Bất cập trong thanh toán không dùng tiền mặt và một số giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ cách mạng 4.0
lượt xem 5
download
Bài viết "Bất cập trong thanh toán không dùng tiền mặt và một số giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ cách mạng 4.0" trình bày mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt ở dưới mức 10% vào năm 2020 theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 là khó khả thi, nhất là tại vùng nông thôn nếu không đưa ra các giải pháp hỗ trợ, tạo niềm tin để người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bất cập trong thanh toán không dùng tiền mặt và một số giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ cách mạng 4.0
- BẤT CẬP TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 Nguyễn Xuân Thạch* 1 TÓM TẮT: Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt ở dưới mức 10% vào năm 2020 theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 là khó khả thi, nhất là tại vùng nông thôn nếu không đưa ra các giải pháp hỗ trợ, tạo niềm tin để người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ. Mặc dù,hệ thống pháp lý về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện, hệ thống văn bản từ luật, nghị định đến thông tư được ban hành, tạo sự đồng bộ để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán; thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); tăng cường công tác quản lý thanh toán bằng tiền mặt và bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Nhưng trên thực tế, việc thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ phổ biến tại các thành phố lớn, còn tại khu vực nông thôn thì dường như dậm chân tại chỗ. Từ khóa: Thanh toán không dùng tiền tiền mặt, nông thôn, cách mạng công nghệ 4.0 1. MỘT SỐ KẾT QUẢ Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng hơn 7,7% ở Mỹ và 10% ở khu vực đồng tiền chung châu Âu vào năm 2016. Điển hình tại Thụy Điển tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế. Việt Nam, ngày 8/8/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó định hướng đẩy mạnh phát triển TTKDTM, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%; đến cuối năm 2025, con số này rút xuống còn 8% và đặc biệt quan tâm phát triển TTKDTM ở khu vực nông thôn. Với chiến lược phát triển đó, thời gian qua, TTKDTM tại Việt Nam nói chung đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện; cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ TTKDTM đã có bước phát triển theo hướng hiện đại; các phương tiện và dịch vụ thanh toán phát triển đa dạng, nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đã ra đời, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của nền kinh tế; nhận thức, thói quen của người dân, doanh nghiệp về TTKDTM có sự chuyển biến mới. Trên cả nước hiện nay, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng dần ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học. Các * Ban Công Tác Chính Trị Sinh Viên, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: Tel.:0988740860, E-mail address:Thachhvtc@gmail.com
- 1144 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán phát triển mạnh, đa dạng, nhất là các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông. Tính đến thời điểm tháng 7/2018, trên cả nước có hơn 18.280 ATM và hơn 289.070 POS đang hoạt động (tăng tương ứng 4,2% và 7,5% so cuối năm 2017)1. Tại các khu vực nông thôn, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển hơn trước như thanh toán qua thẻ, qua điện thoại di dộng thông minh…Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận triển khai thí điểm ba mô hình: Dịch vụ chuyển tiền nhanh của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu của Petrolimex tại các khu vực nông thôn; dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các đại lý viễn thông của Công ty Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) khu vực nông thôn; dịch vụ chuyển tiền của NHTMCP Quân đội trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo, đã có 72.000 điểm cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trên cả nước được lắp đặt và phục vụ cho khoảng bảy triệu lượt khách hàng. Mặt khác, tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Namtăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Cụ thể, tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh so với số lượng những người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84% vào năm 2017, tăng 10% so với một năm trước (78%). Ở các thành phố thứ cấp, 71% người dân sử dụng điện thoại thông minh trong số 93% người sử dụng điện thoại di động. Khu vực nông thôn được chú ý hơn cả, trong khi 89% dân số sử dụng điện thoại di động, thì đã có 68% trong số đó sở hữu 1 chiếc điện thoại thông minh. Đây là một trong những tín hiệu tốt để phát triển hơn TTKDTM ở nông thôn. 2. MỘT SỐ HẠN CHẾ Để thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, hiện Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và triển khai Đề án thí điểm một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn, qua đó sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận triển khai thí điểm 3 mô hình: Dịch vụ chuyển tiền nhanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các chi 1 Báo cáo của Vụ Thanh toán ngân hàng Nhà nước năm 2017.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1145 nhánh, cửa hàng xăng dầu của Petrolimex tại các khu vực nông thôn; dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các đại lý viễn thông của Công ty Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn; dịch vụ chuyển tiền của Ngân hàng Quân đội trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo. Theo số liệu từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), tính đến cuối quý I/2018, các mô hình thí điểm trên đã xây dựng được trên 72.000 điểm cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trên toàn quốc, phục vụ cho khoảng 7 triệu lượt khách hàng bao gồm cả các khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng. Thứ nhất, hạn chế từ phía người dân: Có thể nói thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng, cho nên việc triển khai thanh toán TTKDTM gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm hiện nay việc phát triển TTKDTM ở Việt Nam đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế. Số liệu công bố mới nhất cho biết, 40% số dân Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Những số liệu này cho thấy, việc phát triển TTKDTM hướng tới mục tiêu năm 2020, tiền mặt chỉ xuất hiện ở mức thấp hơn 10% trên tổng phương diện thanh toán là hết sức khó khăn, nhiều thách thức.Riêng đối với những vùng như nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, đại bộ phận người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại. Hiện hệ thống cơ sở hạ tầng thúc đẩy TTKDTM tại vùng nông nghiệp, nông thôn còn ít. Mặc dù số lượng tài khoản ngân hàng gia tăng nhưng việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng sâu, vùng xa hoặc nông thôn vẫn còn thấp. Mặt khác, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ việc rút, sử dụng và trả nợ của người vay bằng tiền mặt còn rất lớn. Đối với các hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, chủ trang trại, tỷ trọng sử dụng tiền mặt còn lớn hơn. Tại cuộc hội thảo của NHNN về “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn” diễn ra ngày 28/9 tai Hà nội, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) phát biểu rằng, TTKDTM ở nông thôn chưa phổ biến vì tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, lo ngại về an ninh an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử của người dân. Mặt khác, chưa có cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý; thiếu cơ sở hạ tầng dữ liệu định danh điện tử; đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trước rủi ro an ninh mạng, các hành vi lừa đảo; gian lận; đảm bảo an toàn dữ liệu cá nhân; mạng lưới chi nhánh, cơ sở hạ tầng thanh toán chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, chưa vươn tới được khu vực nông thôn…Bên cạnh đó, hiện còn khá nhiều rào cản để người dân nông thôn tiếp cận dịch vụ, như: các sản phẩm, dịch vụ tài chính chưa được thiết kế để phù hợp với hành vi, nhu cầu người sử dụng ở khu vực nông thôn, nhất là dịch vụ tài chính số, thanh toán qua điện thoại di động; quy trình xử lý giao dịch như mở tài khoản, nộp rút tiền, gửi tiết kiệm, vay vốn, …còn nặng về giấy tờ, thủ tục, chưa thuận tiện cho khách hàng ở khu vực nông thôn…Muốn TTKDTM thì phải có tài khoản ở ngân hàng và tài khoản đó phải có tiền. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao (khoảng 70%), do đó những người có tài khoản ở ngân hàng chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức được trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20/2007 của Chính phủ và người dân sống ở các đô thị. Thứ hai, khó khăn đến từ phía các ngân hàng khi triển khai các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tại các địa bàn nông thôn rộng lớn, dân số đông đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư lớn cho hệ thống thanh toán làm cho chi phí hoạt động tăng cao. Thí dụ, tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng thương mại bao gồm cả chi nhánh hoặc phòng giao dịch, bình quân/1 đơn vị hành chính cấp huyện chỉ ở mức 2 -3 điểm giao dịch ở khu vực nông thôn (huyện,
- 1146 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION huyện đảo). rong khi đó, con số này tại các quận/thành phố/thị xã xấp xỉ 40 điểm giao dịch, tức chênh lệch nhau 16,7 lần. Số liệu này đặc biệt thấp tại khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc (0,7 điểm giao dịch/ huyện) và khu vực Duyên hải miền Trung (1,3 điểm giao dịch/huyện)1 Những vấn đề liên quan tới hạ tầng công nghệ trong thanh toán không dùng tiền mặt tại nông thôn. Mặc dù số lượng tài khoản ngân hàng gia tăng nhưng việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng sâu vùng xa hoặc nông thôn vẫn còn thấp. Thanh toán thẻ vẫn qua rút tiền tại cây ATM (chiếm tới 85%), chỉ có 15% là phát sinh qua thanh toán.Hiện nay, 40% số dân Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng, nhưng còn tới 90% người dân chi tiêu hàng ngày sử dụng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao (khoảng 70%), hầu hết những người có tài khoản ở ngân hàng chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức được trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20/2007 của Chính phủ và người dân sống ở các đô thị. Còn người dân ở vùng nông thôn chưa thực sự làm quen với tài khoản ngân hàng.Các dịch vụ của ngân hàng còn khó tiếp cận được với người dân nông thôn như các sản phẩm, dịch vụ tài chính chưa được thiết kế để phù hợp với hành vi, nhu cầu người sử dụng ở khu vực nông thôn, nhất là dịch vụ tài chính số, thanh toán qua điện thoại di động; quy trình xử lý giao dịch như mở tài khoản, nộp rút tiền, gửi tiết kiệm, vay vốn, …còn nặng về giấy tờ, thủ tục, chưa thuận tiện cho khách hàng ở khu vực nông thôn… 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊNHẰM ĐẨY MẠNH PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NÔNG THÔN Thứ nhất, để thúc đẩy việc TTKDTM ở khu vực nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số giải pháp chính: Xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi, lĩnh vực phi ngân hàng tham gia vào việc cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đại, phù hợp với địa bàn nông thôn; ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu công nghệ; hoàn thiện quy trình xử lý giao dịch của ngân hàng theo hướng số hóa, tự động hóa, an toàn và thuận tiện. Thứ hai, Nhà nước phải có chính sách bảo mật tốt, đảm bảo an toàn hình thức giao dịch này, giúp người dân yên tâm sử dụng, tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động TTKDTM hiện nay trong nền kinh tế chứ không phải tung hô cho các hình thức thanh toán mới sẽ khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp nhất với mình, giúp người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông, công nghệ hiện đại như điện thoại di động, Internet, dịch vụ 3G, 4G..., trên cơ sở đó tiếp cận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh ngân hàng hiện đại như Mobile Banking, Internet Banking... Thứ ba,Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ như hiện nay đã và đang tạo ra nhiều cơ hội để phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại phi tiền mặt và dễ dàng trong sử dụng. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần phát triển hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ như: Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ; xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH); hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng; phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Về tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ, cần tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS; phát triển mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học... 1 Theo báo cáo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam năm 2018
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1147 TÀI LIỆU THAM KHẢO: Ngân hàng nhà nước, hội thảo “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn” tháng 9/2018 http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-no-luc-thuc-day-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai- viet-nam-146170.html http://thanhtra.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/agribank-tham-du-hoi-nghi-day-manh-thanh-toan-khong-dung- tien-mat-khu-vuc-nong-thon_t114c1068n139501 https://vtv.vn/trong-nuoc/nhieu-tin-hieu-tich-cuc-cho-tuong-lai-thanh-toan-khong-tien-mat-tai-viet- nam-20180418103201803.htm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại
36 p | 1372 | 747
-
Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
4 p | 2924 | 625
-
Phương thức nhờ thu
5 p | 894 | 294
-
Nghĩa vụ thuế ảnh hưởng từ ghi nhận kế toán
2 p | 86 | 7
-
Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính
4 p | 68 | 5
-
Hoàn thiện kiểm toán công tác quản lý, sử dụng "đất ở không hình thành đơn vị ở"
7 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn