Bashô - Nguyễn Trãi - Nguyễn Du , những hồn thơ đồng điệu
lượt xem 10
download
Nói đến thơ ca Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến Matsuo Basho (Mat-su-ô Basô/ Tùng Vĩ Ba Tiêu, nhà thơ lớn nhất mọi thời của xứ sở Phù Tang, người đã đưa thể thơ haiku (hai-kư) lên đến đỉnh cao...Ở Việt Nam tên tuồi Basho đã được nhiều người biết đến, nhưng người ta thường nghĩ về ông như một Thiền sư và tuy có biết thơ haiku của ông là có giá trị,, nhưng đại đa số đều cho là rất khó hiểu và xa lạ. Đồng thời do vấn đề chuyển ngữ mà nhiều bài dịch...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bashô - Nguyễn Trãi - Nguyễn Du , những hồn thơ đồng điệu
- Bashô - Nguyễn Trãi - Nguyễn Du , những hồn thơ đồng điệu Nói đến thơ ca Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến Matsuo Basho (Mat-su-ô Ba- sô/ Tùng Vĩ Ba Tiêu, nhà thơ lớn nhất mọi thời của xứ sở Phù Tang, người đã đưa thể thơ haiku (hai-kư) lên đến đỉnh cao...Ở Việt Nam tên tuồi Basho đã được nhiều người biết đến, nhưng người ta thường nghĩ về ông như một Thiền sư và tuy có biết thơ haiku của ông là có giá trị,, nhưng đại đa số đều cho là rất khó hiểu và xa lạ. Đồng thời do vấn đề chuyển ngữ mà nhiều bài dịch thơ của ông đã trở nên ngô nghê hoặc bí hiểm như một công án. Tuy nhiên tìm hiểu kĩ về ông chúng ta thấy, Basho là một nhà thơ phương Đông, một nhà thơ gắn liền với thời đại mà ông sống, vì thế nếu nhìn từ văn học Việt Nam thì thấy hồn thơ của ông cũng rất gần gũi với những nhà thơ lớn của chúng ta, nhất là với Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Ngược lại nhìn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du qua cái nhìn đối sánh với Basho chúng ta cũng phát hiện ra nhiều điểm mới lạ. (hai-kư) lên đến đỉnh cao...Ở Việt Nam tên tuồi Basho đã được nhiều người biết đến, nhưng người ta thường nghĩ về ông như một Thiền sư và tuy có biết thơ người đã đưa thể thơ .
- Thoạt nhìn Basho, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, người ta cứ nghĩ ba ông dường như chẳng có gì giống nhau, ngoài chuyện cả ba đều là những nhà thơ hàng đầu trong nền văn học cổ điển của mỗi dân tộc. Quả là có như vậy. Basho xuất thân là một võ sĩ, lớn lên không làm nghề gì nhất định, sống gần như một tu sĩ Thiền tông, cuối đời lang thang du hành khắp Nhật Bản. Còn Nguyễn Trãi là người anh hùng cứu quốc của dân tộc Việt Nam, là quân sư của Lê Lợi, là quan đầu triều thời Lê sơ. Nguyễn Du cũng là vị quan lớn của triều Nguyễn, làm đến chức Tham tri, Chánh sứ phái bộ sang Trung Quốc. Basho chịu ảnh hưởng sâu sắc Thiền tông, còn Nguyễn Trãi thì Nho-Lão, Nguyễn Du lại là nhà nho tài tử. Về thơ, Basho làm thơ haiku, Nguyễn Trãi làm thơ chữ Hán, thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Du làm thơ chữ Hán, lục bát và song thất lục bát – mỗi một thể thơ lại có những nguyên tắc mĩ học rất khác nhau v.v. và v.v. Chúng ta có thể tìm thấy vô số những điều khác nhau giữa ba nhà thơ Nhật Bản và Việt Nam này, nhưng đằng sau những dị biệt đó, chúng ta lại thấy từ trong thẳm sâu những hồn thơ giống nhau một cách kì lạ. 1. Basho với Nguyễn Trãi Có thể nói Basho và Nguyễn Trãi đều là những nhà thơ của thiên nhiên. Thơ của hai ông thể hiện một tình yêu thiên nhiên và một triết lí về thiên nhiên vô cùng sâu sắc. Basho và Nguyễn Trãi đều thực hiện những cuộc hành trình đến với thiên nhiên. Trên con đường đó họ cố gắng vứt đi những cái phiền toái, hư ngụy của cuộc đời thế tục để đến với tự nhiên, và cũng là đến với cái bản nguyên trong mỗi con người.
- Cuộc đời của Basho là một cuộc du hành dài đi đến khắp những miền đất xa xôi của Nhật Bản. Đây là hình ảnh của ông trước khi lên đường : “Suốt bao năm nay, như một áng mây ngàn bị cơn gió lôi cuốn, ý tưởng phiêu bạt trong tôi chẳng lúc nào nguôi, thúc giục tôi dấn bước lang thang qua các bến bờ (...) Tôi vá lại quần, thay quai nón. Ngay khi châm đầu gối bằng ngải cứu nhằm sửa soạn cho cuộc hành trình, tôi đã không ngớt miên man nghĩ đến vầng trăng ở Mat-su- shi-ma.” (Oku no hosomichi) . Bước chân Nguyễn Trãi cũng đã in dấu trên nhiều miền đất Việt Nam qua cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Minh xâm lược. Sau cuộc kháng chiến, ngay trên địa vị là công thần khai quốc của triều đại mới, Nguyễn Trãi vẫn thường ước mơ được trở về với thiên nhiên thanh sạch, hoang sơ: Hà thời kết ốc vân phong hạ Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên (Bao giờ làm được nhà dưới núi mây Múc nước suối nấu chè, gối đầu lên đá ngủ) -Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác- Cảnh thanh dường ấy chẳng về nghỉ Lẩn thẩn làm chi áng mận đào -Mạn thuật 13- Và ông đã trút bỏ công danh để sống giữa thiên nhiên với một hình hài thật giản dị: Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh,
- Áo bô quen tật bận xênh xang -Tức sự 4- Thiên nhiên như một tiếng gọi huyền bí, một mối dây ràng buộc với tâm hồn nhà thơ - “Non nước cùng ta đã có duyên” (Tự thán 4), Nguyễn Trãi đã viết như thế. Với Basho, núi Fuji không chỉ có một ngọn núi ở ngoài đời, còn có một ngọn núi khác sống trong hồn nhà thơ, ngọn núi ấy sẽ hiện lên trong niềm luyến tiếc khi ngọn Fuji thật bị chìm trong sương: Sương mù bao phủ Fu-ji chìm khuất rồi núi hiện hình trong tôi. Còn với Nguyễn Trãi, núi mây là khách khứa, bầu bạn. Vào những ngày mây mù che phủ không gặp được bạn, nhà thơ bâng khuâng, buồn bã biết bao: Láng giềng một áng mây bạc, Khách khứa hai ngàn núi xanh, Có thuở biếng thăm bạn cũ, Lòng thơ muôn dặm nguyệt canh ba. - Bảo kính cảnh giới 42- Thiên nhiên trong thơ Basho và Nguyễn Trãi có vũ trụ lớn lao: trăng sao, núi sông, hồ biển... và cũng có những vật nhỏ bé bình thường: con quạ, con ếch, con cá, con mực, chấy rận, hoa dã quì, hoa thu (hagi)... và con cò, con vện, rau muống, rau mùng tơi, hoa đào, hoa xoan... Trong mỗi một sinh vật nhỏ bé như vậy, hai thi sĩ đều thấy nó như có linh hồn, sống bình đẳng và cảm thông được với con người.
- Basho lên đường đến vùng Đông Bắc xa xôi, không chỉ bạn bè lưu luyến, mà cả cá, chim cũng buồn thương: Mùa xuân lên đường mắt cá đẫm lệ chim chóc khóc thương. Basho chia tay thì chim và cá khóc. Nguyễn Trãi đến thì chim mừng vui và trăng theo gánh nước mà theo về : Khách đến chim mừng hoa xảy động Chè tiên nước kín nguyệt đeo về -Thuật hứng 3 - Nguyễn Trãi nâng niu một con cá, một cánh hoa tàn, một bóng trăng, một tiếng chim: Đìa tham nguyệt hiện chăng buông cá Rừng tiếc chim về ngại phát cây - Mạn thuật 6- Trăng, hoa, hương trong thơ Nguyễn Trãi như một linh hồn đang sống, hơn thế nữa, như một người bạn, một người tình. Thi nhân chở trăng về (Thuật hứng 24, Tự thán 38), để trăng đeo theo gánh nước của mình (Thuật hứng 3, 6), cho trăng xem thơ (Mạn thuật 13), hớp lấy bóng trăng (Ngôn chí 10)...Và thi nhân hé cửa đêm để chờ hương quế, thi nhân sợ một bóng hoa tan biến mất đi: Hé cửa đêm chờ hương quế lọt Quét hương ngày lệ bóng hoa tan -Bảo kính cảnh giới 33-
- Tình yêu thiên nhiên trong thơ Bashô và Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một mĩ cảm thông thường, đằng sau nó có cả một sự minh triết về những quy luật lớn lao và bí ẩn của vũ trụ. Những hiện tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, mùi hương... đều có sự tương giao và chuyển hóa lẫn nhau. Tiếng nước vang lên từ cú nhảy của một con ếch cũng mang trong nó triết lí về một vũ trụ tương giao với nhau : Ao cũ con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao Cánh hoa anh đào mỏng manh tưởng như chẳng có liên quan, tác động gì đến hồ nước, thế mà nó có thể làm mặt hồ nổi sóng. Bài haiku rất đẹp dưới đây ẩn chứa cả một triết lí sâu sắc : Từ bốn phương trời xa cánh hoa đào lả tả gợn sóng hồ Bi-wa - Shirouma- Tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi tất cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve, tiếng ve rền rĩ như thấm vào đá : Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm.
- Một buổi sáng trên đường du hành, Basho cảm nhận thấy hương hoa mơ thoảng qua, như thực như hư, không biết từ đâu đưa lại. Cũng lúc ấy vừng đông cũng vừa hé. Mặt trời và hoa mơ, vũ trụ lớn lao và một làn hương cực kì mỏng manh có liên hệ với nhau không nhỉ? Bashô viết về điều ấy trong một bài haiku có vẻ cực kì đơn giản, có mấy câu thế này : Trên sườn núi bất ngờ mặt trời mọc rực rỡ từ hương hoa mơ. -Oi nikki- Nghệ thuật có thể tác động được vào vũ trụ - Nguyễn Trãi nói như thế. Một câu thơ hay có thể làm vầng trăng cao hơn. Liên tưởng độc đáo ấy của Ức Trai làm cho câu thơ mang dáng dấp của một câu thơ tượng trưng thời hiện đại : Khách lạ đến, ngàn hoa chửa rụng Câu màu ngâm, dạ nguyệt càng cao -Thuật hứng- Tiếng hát của ông chài, tiếng sáo của kẻ mục đồng có thể tác động đến hồ nước, đến cả vầng trăng trên trời : Ngư ca tam xướng yên hồ khoát Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao (Ông chài cất lên tiếng hát làm cho mặt hồ phủ khói mở rộng ra Trẻ mục đồng thổi một tiếng sáo làm cho trăng trên trời cao hơn) -Chu trung ngẫu thành 2-
- Thiên nhiên và con người không là hai mà là một – tương nhập và tương tức, con người trở về với thiên nhiên, thiên nhiên thẩm thấu vào con người. Cả Bashô và Nguyễn Trãi đều viết như vậy : Lang thang đồng nội để cho mưa gió thấm vào hồn tôi. - Nozarashi kikô- Hái cúc ương lan hương bén áo Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn -Thuật hứng 15 - Thi nhân như Bashô, Nguyễn Trãi là những thi sĩ vĩ đại của thiên nhiên, không chỉ ở chỗ hai ông đã sáng tạo ra những câu thơ tuyệt đẹp về phong cảnh thiên nhiên, mà còn ở chỗ hai ông là những người dẫn đạo cho một cuộc hành hương lớn lao trở về với thiên nhiên, trở về với cội rễ, với nguồn sống bất tận của con người. Đó là điều mà trong thời đại thống trị của kĩ thuật như ngày nay, người ta lại càng cảm thấy hai ông có lí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn