Bảo vệ gia đình bạn khỏi bị lây nhiễm bệnh
lượt xem 8
download
Vật nuôi trong gia đình của bạn cần sự cảnh giác thường xuyên để giữ cho cả chúng và gia đình bạn khoẻ mạnh. Có thể bạn đã quen với việc nuôi chó và mèo - tiêm phòng, cho ăn, và thiến. Nhưng ngay cả những vật nuôi nhỏ như chim, bò sát, cá và những động vật có vú loại nhỏ cũng có thể là nguồn gây bệnh. Nhiễm trùng có thể lây lan qua vết cắn và vết cào hoặc do tiếp xúc với chất thải, lông và nước bọt của con vật. Nếu bạn hoặc người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo vệ gia đình bạn khỏi bị lây nhiễm bệnh
- Bảo vệ gia đình bạn khỏi bị lây nhiễm bệnh Vật nuôi trong gia đình của bạn cần sự cảnh giác thường xuyên để giữ cho cả chúng và gia đình bạn khoẻ mạnh. Có thể bạn đã quen với việc nuôi chó và mèo - tiêm phòng, cho ăn, và thiến. Nhưng ngay cả những vật nuôi nhỏ như chim, bò sát, cá và những động vật có vú loại nhỏ cũng có thể là nguồn gây bệnh. Nhiễm trùng có thể lây lan qua vết cắn và vết cào hoặc do tiếp xúc với chất thải, lông và nước bọt của con vật. Nếu bạn hoặc người trong gia đình bạn biểu hiện bất cứ triệu chứng và dấu hiệu nào sau đây, hãy đi khám ngay: Các bệnh từ chó và mèo: Bệnh dại gây bởi virus dại xâm nhập vào cơ thể vết thương - điển hình là vết cắn - và cuối cùng tác động lên não. Một số động vật khác ngoài chó và mèo có thể bị nhiễm, gồm: dơi, cáo, sói, gấu trúc, chồn hôi, sói đồng cỏ.
- Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: đau và ngứa ở vết thương, bồn chồn, chảy nước dãi, co thắt cơ, ngạt, co giật và liệt. Bệnh dại thường dẫn tới tử vong. Điều trị bằng tiêm nhiều mũi vaccin dại theo một liệu trình 28 ngày. Bệnh uốn ván do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và sinh ra độc tố. Chất độc dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm kích thích, cứng ở cổ và hàm, co thắt cơ và co giật. Bệnh uốn ván thường nặng và có thể gây tử vong, đặc biệt đối với trẻ em và người già. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng cho bạn, gia đình và vật nuôi. Bệnh mèo cào có thể xảy ra sau khi bị mèo cào hoặc cắn. Nhiễm trùng khiến vết thương sưng tấy và có mủ, hạch sưng và đau, sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng và hạch to. Mèo thường không có dấu hiệu bệnh. bệnh này hiếm khi gây các biến chứng lâu dài. Triệu chứng có thể hết mà không cần điều trị, mặc dù đôi khi cần dùng thuốc kháng sinh. Bệnh sốt Rickettsia do một loại sinh vật nhỏ sống trên ve cư trú ở tóc người hoặc lông chó. Dấu hiệu và triệu chứng gồm bồn chồn, đau đầu dữ dội, rét run, sốt, đau toàn thân và có vết phát ban đỏ ở tay, chân và ngực. Xét nghiệm máu thường được dùng để chẩn đoán bệnh sốt rickettsia. Ðiều trị sớm bằng kháng sinh là rất quan trọng.
- Bệnh Lyme là một bệnh nhiễm khuẩn lây lan bởi ve sống trên lông súc vật. Bệnh thường dẫn đến phát ban, đau nhức, mệt mỏi và khó thở. Sau đó, bệnh có thể gây liệt mặt, các triệu chứng thần kinh, viêm khớp, đánh trống ngực, rối loạn máu và gan. Bệnh Lyme rất khó chẩn đoán vì dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của nó giống với nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, bệnh có thể được chẩn đoán xác định thông qua xét nghiệm máu. Đã có vaccin cho những người có nguy cơ mắc bệnh lyme nhất. Có thể tiêm vaccin cho người ở độ tuổi từ 15-70 và nên dùng cho những người sống ở các khu vực có bệnh Lyme lưu hành và cho người thường dành thời gian rảnh rỗi ở những nơi có nhiều cây cối hoặc bụi nơi ve hay sống. Phụ nữ mang thai và người bị viêm khớp do bệnh Lyme không đáp ứng với kháng sinh không nên tiêm vaccin. Nếu bạn có bệnh về hệ miễn dịch, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vaccin. Vaccin có thể gây khó khăn cho việc đọc kết quả xét nghiệm máu. Ở giai đoạn đầu, bệnh Lyme có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh. Phòng bệnh gồm tránh ve mang bệnh và tiêm phòng. Bệnh Toxoplasma do nhiễm một loại kí sinh trùng có trong phân mèo hoặc trong thịt chưa chín. Các triệu chứng ban đầu giống với cúm, mặc d ù một số người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Dấu hiệu và triệu chứng
- gồm sưng hạch lympho, mệt mỏi, đau cơ, sốt, đau đàu, ho, đau họng, nghẹt mũi và phát ban. Hãy để người khác dọn ổ mèo nếu bạn đang mang thai vì bệnh này có thể gây sẩy thai, đẻ non và mù ở trẻ sơ sinh. Có thể điều trị được bệnh toxoplasma, ngay cả trong thời kỳ mang thai. Bệnh giun Toxocara là một nhiễm kí sinh trùng hay gặp ở chó, nhất là chó con. Bệnh thường không gây ra triệu chứng ở người lớn, mặc dù nó có thể gây ra một số vấn đề ở trẻ nhỏ, gồm phát ban, sốt, ho và chậm tăng cân. Tránh tiếp xúc và dọn sạch phân chó là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Dị ứng, mặc dù không phải là bệnh nhiễm trùng, vẫn là một vấn đề tiềm ẩn đối với người nuôi súc vật. Bạn có thể dị ứng với gàu và lông của chó và mèo. Những triệu chứng cấp tính như ho và hắt hơi xuất hiện ngay khi vật nuôi vào phòng và dễ chẩn đoán hơn các triệu chứng mạn tính như hen và mệt mỏi, có thể do những di nguyên khác trong nhà. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nghi ngờ có người trong gia đình bị dị ứng với vật nuôi. Các bệnh do bò sát Thương hàn là bệnh phổ biến nhất lây truyền do bò sát. Nhiễm vi khuẩn này thường dẫn đến viêm dạ dày ruột. Ỉa chảy và nôn mửa là triệu chứng thường gặp. Bệnh thương hàn có thể rất nặng ở trẻ nhỏ, người già và
- người có hệ miễn dịch yếu. Vi khuẩn cũng có thể rời khỏi đường ruột và xâm nhập vào các cơ quan khác gây ra thể bệnh nghiêm trọng hơn. Tất cả các loại bò sát đều mang salmonella. Rùa và kỳ nhông là những bò sát hay gặp nhất gây bệnh trong hộ gia đình. Các bệnh từ chim Sốt vẹt là một bệnh nhiễm khuẩn xảy ra ở hơn 100 loài chim nuôi trong nhà và hoang dã. Dấu hiệu của chim nhiễm bệnh gồm có rụng lông và thay đổi thói quen ăn uống, mặc dù một chim bị bệnh sốt vẹt không có triệu chứng hoặc dấu hiệu gì. Ở người, sốt vẹt thường dẫn đến ho, đau ngực, sốt rét run và nôn. Bệnh xảy ra do tiếp xúc với phân chim hoặc với bụi tích tụ trong chuồng chim. Ðiều trị cho cả người và động vật bằng kháng sinh. Bệnh cryptococcosis là một bệnh nấm lây sang người khi hít phải nấm có trong phân chim, nhất là từ chim bồ câu. Lây nhiễm có thể dẫn đến viêm não và viêm phổi. Người bị tổn thương hệ miễn dịch có nguy cơ cao bị lây nhiễm cryptococcosis. Những người có hệ thống miễn dịch yếu và người già nên tránh những nơi có nhiều phân chim. Histoplasmosis, một bệnh nấm tương tự, lây truyền khi người bệnh hít phải bụi từ sân kho và những nơi khác có phân chim.
- Bệnh từ cá Vi khuẩn Mycobacteria có thể có trong bể cá. Bệnh thường xảy ra khi vết thương nhỏ trên da tiếp xúc với nước có vi khuẩn. Cũng có thể tìm thấy Mycobacteria trong bể bơi. Bệnh thường hiếm gặp và chỉ gây các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, chúng có thể là mối lo đối với những người mắc bệnh AISD và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch khác. Bệnh từ các động vật khác Bệnh Cestodiasis là một nhiễm trùng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là một loại sán dây sống ở loài gặm nhấm, gồm cả chuột đồng, trong thức ăn và nước nhiễm bẩn. Sán từ động vật gặm nhấm lây sang người khi chẳng may nuốt phải bọ chét chuột, bọ cánh cứng hoặc là gián nhiễm sán, thường xảy ra sau khi chúng lẫn vào ngũ cốc hoặc các thức ăn dự trữ khác. Dấu hiệu và triệu chứng gồm nôn, đói, chóng mặt, kích thích và mệt mỏi. Trong trường hợp nặng bệnh dẫn đến ỉa chảy và đau bụng. Thuốc có thể tiêu diệt hết sán dây trong vòng 48h. Viêm màng não đệm thâm nhiễm lympho bào do một loại virus có ở chuột đồng và chuột nhắt gây ra. Bạn có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc với nước tiểu, phân, máu và những chất tiết khác của con vật. Trong phần lớn
- trường hợp bệnh là nhẹ. Tuy nhiên bạn có thể bị viêm màng não và phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho thai nhi. Phòng bệnh Dưới đây là một số gợi ý để phòng ngừa các nhiễm trùng: Chọn vật nuôi cẩn thận. Trung tâm Phòng chống Bệnh dịch Mỹ khuyên các cơ sở nuôi dạy trẻ không nuôi rùa, kì nhông, rắn độc hoặc rắn dữ, nhện hoặc cá nhiệt đới. Cũng nên làm như vậy ở nhà, nhất là nếu bạn đang có con nhỏ. Hỏi bác sĩ thú y về hướng dẫn cụ thể trong việc chăm sóc vật nuôi. Rửa tay thường xuyên - nhất là sau khi ôm vật nuôi hoặc vệ sinh chuồng trại và bể nuôi. Ðảm bảo rằng trẻ nhỏ cũng làm như vậy. Dạy trẻ tránh các dịch cơ thể và phân của vật nuôi. Nhắc chúng không hôn vật nuôi. Mang găng tay cao su khi vệ sinh chuồng trại và bể cá. Khi nuôi chim cảnh, đeo khẩu trang khi vệ sinh chuồng nuôi.
- Giữ vật nuôi ở một khu vực nhất định. Không để động vật nhỏ lang thang tự do trong nhà. Không cho động vật nuôi vào bếp và nơi chuẩn bị đồ ăn. Không sử dụng bồn rửa bát để thau rửa bể cá, tắm cho vật nuôi hoặc cọ rửa đồ vật lấy từ chuông nuôi. Nếu bạn sử dụng bồn tắm cho mục đích này, thì sau đó phải cọ sạch bồn tắm. Dạy cho trẻ cách chăm sóc cho vật nuôi. Giám sát chặt chẽ hoạt động này - và sẵn sàng đảm nhiệm việc đó vào bất kì lúc nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hãy bảo vệ gia đình bạn khỏi bị nhiễm chì ở trong nhà
8 p | 183 | 62
-
Những lợi ích chưa biết từ nước
5 p | 140 | 25
-
Dinh dưỡng hợp lý và sức khoẻ
2 p | 142 | 22
-
90 giây để bảo vệ sức khỏe
5 p | 124 | 19
-
Viêm khớp dạng thấp và điều trị sinh học
5 p | 115 | 19
-
Tập “dịch cân kinh” khỏi nhiều bệnh mà không mất tiền
5 p | 130 | 17
-
CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH NHI, XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
4 p | 83 | 9
-
“Kẻ thù” của sức khỏe trong chính ngôi nhà bạn
5 p | 77 | 7
-
Bảo vệ bé ngày hè
3 p | 108 | 6
-
Làm gì khi có vật lạ trong mắt của bạn?
6 p | 114 | 6
-
Những thực phẩm giúp bạn thanh lọc và thải độc cho cơ thể
4 p | 122 | 6
-
Cách bảo vệ gan cho chồng
6 p | 78 | 5
-
TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Dụng cụ bảo vệ hàm là gì
4 p | 98 | 4
-
Rối loạn giấc ngủ, dễ suy nhược
8 p | 70 | 4
-
Bí quyết cho hệ bài tiết khỏe mạnh
5 p | 82 | 3
-
Ung thư sacoma mỡ, cách điều trị và chăm sóc
6 p | 78 | 3
-
Đủ cách giữ ấm ban đêm cho con
5 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn