intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ gót ngọc

Chia sẻ: Heo Meo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

88
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mang giày nhiều, nhất là khi chơi thể thao hoặc các bạn phải làm việc công sở, tiếp thị, bạn dễ gặp nguy cơ ngứa Ảnh: inmagine.com nấm mang lại. Những môn thể thao đòi hỏi cần phải mang giầy suốt ngày như cầu lông, tenis, đá banh… hoặc vận động viên bơi lội luôn là môi trường thích hợp để nấm phát triển. Với những động viên bơi lội, người có nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ cũng thường gặp phải bệnh nấm da. chân do các loại Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ gót ngọc

  1. Bảo vệ gót ngọc Mang giày nhiều, nhất là khi chơi thể thao hoặc các bạn phải làm việc công sở, tiếp thị, bạn dễ gặp nguy cơ ngứa Ảnh: inmagine.com chân do các loại nấm mang lại. Những môn thể thao đòi hỏi cần phải mang giầy suốt ngày như cầu lông, tenis, đá banh… hoặc vận động viên bơi lội luôn là môi trường thích hợp để nấm phát triển. Với những động viên bơi lội, người có nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ cũng thường gặp phải bệnh nấm da.
  2. Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và tức, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Do trên da và màng nhầy của mỗi người đều có nấm, khi gặp môi trường nhiệt độ và độ ẩm môi trường thích hợp, nấm sẽ phát triển một cách tối đa nhất. Nấm có 3 thể: thể tróc vảy khô, mụn nước, và viêm kẽ. Sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố, độc tố kích thích da và gây ngứa. Triệu chứng ngứa là dấu hiệu đầu tiên, làm cho bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh. Hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây: Nấm kẽ (thường xảy ra trong mùa mưa) Căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans. Bệnh bắt đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và thứ 4. Kẽ
  3. ngón có hiện tượng bong xước da, màu hơi vàng, chảy dịch, có thể xuất hiện mụn nước. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc nước nhiều giờ liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội… Nấm móng Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác. Điều trị Nếu bị nấm móng chân bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dạng viên nén, dạng dung dịch, kem bôi ngoài da có chứa ketaconazone. Nếu bị nấm móng ở thể nặng hay nhiễm bệnh ra nhiều ngón chân, nên
  4. tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc lựa chọn và cách dùng thuốc. Chân bạn sẽ luôn đẹp nếu biết chăm sóc đúng cách Ảnh: imagine.com Phòng ngừa bệnh nấm chân - Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môi trường sống thích hợp giúp cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển.
  5. - Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm. - Thay tất mỗi ngày. Không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng có như tơ nhân tạo. Mồ hôi chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở. - Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, không nên để quá dài. - Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm. - Đeo giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hay đôi giày quá chật, sẽ rất dễ bị nấm móng. - Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0