu bộ sưu tập độc đáo này tới đông đảo khán giả cũng như nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về Afghanistan xa xưa cũng như hiện tại. Chúng tôi cũng muốn kể về những câu chuyển cảm động và sâu sắc về những người anh hùng Afghans trong việc gìn giữ những kho báu vô giá này. “Là địa điểm duy nhất tổ chức triển lãm lần này, Bảo tàng nghệ thuật vô cùng vinh dự được mang đến những thành tựu nghệ thuật và văn hóa cổ xưa của Afghanistan đến San Fransisco- Nơi có cộng đồng người Afghan sinh sống nhiều nhất tại Mỹ. Bảo tàng hoan nghênh người dân địa phương, những người muốn tôn vinh những di sản văn hóa Afganistan cũng như khách bốn phương và tất cả những ai muốn khám phá thành tựu đầy tính trí tuệ và thẩm mỹ của một nền văn hóa rực rỡ và lâu đời.”, Jay Xu, giám đốc bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông Bruce Cole, Chủ tịch ủy ban di sản quốc gia “ Những tạo tác này không chỉ làm người xem sững sờ bời vẻ đẹp sáng chói của chúng mà hơn thế nữa, chúng trở thành những bằng chứng sống về sức sống trường tồn của nền văn hóa phong phú. Chúng tôi vô cùng tự hào khi được tham gia vào công tác bảo tồn, phân loại, và triển lãm về các kho tàng này như là một phần của chương trình khám phá Afganistan”. Fredrik Hiebert, triển lãm và curator National Geographic khảo cổ Uỷ:
  4. “ Cuộc triển lãm là một sự cố gắng hết mình của nhiều năm làm việc bời những người dân Afganistan. Nếu không có sự can và gìn giữ của họ thì các đồ vật này sẽ không tồn tại đến tận. Từ năm 2003, sau khi hợp tác cùng chính quyền mới Afganistan trong việc gìn giữ và bảo tồn các di vật này, tôi thật sự cảm thấy vinh hạnh khi là một phần của các nỗ lực để chia sẻ những kho báu này với khán giả ở Mỹ và cuối cùng để tăng cường sự hiểu biết về Afghanistan và nền văn hóa phong phú.”- Fredrik Hiebert, quản lý triển lãm. Cuộc triển lãm sẽ bắt đầu từ khu phía bắc với một bài giới thiệu ngắn gọn và một bản đồ mới về Afghanistan thời hiện đại với những địa điểm kiến trúc nổi tiếng được làm nổi bật. Thư viện ảnh Lee cung cấp phiên bản của tài liệu Afghanistan: Hidden Treasures từ Bảo tàng quốc gia, Kabul (National Geographic, 2008, 28 phút.) với giọng thuyết minh của Khaled Hosseini, tác giả của The Kite Runner and A Thousand Splendid Suns. Bộ phim nói về sự khôi phục bộ sưu tập của bảo tàng quốc gia Kabul mà trước kia từng được cất giấu tại cung điện thủ tướng bởi một những anh hùng quả cảm Afghan. Các tác phẩm được sắp đặt theo các khu vực kiến trúc khác nhau. Trước hết, các tác phẩm được trưng bầy tại phòng triển lãm Hambrecht với một số lượng nhỏ các vật phẩm từ Tepe Fullol, bắc Afghanistan. Vào năm 1966, những người dân ở Fullol đã phát hiện ra bằng chứng đầu tiền của nền văn mình thời kỳ đồ đồng. Và tiếp đồ là bằng vàng như bát hay các đồ vật dung trong tang lễ, và cả một mảnh vở từ một
  5. chiếc bát được cho là vào khờng 2200 cho đến 1900 trước CN. Phần lớn các đồ vật trưng bày ở Hambrecht được tìm thấy ở khu vực mà trước kia là một thành phố Hy Lạp cổ đã từng bị chinh phục bởi Alexander đại đế. Chúng chịu sự ảnh hưởng bởi văn hóa vùng Địa Trung Hải vào khoảng giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 2 trước CN. Các đồ vật bao gồm các loại tiền của người Corin trước năm 145. Một trong số chúng được tìm thấy bởi vua Zahir Shah trong một chuyến săn bắn vào năm 1961. Tiêu biểu có các chế tác như đồng hồ mặt trời, vật trang trí kiến trúc, các loại bình bằng đồng, đá vôi. Một trong những đồ vật lâu đời nhất được tìm thấy là một bài vị mạ vàng được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng nữ thần Cybele, nữ thần có quyền lực tối cao trong vũ trụ của người Hy Lạp. ở đây cũng có mô hình kỹ thuật số thành phố A Khanum. Các vật dụng dùng trong thương mại lại được tìm thấy tại khu vực thứ 3 là Begram trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ thứ 1 và 2 sau CN. Đó là các đồ vật dụng để giải khuây được làm bằng ngà voi được chạm khắc tỉ mỉ. Các bức tượng nhỏ còn được dùng làm trang trí đồ nội thất cũng sẽ được mô hình hóa và được trình chiếu tại phòng trưng bày với sơ đồ chỉ tại Begram. Một chiếc ly sơn màu miêu tả cảnh ngày mùa hay chiếc mặt nạ bằng đồng của Silenus, thần rượu. Chỉ một vài đồ vật đó thôi cũng đủ khẳng định vai trò của Afghanistan trên con đường tơ lụa. Một số đồ vật ở Begram cũng được trưng bầy tại Hambrecht và Osher. Nhóm thứ tư bao gồm 100 đồ vật bằng vàng từ thế kỷ thứ 1 trước CN
  6. cho đến thế kỷ thứ 1 sau CN. Tại phòng triển lãm Osher, các vật trưng bầy được tìm thấy vào năm 1978 bởi đội tìm kiếm Liên Xô- Afghanistan dưới sự lãnh đạo của Viktor Sarianidi ở Tyllya Tepe. Đồ trang sức, đồ trang trí bằng vàng được tìm thấy ở đây. Khu hầm mộ bao gồm hàng ngàn đồ vật bằng vàng được chôn cùng với quần áo và đồ khâm niệm của người đã chết. Vương miện, vòng cổ, thắt lưng, nhẫn, hay các vật trang trí trên đầu, phần lớn được làm từ vàng và dát những viên đá quý như ngọc lục bảo hay hồng ngọc. Trong đó có nhiều đồ vật đặc trưng được tạo bởi các nghệ sĩ trong vùng và hoàn toàn khác biệt với những đồ vật là sự pha trộn giữa các mô típ từ Hy Lạp, La Mã, ấn Độ hay Trung Quốc. Thông thường, công dân Afghanistan được miễn phí vé vào các bảo tàng. Tuy nhiên, do các dự đoán sự nổi tiếng của triển lãm, chúng tôi sẽ được chia thời gian sử dụng triển lãm. Như vậy, bảo tàng sẽ bán vé vào một số ngày và giờ đặc biệt. Bạn có thể mua vé trực tuyến qua website www.asianart.org với phí dịch vụ là 2.25$ một vé. Vé cũng có thể được lựa chọn tại Will Call. Miễn phí vé vào cửa vào chủ nhật. Do hạn chế về năng lực cũng như giói hạn nên việc miễn phí là khó thức hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1