intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tranh Việt ở triển lãm Quốc tế Châu Á 2011 AIAE 26th

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triển lãm quốc tế châu Á viết tắt là AIAE là triển lãm thường niên tổ chức luân phiên mỗi năm tại một nước. Thành viên cùa AIAE gồm có 14 nước quanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm nay, Hàn Quốc đăng cai tổ chức AIAE với nòng cốt điều hành là các giảng viên, giáo sư mỹ thuật từ Đại học Quốc Dân (Kookmin University). Triển lãm khai mạc ngày 14 tháng 9 tại Bảo tàng Hangaram, nằm ở phía Nam của Seoul. Triển lãm bày tại bảo tàng Hangaram từ 14 đến 21 tháng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tranh Việt ở triển lãm Quốc tế Châu Á 2011 AIAE 26th

  1. Tranh Việt ở triển lãm Quốc tế Châu Á 2011 AIAE 26th . Triển lãm quốc tế châu Á viết tắt là AIAE là triển lãm thường niên tổ chức luân phiên mỗi năm tại một nước. Thành viên cùa AIAE gồm có 14 nước quanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm nay, Hàn Quốc đăng cai tổ chức AIAE với nòng cốt điều hành là các giảng viên, giáo sư mỹ thuật từ Đại học Quốc Dân (Kookmin University). Triển lãm khai mạc ngày 14 tháng 9 tại Bảo tàng Hangaram, nằm ở phía Nam của Seoul. Triển lãm bày tại bảo tàng Hangaram từ 14 đến 21 tháng 9 tại bảo tàng Hangaram rồi chuyển sang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh Jeonbuk từ ngày 30 tháng 9 đến 23 tháng 10. Do điều kiện không cho phép nên năm nay hai nước Úc và
  2. Đài Loan không gửi tranh tham dự. Nhưng lượng tranh tượng đông đảo từ 12 nước còn lại đã phủ kín cả hai tầng của nhà bảo tàng. Chủ nhà Hàn Quốc bày tranh to với số lượng áp đảo.
  3. . .
  4. .
  5. Ảnh này không dùng photoshop, tác giả trèo lên cây, dùng một ống mắt cá góc cực rộng, hiệu quả rất bất ngờ. Việt Nam đã nhiều năm có nghệ sĩ tham dự các kỳ AIAE (tuy chưa đủ điều kiện để làm chủ nhà một lần). Người đứng đầu nhóm AIAE của Việt Nam là hoạ sĩ Nguyễn Xuân Tiệp, người có trách nhiệm kêu gọi các hoạ sĩ khác tham gia. Năm nay, chúng ta có 10 tác phẩm hội họa của các tác giả: Lương Xuân Đoàn, Nguyễn Xuân Tiệp, Hoàng Bạch Diệp, Đặng Anh Tuấn, Trần Đình Khương, Đoàn Thúy Hạnh, Nguyễn Xuân Long, Nguyễn Sơn, Vũ Hồng Nguyên, Phạm Huy Thông. Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Long chụp ảnh trước mặt tiền của Trung tâm Nghệ thuật Seoul (Seoul Art Center), một tổ hợp văn hóa gồm Nhà hát,
  6. sân khấu ngoài trời, bảo tàng design ... và bảo tàng Mỹ thuật Hangaram. Ngoài chủ nhà chiếm trọn không gian lớn tầng một, các nước khác chia nhau mỗi nước một "khoang" còn lại của tầng 1 và tầng 2. Đoàn Nhật Bản bị phân công canh ở cửa ra vào. Sau 50 năm bị Nhật Bản đô hộ trong thế kỷ trước, cộng với những tranh chấp biển đảo gần đây, người Nhật và người Hàn giờ dành cho nhau tình cảm rất "láng giềng hữu nghị".
  7. Đoàn Việt Nam có một gian gồm 3 mảng tường tương đối thoáng. Sướng hơn đoàn Nhật nhiều.
  8. Tiết kiệm chi phí, đoàn Indonesia bày sắp đặt tượng giấy, tranh chì (giấy) và video art, tất cả gọn trong một vali mang đến trước giờ khai mạc. So với đoàn Indo hay đoàn Malaysia, phải nói đoàn Việt Nam rất chịu chơi khi gửi toàn tranh to, sơn mài nặng hàng chục cân. Không một đồng tài trợ, các nghệ Việt tự bỏ tiền in sách, chi phí vận chuyển và vé máy bay dự khai mạc. Có một nghệ khôn lỏi xin được trại cư trú, thế là vẽ sẵn bên Hàn Quốc, đỡ phải tốn tiền chuyển tranh. Hì.
  9. Tượng từ HongKong
  10. Tượng bà bầu bằng đồng từ Philippin, trong bụng bầu có một bào thai inox. Rất sến. Đoàn Trung Quốc mang đến đa phần tranh màu và mực trên giấy.
  11. Trong số các tranh của Trung Quốc, tôi chú ý nhất tranh này. Tác giả pha gì mà độ loang của màu rất mạnh. Không gian trong tranh trở nên rất liêu trai.
  12. Nhìn là biết Nhật Bản rồi. Tác giả này chắc có họ hàng với bà điên nổi tiếng Kusama. Mời bạn đọc thêm về Kusama: Yayoi Kusama: Người điên mà tính toán giỏi.
  13. Tranh của hoạ sĩ Malaysia gốc Hoa - Ng Bee. Hoạ sĩ này hàng năm góp tay tổ chức Festival Sansaran. Nhiều củ nghệ trẻ trong nhóm của hoạ sĩ Trịnh Tuân đã tham gia festival trên. Dưới đây là ảnh (không được đầy đủ) các tác phẩm của Việt Nam tham dự AIAE 26th 2011:
  14. "Cõi lặng", 1995, Lương Xuân Đoàn. Màu nước trên giấy. Khổ 41 x 51cm.
  15. “Mặt Nạ", 2011, Nguyễn Xuân Tiệp. Acrylic trên toan, 120 x 120cm. "Cẩm Thượng Thiên Hoa", 2011, Hoàng Bạch Diệp. Sơn dầu, 108 x 90cm.
  16. "Đàn bà", 2009, Đặng Anh Tuấn. Sơn dầu trên toan, 115 x 100cm "Phóng sinh", 2010, Trần Đình Khương. Sơn mài.
  17. "Thông điệp", 2011, Nguyễn Xuân Long. Màu nước trên giấy. "Giai điệu mùa đông", 2011, Đoàn Thúy Hạnh. Sơn mài, 70 x 140cm
  18. "Lãng mạn", 2010, Nguyễn Sơn. Sơn dầu, 90 x 160cm "Mạch sống 19", 2010, Vũ Hồng Nguyên. Sơn mài, 100 x 115cm.
  19. Việt Nam (cũng như nhiều nước khác) không có tác phẩm điêu khắc tham dự. Chi phí vận chuyển tượng cao, mà bóng dáng các Mạnh Thường Quân cho nghệ thuật (nhất là điêu khắc) thì cứ mịt mù sương khói. Điều này đáng tiếc khi mà một năm trở lại đây điêu khắc Việt Nam có những chuyển mình thậm chí sôi động hơn hội họa. Những tác phẩm tranh gửi đi đợt này tuy không thể đại diện cho toàn bộ hội họa Việt Nam nhưng cũng phản ánh được sự đa dạng các khuôn mặt nghệ sĩ Việt. Mong có một ngày Việt Nam đủ điều kiện mang được AIAE về sân nhà, để các củ nghệ Việt không phải đi xa vẫn xem được tranh ngoại, và các củ nghệ ngoại được xem chủ nhà Việt Nam cậy thế đông quân diễu võ giương oai ra sao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2