YOMEDIA
ADSENSE
Bê tông hóa nông thôn và sự suy giảm dịch vụ sinh thái
37
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết tìm hiểu về vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp trong nông nghiệp bền vững; kiên cố hóa nội đồng trong xây dựng nông thôn mới và các vấn đề liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái; đề xuất một số biện pháp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bê tông hóa nông thôn và sự suy giảm dịch vụ sinh thái
- BÊ TÔNG HÓA NÔNG THÔN VÀ SỰ SUY GIẢM DỊCH VỤ SINH THÁI TS.Nguyễn Thị Thu Hà và TS.Nông Hữu Dƣơng35 1. Đặt vấn đề 1.1. Dịch vụ sinh thái Dịch vụ hệ sinh thái bao gồm đa dạng sinh học, dự trữ carbon, tài nguyên đất, nước và các địa lý cảnh quan là những thành tố không thể thiếu với sự sống của loài người trên trái đất [1]. Chúng cung cấp đồ dùng, lương thực và các nhiều dịch vụ khác cho con người như vật chất thô, nước, đất, thụ phấn, hay điều tiết quy luật của sâu hại và dịch bệnh. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, chúng ta đã không đánh giá được tầm quan trọng của các dịch vụ sịnh thái này để có chiến lược bảo tồn và khai thác bền vững. Đến nay, các nhà khoa học đã ước tính được rằng nông nghiệp bền vững và bảo vệ rừng đúng đắn có thể đem lại lợi ích kinh tế lên đến 2 ngàn tỷ USD mỗi năm [1]. Sự “lãng quên” này đã phải trả giá bằng sự biến mất của 60% quần thể động vật trên trái đất chỉ riêng từ những năm 70s của thế kỷ 20, nhiều quần thể động vật khác ở trong tình trạng cận kề với nguy cơ tuyệt chủng; cũng như sự sụt giảm đa dạng tới 75% của các loài côn trùng trong 27 năm qua do công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp – sử dụng vô tội vạ thuốc trừ sâu bệnh trong suốt nhiều năm qua. 1.2. Vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp trong nông nghiệp bền vững Theo FAO [2], diện tích đất nông nghiệp trên thế giới vào khoảng 4.870.000 ngàn hecta, tương đương khoảng 37,5% tổng diện tích bề mặt lục địa toàn cầu. Hệ sinh thái nông nghiệp vì vậy có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với tư cách là những “nhà sản xuất” mà còn là “người tiêu thụ” của các dịch vụ hệ sinh thái [3]. Tuy nhiên, việc gia tăng cấp số nhân Dấu chân sinh thái do các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vòng 25 năm gần đây thực sự là vấn đề hết sức quan ngại [4], với ước tính mất mát đang dạng sinh học tới 70% với hệ sinh thái nước ngọt và 50% với hệ sinh thái trên cạn. Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được coi là nòng cốt cho các giải pháp tăng sức sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm, nhưng với giá trị sản xuất cao hơn và ít phụ thuộc vào đầu từ từ bên ngoai hệ thống (hệ sinh thái). Điều này hoàn toàn trái ngược với nền nông nghiệp hiện đại với đầu tư cao chúng ta đang thấy hiện nay, nơi năng suất tăng nhờ việc tối giản hóa cảnh quan tự nhiên hay tăng chuyên canh để dễ dàng cơ giới hóa sản xuất. Việc này làm suy giảm nơi cư trứ tự nhiên của nhiều hệ sinh vật có ích, đặc biệt trong điều tiết khống chế sâu hại theo sinh học tự nhiên [3, 5]. 35 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 67
- Hình 1. Ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp và quản lý cảnh quan tới luân chuyển dòng dịch vụ và phi dịch vụ sinh thái đi vào và ra khỏi hệ sinh thái NN [3] Từ xưa, các hệ sinh thái nông nghiệp chỉ được coi là nguồn vật chất sơ cấp cho các dịch vụ dự phòng, nhưng hiện nay vai trò của chúng với các hệ sinh thái khác là không thể thiếu và được nhịn nhận đúng mức [6]. Dưới tác động quản lý/canh tác hợp lý của con người, hệ sinh thái trong các hệ thống nông nghiệp có thể cung cấp nguồn gen đa dạng trong quá trình chọn tạo giống trong tương lai, đảm bảo quá trình thụ phấn của cây trồng, điều tiết dịch hại, ổn định độ phì và chu trình trao đổi, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất. Chúng cũng điều tiết quá trình phát thải khí nhà kinh, điều tiết và hạn chế nguồn phát sinh bệnh tật và điều hòa chất thải (nước và đất). 2. Kiên cố hóa nội đồng trong xây dựng NTM và các vấn đề liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái Sau 10 năm thực hiện nông thôn mới, tỷ lệ các xã có hệ thống đường trục thôn rải nhựa hoặc bê tông hóa rất cao, như đồng bằng sông Hồng đạt 99% [7]. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều hệ thống đường trục và kênh mương nội đồng đã được cứng hóa, bê tông hóa, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của bà con. Hình 2. Cứng hóa đường nội đồng (Hải Hậu - trái) và kiên cố hóa kênh thủy lợi (Quảng Yên – phải) Việc triển khai tiêu chí: cứng hóa hệ thống đường giao thông nội đồng phải đạt 50% (tiêu chí 2) và kiên cố hóa kênh mương xã phải đạt 50% (tiêu chí 3) đã đem lại bộ mặt mới cho nhiều vùng nông thôn trên cả nước. Môi trường sạch sẽ hơn, việc đi lại, vận chuyển sản phẩm và vật tư nông nghiệp của bà con cũng thuận tiện hơn.Tuy nhiên, 68
- việc này cũng có những tác động xấu không hề nhỏ đến cảnh quan tự nhiên, tính đa dạng và khả năng linh hoạt tự điều chỉnh của chính các hệ sinh thái nông nghiệp của chúng ta. Các cánh đồng sản xuất nông nghiệp vốn thưa cây xanh lớn che bóng, lại hay chuyên canh/thâm canh theo mùa vụ nhất định nên để thực hiện quá trình xây dựng đường và kênh mương, phần lớn các cây hay hệ thực vật tự nhiên đều được dọn sạch, nhường chỗ cho các công trình thi công mới. Với mùa hè nóng gay gắt, nhiệt độ hấp thụ và lưu giữ tại các cánh đồng này tăng lên đáng kể, gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như các hệ sinh vật còn lại. Nghiên cứu của Guan [8] cho thấy bề mặt nhựa và bê tông có nhiệt độ cao hơn gần 12-150C so với bề mặt cỏ và đất thông thường trong các ngày có nhiệt độ dao động từ 17-210C. Nếu diện tích bề mặt đường và tường bê tông càng lớn, chiều dài càng dài thì nhiệt tỏa ra vào bầu không khí cũng sẽ tăng lên gần 10C. Tại các quốc gia phát triển, cứng hóa đường nội đồng là cần thiết, song không phải là nhựa hóa hay bê tông hóa. Hình 3 dưới đây là 2 ví dụ về đường nội đồng và kênh thủy lợi tại Hà Lan và Kansas, Hoa Kỳ. Đường nội đồng có thể nói hết sức đơn giản, chỉ trên nền đất cứng, rải sỏi nhỏ, máy móc cơ giới và xe đạp hoàn toàn có thể vận hành bình thường. Hệ thống đường này cho phép hạn chế tối đa tích tụ dòng chảy bề mặt do khả năng hút nước cao, ít tác động đến biến đổi điều kiện tự nhiên của môi trường và vì thế hạn chế tối đa tác động bất lợi đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (cây trồng, vật nuôi và sinh vật hoang dã). Hình 3. Đường nội đồng và kênh thủy lợi (Hà Lan - trái) và đường nội đồng (Kansas, Hoa Kỳ – phải) Việc bê tông hòa lòng kênh mương thủy lợi nhỏ có thể giúp giảm chi phí nạo vét kênh hằng năm, dễ tưới nhưng lại gây khó khăn lớn cho tiêu nước (thẩm thấu của đất và trao đổi nước ngầm) khi mưa lớn, hạn chế dòng chảy rút nước bề mặt do hầu như không co thiết kế đồng nhất với chiều cao mặt ruộng. Bên cạnh đó, bê tông hóa kênh làm mất đi môi trường sống tự nhiên của nhiều sinh vật có ích, làm giảm tính làm sạch môi trường đất và nước ngay trong chính bản thân các hệ sinh thái nông nghiệp của chúng ta. Khi sản xuất và đầu tư hóa chất nông nghiệp tăng cao, môi trường mất khả năng tự cân bằng, đào thải tự nhiên, dẫn đến hiện tượng ô nhiễm, nhiễm độc trong các sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe, và vô hình chung lợi nhuận kinh tế của người sản xuất. Bê tông hóa đường nội đồng cũng làm biến mất nhiều quần thể sinh vật hữu ích trên cạn, trong đất và làm gián đoạn môi trường sống tự nhiên của nhiều sinh vật thiên địch có ích [9-11]. Điều này theo quan điểm sinh thái học là không bền vững và giảm khả năng chống chịu với biến động môi trường. Phát quang, không lầy lội tạo cảnh 69
- quan đẹp nhưng đồng thời khiến hệ sinh thái nông nghiệp của chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng từ bên ngoài (vd: hóa chất nông nghiệp), khiến chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm sút và quan trọng hơn mất khả năng tự điều chỉnh vốn có. 3. Thảo luận và đề xuất Do các cánh đồng sản xuất nghiệp của chúng ta thường có diện tích không lớn, nằm xen kẽ giữa nhiều thôn làng, việc cứng hóa đường nội đồng nên chăng lưu đến những tác động mất cân bằng và dịch vụ sịnh thái tự nhiên của các hệ thống nông nghiệp từng vùng. Chúng ta nên chăng áp dụng hình thức cứng hóa nội đồng như tại các quốc gia tiên tiến, có nền nông nghiệp đi đầu như châu Âu và Bắc Mỹ. Quản l kênh mương thủy lợi phục vụ tưới và tiêu nước nên xét đến tính bền vững của môi trường và chi phí trong thời gian dài. Quản l nước tốt là tiền đề tốt cho quản l đất và dinh dưỡng toàn hệ thống. Nên chăng chúng ta không kiên cố hóa kênh nội đồng nữa mà dành kinh phí cho nạo vét hàng năm, tạo điều kiện cho sự tái sinh trở lại của nhiều hệ sinh vật vốn có (hình 4) Hình 4. Hệ thống kênh tiêu và tưới nước vùng trũng của Hà Lan Trồng xen hệ thống cây lớn và các trảng thực vật tự nhiên xen kẽ giữa các cánh đồng cánh tác nông nghiệp nhằm tăng khả năng giữ nước, môi trường sống cho thiên địch và sinh vật có ích, giảm nhiệt độ không khí và bề mặt đất cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện tại. Hiệu chỉnh lại tiêu chí 2 và 3 của NTM trong giai đoạn tới là điều nên làm? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. FAO, Incentives for Ecosystem Services: Suppoting the transition to Sustainable Food Systems. 2015, FAO: Rome. 2. FAO, FAOSTAT. 2019, FAO: Rome. 3. Power, A.G., Ecosystem services and agriculture: tradeoffs and synergies. Philosophical transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological sciences, 2010. 365(1554): p. 2959-2971. 4. FAO & CBD, Mainstreaming ecosystem services and biodiversity into agricultural production and management in East Africa. 2016, FAO: Rome. 70
- 5. Tscharntke, T., et al., Landscape perspectives on agricultural intensification and biodiversity – ecosystem service management. Ecology Letters, 2005. 8(8): p. 857-874. 6. MEA, Ecosystems and Human Well-being: Biodiversity Synthesis. 2005, World Resouces Institute: Washington DC. 7. Nguyễn Thị Thu Hà, et al., Hiện trạng và định hướng xây dựng nông thôn mới vùng ven đô gắn với quá trình đô thị hóa vùng đồng bằng sông Hồng. 2019. 8. Guan, K.K., Surface and ambient air temperatures associated with different ground material: a case study at the University of California, Berkeley. 2011. 9. Board, T.R. and N.R. Council, Assessing and Managing the Ecological Impacts of Paved Roads. 2005, Washington, DC: The National Academies Press. 324. 10. T Findlay, C.S. and J. Bourdages, Response Time of Wetland Biodiversity to Road Construction on Adjacent Lands. Conservation Biology, 2000. 14(1): p. 86-94. 11. Richard, T.T.F. and L.E. Alexander, Roads and Their Major Ecological Effects. Annual Review of Ecology and Systematics, 1998. 29: p. 207-C2. 71
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn