YOMEDIA
ADSENSE
Bầu chọn nhà vật lý lớn nhất mọi thời đại : Issac Newton “vĩ đại” hơn Albert Einstein
83
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Có một câu nói rằng "mọi sự so sánh đều là khập khiễng". Biết vậy nhưng con người ta, với sự tò mò cố hữu, vẫn rất thích so sánh. Và họ không loại trừ bất kỳ một đối tượng nào, kể cả Issac Newton và Albert Einstein..
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bầu chọn nhà vật lý lớn nhất mọi thời đại : Issac Newton “vĩ đại” hơn Albert Einstein
- Bầu chọn nhà vật lý lớn nhất mọi thời đại : Issac Newton “vĩ đại” hơn Albert Einstein Có một câu nói rằng "mọi sự so sánh đều là khập khiễng". Biết vậy nhưng con người ta, với sự tò mò cố hữu, vẫn rất thích so sánh. Và họ không loại trừ bất kỳ một đối tượng nào, kể cả Issac Newton và Albert Einstein.. Một người qua đời cách đây 50 năm, người kia đã cách đây 277 năm. Nhưng giờ đây họ phải dự một cuộc “đấu tay đôi" mà trọng tài là Royal Society (Hội Hoàng gia) của Anh, một tổ chức được thành lập năm 1660 nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên. Cả hai người tham gia "cuộc đấu" trên đều từng là thành viên kiệt xuất của hội này: Issac Newton gia nhập Royal Society năm 1672 còn Albert Einstein được bầu làm thành viên ngoại quốc danh dự vào năm 1921. Trên trang web www.royalsoc.ac.uk, Royal Society đã kêu gọi những người sử dụng Internet tham dự cuộc trưng cầu của mình nhằm tìm ra "Nhà vật lý vĩ đại nhất" trong lịch sử loài người giữa hai ứng cử viên cuối cùng nói trên, bằng cách trả lời hai câu hỏi: 1. "Ai trong số hai tên tuổi lớn này là người đã có những đóng góp quan trọng hơn đối với khoa học?” 2. "Ai là người có cống hiến tích cực hơn cho toàn nhân loại nói chung?"
- Tên tuổi của hai bậc vĩ nhân này có lẽ không cần phải bàn cãi nhiều. Issac Newton là nhà khoa học người Anh sống ở thế kỷ 17. Ông nổi tiếng với định luật hấp dẫn và sự chuyển động cùng với câu chuyện thú vị về quả táo. Trong khi đó, Albert Einstein, tuy có vẻ gần với cuộc sống hiện đại hơn khi mà ông được bình chọn là con người vĩ đại nhất của thế kỷ. Công thức toán nổi tiếng E=mc2 đã có gần 100 tuổi đời và thậm chí năm 2005 còn được cả thế giới dành để tôn vinh những cống hiến của nhà bác học lỗi lạc này. Và cả hai người này đều được coi là hai thành viên xuất sắc nhất của tổ chức Royal Society. Issac Newton tham gia vào tổ chức Royal Society uy tín của Anh năm 1672 còn A. Einstein được bầu làm thành viên ngoại quốc danh dự vào năm 1921. Tham gia cuộc trưng cầu ý kiến, ngoài những người sử dụng internet bình thường, còn có 345 nhà khoa học hiện đang là thành viên của Royal Society. Cuộc trưng cầu kết thúc với kết quả là "phần thắng" nghiêng về Newton! Với câu hỏi thứ nhất, thì 61,8 % người dân đã lựa chọn Issac Newton. Đáng ngạc nhiên hơn khi mà trong số 345 các nhà khoa học tham gia bình chọn, có tới 86,2 % (một con số áp đảo) nghiêng về nhà vật lý của thế kỷ 17. Trong câu hỏi thứ hai, thì nhà vật lý thiên tài người Anh lại một lần nữa giành chiến thắng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Newton và Einstein không quá chênh lệch như ở phần thứ nhất. Theo đó, 50,1 % dân chúng và 60,9% các nhà khoa học bầu cho Issac Newton. Cuộc trưng cầu ý kiến này là một phần trong chương trình kỷ niệm năm Einstein. Đúng 100 năm trước đây, nhà vật lý người Đức gốc Do Thái đã cho đăng những bài báo gây chấn động của mình và được coi là nền tảng của môn vật lý hiện đại. Cùng với công thức E=mc2 nổi tiếng, A.Einstein còn chứng minh được sự tồn tại của hạt
- nhân, tìm ra mối tương quan giữa không gian và thời gian. Có ý kiến cho rằng kết quả cuộc bầu này chưa xác đáng, vì người tham dự cuộc trưng cầu chủ yếu là người Anh, nên họ "thiên vị" cho người đồng hương của mình là Newton hơn. Cũng vì thế, Chủ tịch của Royal Society, Huân tước Peter May phát biểu trong lễ công bố kết quả rằng: "Nhiều người sẽ nói việc so sánh Newton và Einstein chẳng khác nào so sánh giữa quả táo và quả cam". Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây là tất cả nhân loại đều coi trọng và mang ơn những thành tựu vô cùng to lớn mà cả hai nhà vật lý này đã mang đến cho thế giới con người. Rõ ràng, ảnh hưởng của họ đã vượt xa những phép tính toán thông thường, những công trình trong phòng thí nghiệm hay bị giới hạn chỉ trong lĩnh vực một môn khoa học cụ thể - vật lý. Và cuộc trưng cầu ý kiến này không có mục đích nào khác ngoài việc tôn vinh hai nhà bác học uyên thâm của thế giới!". Thời gian-Phần 1 Hiện tại đi đâu khi nó đã trở thành quá khứ và quá khứ ở đâu? (Ludwig Wittgenstein) Những khó khăn mà thời gian đặt ra
- Mỗi người chúng ta đều biết đến thời gian, nhưng không một ai nhìn thấy tận mắt, nói thuộc về những thứ mà tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm những rất khó có cách mô tả. Khi ta nói đến từ "thời gian", chúng ta đều hiểu muốn nói về cái gì, nhưng không một ai biết đằng sau từ ấy ẩn náu một sự thật gì. Nếu như từ là rõ ràng thì sự vật không rõ ràng, nó ẩn nấp trong đám sương mù mỗi khi ta cố năm được nó. Mặc dù dáng vẻ của nó là quen thuộc, thời gian thực ra gây nên những ngõ cụt và những nghịch lí đủ loại và số lượng của chúng càng lớn lên khi ta càng nhìn sâu. Khó khăn thứ nhất như chúng ta đã nói là từ "thời gian" không nói lên điều gì về cái mà nó muốn biểu đạt. Thật ra người ta đã cố thử định nghĩa thời gian:nó là cái gì đi qua thì không có gì xảy ra cả, nó là trật tự các sự việc nối tiếp nhau, nó là cái tương lai đang hình thành hay nói cho vui, nó là cái cách tiện lời nhất mà thiên nhiên đã tìm thấy để mọi cái không xảy ra cùng một lúc. Tất cả những cách phát biểu như trên đều đã có chứa những ý niệm về thời gian, nhưng chỉ là những ẩn dụ của thời gian, chưa cho chúng ta biết được bản chất của nó. Có một khó khăn thứ hai về thời gian, đấy là chúng ta không thể nào đứng thụt lùi so với nó. Thông thường khi chúng ta muốn quan sát nghiên cứu 1 đồ vật, chúng ta bắt đầu bằng việc quan sát nó dưới các góc độ khác nhau, nhưng với thời gian, việc chúng ta đứng cách xa để quan sát là không thể thực hiện được, vì thời gian luôn luôn tác động đến chúng ta. Chúng ta đang ở trong thời gian và không thể tách khói nó. Đây là một đặc trưng mà cả thời gian và không gian đều có. Nhưng có một sự khác biệt chủ yếu giữa không gian và thời gian là: chúng ta có thể di chuyển bên trong không gian, đi đi lại lại theo bất kì phương hướng nào, trong khi ấy chúng ta
- lại không thể thay đổi vị trí trong thời gian(thật là thiệt thòi lớn cho các nhà thơ!). Không gian là nơi chốn của sự tự do của chúng ta, thời gian là ẩn dụ về sự giam hãm của chúng ta. Một khó khăn thứ ba là thời gian không thể cảm nhận được bằng giá quan. Không có mùi, không có vị, lặng lẽ và không nắm bắt được. Các thử nghiệm tiến hành với những người sống nhiều tháng trong các hang động hay các boong ke, không có đồng hồ, cách li hoàn toàn so với thế giới ngoài và chỉ còn nhịp đập sinh học của mình, cho thấy không thể xác định định lượng thời gian 1 cách chính xác khi mà các điểm mốc bên ngoài đã biến mất. Rất nhanh chóng sự ước lượng khoảng cách thời gian trong những điều kiện ấy sai lệch rất nhiều so với những gì mà đồng hồ chỉ cho chúng ta biết. Không thể nào ngừng được thời gian Khi chúng ta nhìn thấy một chiếc kim đồng hồ chạy trên mặt đồng hồ, ta tin rằng đã nhìn thấy thời gian trôi qua. Nhưng thực ra thì đồng hồ chỉ cái gì, khi ta nói rằng chúng chỉ giờ? CHúng ta chỉ quan sát được một sự chuyển động đấy là sự di chuyển của cái kim trong không gian. Như vậy hầu như bao giờ chúng ta cũng lẫn lộn thời gian với sự chuyển động riêng của nó, đấy là sự chuyển động. Chúng ta hãy tưởng tượng có ngày nào đó thời gian ngừng lại. Xung quanh ta tất cả đều bất động. Mặt Trời đứng im, các giọt mưa đang rơi thì dừng lại, những chiến đu treo lơ lửng 1 cách kì quái khi đang đung đưa, không còn giờ, không còn sự nối tiếp của ngày và đêm. Hoa hồng không tần và cũng không nở, sóng của đại dương gần như đông lại, chim hóc đang bay thì đứng yên như những chiếc bia cố định. Nhưng nhìn thấy như vậy, chúng ta vẫn giả thiết ngầm là cái thế giới không có thời gian ấy vẫn tồn tại, vẫn duy trì, vẫn bền lâu và như vậy là nó vẫn có...một thời gian? Tưởng tượng rằng thời gian ngừng lại, nhưng thế giới vẫn tiếp tục tồn tại dẫn đến một mâu thuẫn. Vì rằng chúng ta chỉ có thể tồn tại trong thời gian, việc ngừng thời gian có nghĩa là sự ngừng của hiện tại, sự biến mất của tất cả những cái gì tồn tại.
- Khi ta nói rằng thời gian ngừng lại, ta chỉ tưởng tượng rằng kim đồng hồ dừng lại, nhưng thời gian và cuộc sống vẫn tiếp tục, điều ấy hiển nhiên là phi lý. Tất cả những điều này không nói lên rằng thời gian không bao giờ ngừng, mà chỉ nói rằng chúng ta không thể nghĩ đến một thế giới ở ngoài thời gian. Thế giới đối với chúng ta sẽ trở thành hoàn toàn không thể hiểu được, nếu chúng ta không có ý niệm về thời gian. v
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn