intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé tự cào cấu bản thân

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu con bạn cố ý làm đau mình, việc bạn lo lắng là hoàn toàn hợp lý. Trước hết, hãy tự hỏi mình lý do ẩn đằng sau những hành vi “tự trừng phạt” của bé? Có phải vì bé bất lực không tìm ra cách thể hiện sự giận giữ đối với bạn hoặc những người lớn khác và đành phải “tổng sỉ vả” lên bản thân? Có phải vì bé quá tức tối đến mức những hành vi mà bé thường làm không đủ để xả hết cơn giận? Hay tại vì bé cảm thấy mình có lỗi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé tự cào cấu bản thân

  1. Bé tự cào cấu bản thân
  2. Nếu con bạn cố ý làm đau mình, việc bạn lo lắng là hoàn toàn hợp lý. Trước hết, hãy tự hỏi mình lý do ẩn đằng sau những hành vi “tự trừng phạt” của bé? Có phải vì bé bất lực không tìm ra cách thể hiện sự giận giữ đối với bạn hoặc những người lớn khác và đành phải “tổng sỉ vả” lên bản thân? Có phải vì bé quá tức tối đến mức những hành vi mà bé thường làm không đủ để xả hết cơn giận? Hay tại vì bé cảm thấy mình có lỗi vì đã có thái độ tức giận và nghĩ rằng cần phải tự trừng phạt bản thân? Có khả năng nào một ai đó đang trừng phạt con bạn theo cách này? Một em bé tự làm đau mình, rất có thể, đã bị người khác làm đau, và một em bé tự cắn mình, có thể do đã từng bị người nào đó cắn để trừng phạt lỗi “cắn bạn” do em gây ra. Ví dụ nếu em cắn một bạn nào đó, người chị trừng phạt em bằng cách cắn lại em để cho nhớ, thì em sẽ có khả năng sử dụng việc tự cắn lại mình để trừng phạt bản thân. Bạn có thể đặt ra hàng loạt câu hỏi và giả thiết, đừng
  3. vội đi đến một kết luận nào cả, và nhớ nói chuyện với người giữ trẻ cũng như người nhà về hành vi này của bé. Để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, bạn hãy cố gắng nhớ xem bắt đầu từ khi nào bé có hành vi “tự trừng phạt” này và có những sự kiện gì xảy ra trong cuộc sống của bé vào thời gian đó. Có thể trước hết bạn sẽ nhận ra rằng đó là khi cha bé đi công tác xa lần đầu tiên. Hoặc có thể đó dường như là lúc bé phải rời xa căn hộ nhỏ ấm áp của mình để đi học ở nhà trẻ ồn ào và huyên náo – cách xa người thân của mình. Nếu bạn tìm ra được một sự kiện có liên quan tới hành vi của bé, bạn có thể sẽ nhanh chóng khắc phục được hành vi tự trừng phạt này. Ví dụ dành cho bé một buổi cuối tuần chơi với bố thật thoả thích sau khi đi công tác về, hoặc quay trở lại việc trông bé ở nhà và từ từ tập cho bé thích nghi với môi trường mới. Kể cả khi bạn không tìm ra nguyên nhân nào cho việc bé tự cào cấu cắn xé mình, bạn vẫn có thể có những cách giải quyết giúp cho bé ít bị ảnh hưởng bởi tâm lý
  4. tiêu cực. Hãy dành cho bé thật nhiều sự quan để bé cảm thấy mình khá hơn, cùng chơi với bé các trò chơi huyên náo, đòi hỏi phải vận động nhiều để bé tiêu bớt cơn nóng giận trước khi nó bùng phát. Bên cạnh đó, bạn nên ngưng ngay bé lại mỗi khi bé có biểu hiện tự tra tấn mình bởi vì các vết thâm tím, cào cấu chẳng xinh đẹp gì trên cơ thể bé. Nhưng quan trọng hơn cả là những hành vi này không hề tốt cho việc phát triển cảm xúc của bé. Hãy cắt ngang việc bé cào cấu/ đập đầu bằng cách bế bé lên hoặc ngồi xuống và ôm bé vào lòng. Sau đó, cố gắng giải thích cho bé hiểu rằng bạn sẽ không để cho bé tự làm đau mình vì bạn yêu bé và trách nhiệm của bạn là phải chăm sóc bé. Kể cả khi những lời nói của bạn dường như chẳng vào đầu, bé sẽ vẫn hiểu được ý bạn – và yên tâm rằng mình có được tình thương yêu và sự quan tâm mà bé đang tìm kiếm. May mắn rằng, những hành động thái quá như thế ở lứa tuổi này thường tự ngưng lại cũng bất ngờ như
  5. khi nó bắt đầu. Nhưng nếu con bạn vẫn cố tình làm đau mình sau khi bạn đã can thiệp hơn 1 tuần, bạn nên trao đổi việc này với bác sỹ và đừng để bác sỹ - hoặc bất cứ ai – an ủi bạn với câu “đừng lo, trẻ con nhiều đứa như vậy”. Điều này có thể đúng, nhưng không có nghĩa là bạn không cần phải làm gì cả. Nếu bạn không thấy kết quả từ sự giúp đỡ của bác sỹ và hành vi của bé vẫn tiếp diễn, hãy nói chuyện với cô giáo của bé về việc làm thế nào để giải toả áp lực ở trường. Nếu mọi thứ vẫn không thay đổi, bạn hãy nghĩ đến việc tìm bác sĩ tâm lý để cùng bạn tìm ra cách giúp con mình đối mặt với cảm xúc một cách lành mạnh hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2