intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé Thức Và Chơi Sau Giờ Phải Đi Ngủ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì sao bé lại thức và tự chơi một mình sau giờ ngủ? Khi có sự thay đổi chỗ ngủ của bé: từ cũi sang giường thực sự dành cho trẻ em - bé được sở hữu một không gian lớn hơn - thì tất cả các thể loại vấn đề đều có thể này sinh. Một vài đứa trẻ không cảm thấy ngủ ở giường thoải mái bằng nằm trong cũi, do đó bé khá khó khăn trong hòa nhập đêm tối và khó buồn ngủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé Thức Và Chơi Sau Giờ Phải Đi Ngủ

  1. Bé Thức Và Chơi Sau Giờ Phải Đi Ngủ Vì sao bé lại thức và tự chơi một mình sau giờ ngủ? Khi có sự thay đổi chỗ ngủ của bé: từ cũi sang giường thực sự dành cho trẻ em - bé được sở hữu một không gian lớn hơn - thì tất cả các thể loại vấn đề đều có thể này sinh. Một vài đứa trẻ không cảm thấy ngủ ở giường thoải mái bằng nằm trong cũi, do đó bé khá khó khăn trong hòa nhập đêm tối và khó buồn ngủ. Những đứa khác lại say sưa với tự do mới, với phát hiện khám phá mới; và đơn giản là khi không ở trên giường, chúng có thể đi loanh quanh phòng, khám phá ngôi nhà mà không bị quản thúc hay chơi trong phòng mình. Việc bé thức và tự chơi sau giờ ngủ không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng: Liệu bé ngủ có đủ giấc không? Thời gian ngủ đảm bảo không? Liệu có vấn đề tâm sinh lý nào này sinh không... Mà hiện tượng này còn khá nguy hiểm nếu con bạn xâm nhập, tiếp cận các phần khu vực khác con lại của ngôi nhà - nhiều khu vực đối với trẻ không an toàn một tí nào: nhà tắm, bếp, phòng khách... với chi chít ổ điện, dao kéo khắp nơi. Giải pháp xử lý việc bé thức và chơi sau giờ ngủ tối: 1. Quan sát, theo dõi bé: Một vài ý tưởng mạnh mẽ xuất hiện nhanh chóng trong đầu. Một là bạn hoặc chồng bạn phải ở bất cứ đâu đó có thể quan sát bé sau khi đặt bé vào giường. Nếu bé biết bạn vẫn đang quan sát bé, có thể nhìn bé ở mọi nơi, bé có nhiều khả năng sẽ ở yên trên giường, kết quả là bé nhanh chóng rơi vào giấc ngủ. Lựa chọn này đòi hỏi sự kiên nhẫn, tuy nhiên, có một vấn đề khác: bạn còn bao nhiêu thứ việc cần làm, bạn chẳng phải tỉ phú thời gian. 2. Không chơi với bé vào giờ đi ngủ, không tương tác với bé:
  2. Không tương tác trao đổi với bé trong khi bạn ở đó, vì bé thích điều đó. Bạn càng chơi đùa, nói chuyện với bé, bé càng phấn khích và muốn chơi mãi. Bé sẽ không thích ngủ, và bé sẽ bám bạn mãi không dứt. 3. Đặt vách chắn và cất đồ chơi: Một lựa chọn khác là đặt một hàng rào bảo vệ trẻ em chắn ngang cửa ra vào; loại bỏ đồ chơi khỏi phòng ngủ sau giờ bé phải lên giường. Việc này phòng chống khi bé dạy, bé sẽ không có gì để đùa nghịch và sẽ chán đi loanh quanh, tha thẩn, cũng như bé không thể ra ngoài khỏi phạm vi phòng ngủ. Tuy nhiên, những lựa chọn này đều tiêu cực và dường như tốn công sức, phải thực hiện rất nhiều công đoạn. Có một cách tích cực hơn để xử lý tình huống này. Những gì đã mô tả là một hành vi đơn giản, bình thường của bé. Trẻ em có xu hướng lặp đi lặp lại những hành vi có kết quả chúng mong muốn, có kết quả với chúng là thỏa mãn, khuyến khích. Chúng không có xu hướng lặp lại cho những hành vi mà hậu quả không như mong muốn. 4. Kiểm tra và phần thưởng: Tình huống này, trẻ thức bởi phần thưởng trẻ nhận được là sự chơi, phần thưởng này còn mạnh mẽ hơn sự tiêu cực trẻ nhận được: bố mẹ la rầy quở trách. Như thế, rõ ràng với bé, ý nghĩa của hành vi thức rất xứng đáng. Do đó, hãy thay đổi một chút tư duy trọng tâm của mình: Thay vì trừng phạt bé (quở trách, la mắng), và đưa bé về lại giường (tiêu cực), hãy thưởng cho bé nếu bé ở trên giường (tích cực). Bây giờ, bạn phải tìm một cách để khiến việc nằm ngủ ở trên giường đối với bé là đáng giá và quan trọng: • Sau khi bạn đặt bé lại giường và nói lời tạm biệt, nhắc nhở bé rằng đã đến lúc đi ngủ và rằng bé vẫn phải ở trên giường cả tối. • Quay lại phòng bé kiểm tra, (đầu tiên, cứ 5-10 phút quay lại một lần); Nếu bé vẫn ở trên giường, bé sẽ nhận được một cái hôn và bạn khen ngợi
  3. bé bằng lời: "con quả là một cô bé/ cậu bé ngoan, con đã lớn thật rồi đấy! Hãy ở trên giường nhé", hoặc "Con giỏi lắm - con đã làm rất giỏi!"; Nói chúc bé ngủ ngon lại. Giữ việc đi đi đi lại kiểm tra cho tới khi bé ngủ hẳn. • Từ từ giảm dần tần suất đi lại kiểm tra xem bé ngủ chưa, cho tới khi bạn không còn phải quay lại thăm bé nữa. Nó có thể chỉ mất vài ngày, hoặc lâu hơn: vài tuần. Ghi nhớ rằng đây là việc dễ nói hơn làm - bạn phải kiên định, kiên trì, bền bỉ và nhất quán. Cuối cùng, dù có liên quan tới vấn đề bé có ngủ đủ giấc hay không - nếu hiện tượng này xảy ra, để bạn bớt căng thẳng đầu óc hơn, một cuộc gọi nhanh chóng tới cho bác sĩ nhi khoa, hoặc mục tư vấn tâm lý - giáo dục trên mamnon.com có thể giúp bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2