Bệnh Alzheimer (Phần cuối)
lượt xem 20
download
Bệnh Alzheimer (Phần cuối) Tiên lượng của bệnh nhân Alzheimer như thế nào ? Mặc dù những thay đổi miêu tả ở trên điển hình cho các triệu chứng chung của Alzheimer, các biểu hiện đặc hiệu này có thể thay đổi đáng kể ở các bệnh nhân khác nhau theo mức độ diễn tiến và độ nặng của bệnh. Thật vậy, hầu hết người bị Alzheimer vẫn có thể sinh hoạt trong một mức độ chấp nhận được và có thể được giữ lại ở nhà rất lâu trong quá trình diễn tiến của bệnh. Hơn nữa, dù cho bệnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Alzheimer (Phần cuối)
- Bệnh Alzheimer (Phần cuối) Tiên lượng của bệnh nhân Alzheimer như thế nào ? Mặc dù những thay đổi miêu tả ở trên điển hình cho các triệu chứng chung của Alzheimer, các biểu hiện đặc hiệu này có thể thay đổi đáng kể ở các bệnh nhân khác nhau theo mức độ diễn tiến và độ nặng của bệnh. Thật vậy, hầu hết người bị Alzheimer vẫn có thể sinh hoạt trong một mức độ chấp nhận được và có thể được giữ lại ở nhà rất lâu trong quá trình diễn tiến của bệnh. Hơn nữa, dù cho bệnh diễn tiến khá
- xa thì người bệnh vẫn có khả năng trao đổi tình cảm, chia xẻ các mối quan hệ thân mật và tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa của gia đình và bè bạn. Một bệnh nhân Alzheimer có thể không còn khả năng làm toán, nhưng vẫn có thể đọc một cuốn tạp chí với sự cảm nhận về thời gian trôi qua. Việc chơi đàn piano có thể là quá sức với sai sót ngày càng nhiều, nhưng họ vẫn có thể hài lòng với việc hát cùng mọi người. Có thể từ bỏ chơi cờ những vẫn còn thích thú đối với tennis. Do vậy dù cho có những lúc bực tức trong sinh hoạt của bệnh nhân và gia đình thì vẫn có nhiều dịp mối quan hệ là rất tốt đẹp. Khó khăn, thất vọng, thân thiện, giận dữ, gần gũi, buồn bã và toại nguyện là tất cả những kinh nghiệm có thể gặp ở những người chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân Alzheimer. Những phản ứng và khả năng đối diện với căn bệnh của mỗi người có thể thay đổi và phụ thuộc vào những yếu tố như cá tính, các tác động của môi trường xung quanh. Trầm cảm, bồn chồn, hoang tưởng có thể đi kèm hoặc là hậu quả của bệnh nhưng chúng thường được cải thiện khi điều trị thích hợp. Mặc dù vẫn chưa chữa khỏi hẳn Alzheimer, các điều trị hiện nay đã làm giảm rất nhiều các triệu chứng cho người bệnh. Một vài người chỉ kéo dài bệnh được 5 năm, trong khi những người khác có thể kéo dài tới 20 năm. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh nhân Alzheimer. Các cách điều trị và kiểm soát Alzheimer hiện có. Ðiều trị Alzheimer bao gồm phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Những hướng điều trị nhằm thay đổi các diễn tiến cơ bản của bệnh (làm chậm hoặc phục hồi) vẫn còn gặp rất nhiều thất bại. Những thuốc phục hồi sự giảm sút hoặc mất
- chức năng của các chất trung gian dẫn truyền thần kinh như thuốc ức chế cholinesterase đang cho thấy là cải thiện được triệu chứng. Cuối cùng, đang có sẵn các thuốc điều trị biểu hiện tâm thần của bệnh Alzheimer. Người ta đang thử nghiệm nhiều loại thuốc khác làm giảm diễn tiến của bệnh như gingko biloba, thuốc kháng viêm, prednisone. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ ủng hộ cho việc sử dụng các thuốc trên. Không nên cho dùng thường qui estrogen để điều trị Alzheimer. Thuốc ức chế Cholinesterase(ChEIs) ChEIs là loại thuốc duy nhất được công nhận cho phép điều trị bệnh Alzheimer. Chúng là những thuốc làm phục hồi sự giảm sút, mất chức năng của các chất trung gian dẫn truyền thần kinh. Thuốc ngăn cản tác dụng của một enzym ức chế hoạt động của chất trung gian dẫn truyền thần kinh. Do đó, khi dùng ChEIs sẽ giải phóng thêm nhiều chất hoá học chuyên chở các thông tin thần kinh trong não. Có 4 loại ChEIs đang được chấp nhận: tacrine(Cognex), donepezil hydrochloride (Aricept), rivastigmine và galantimine. Hiệu quả điều trị rõ rệt của thuốc đã được chứng minh khi đem nghiên cứu so sánh với các giả dược. Tuy nhiên, cho dù điều trị thì cuối cùng bệnh cũng tiếp tục diễn tiến và hiệu quả điều trị chung trên chức năng tâm thần vẫn còn hạn chế. ChEIs có nhiều tác động lên các mặt trong đời sống hàng ngày. Người ta vẫn chưa làm những thử nghiệm so sánh giữa các cá thể để đánh giá tác dụng của ChEIs. Các dữ liệu hiện có không cho thấy sự khác biệt đáng kể nào về tác dụng của các loại ChEIs mặc dù các tác dụng phụ có thể khác nhau chút đỉnh.
- Các tác dụng phụ của ChEIs liên quan chủ yếu lên hệ tiêu hóa bao gồm nôn ói, vọp bẽ và tiêu chảy. Tacrine là thuốc duy nhất gây độc cho gan và cần phải theo dõi máu sát sao khi dùng, bao gồm kiềm tra chức năng gan mỗi tuần trong giai đoạn tăng liều và trong mỗi 3 tháng sau đó. Rivastigmine thì liên quan đến sụt cân và vì vậy cần theo dõi trọng lượng bệnh nhân khi dùng thuốc. Việc xuất hiện tác dụng phụ khi dùng ChEIs liên quan đến liều lượng dùng. Vì vậy các bác sĩ cần phải tăng liều từ từ và gián đoạn cho tới khi đạt được liều điều trị tốt nhất. Nên kéo dài khoảng cách giữa 2 lần tăng liều hoặc kèm theo giảm mức tăng nếu xảy ra tác dụng phụ. Khoảng 75%-90% bệnh nhân sẽ kháng với liều điều trị của ChEIs. Ðiều trị khởi đầu, duy trì và kết thúc. Nên điều trị bằng ChEIs tại thời điểm chẩn đoán xác định được bệnh Alzheimer. Nói một cách khác thì không nên trì hoãn việc điều trị cho tới khi xảy ra các biến chứng nặng. Có những bằng chứng cho thấy việc bắt đầu điều trị muộn đã làm giảm hiệu quả tối đa của ChEIs. Nên duy trì điều trị từ 3 đến 5 năm cho tới khi mức độ suy giảm trên lâm sàng quá nặng và tác dụng điều trị dường như không còn. Những thử nghiệm điều trị bằng ChEIs ở các bệnh nhân Alzheimer trong các trại dưỡng lão cho thấy những người bị tâm thần phân liệt chưa quá nặng vẫn có đáp ứng về mặt trí tuệ và hành vi. Việc để người bệnh tâm thần phân liệt với mức độ không quá nặng này vào nhà dưỡng lão hay phòng cấp cứu không phải là lý do để ngừng ChEIs. Nên hạn chế tối đa việc ngưng điều trị bằng ChEIs. Có những chứng cớ cho thấy đáp
- ứng đối với điều trị lại ChEIs sau một thời gian ngưng thuốc kém hơn hẳn so với lần điều trị đầu tiên. Khi có nghi ngờ về hiệu quả điều trị hay khi gia đình hoặc bác sĩ muốn ngưng sử dụng ChEI thì nên theo dõi sát quá trình bỏ thuốc này. Có thể giảm 50% liều điều trị mỗi 2 tuần. Bệnh nhân cần được theo dõi tại thời điểm giảm liều. Nếu có sự suy giảm về trí tuệ, hành vi hay chức năng thì điều đó có nghĩa là thuốc vẫn còn tác dụng và nên phục hồi lại liều điều trị trước đó. Chưa có nghiên cứu kĩ về việc thay thế giữa các loại ChEIs. Không nên dùng một lúc 2 loại ChEIs vì có thể có tác dụng phụ. Kinh nghiệm của các bác sĩ trên các bệnh nhân khác nhau cho thấy một người nếu không đáp ứng với loại ChEIs này thì có thể đáp ứng với loại khác. Có một sự khác biệt lớn giữa các bệnh nhân về khả năng đáp ứng với thuốc và người ta đang tích cực xem xét những yếu tố dự đoán trước sự khác biệt này. Những bệnh nhân có điểm về tâm thần thấp thì có đáp ứng về mặt trí tuệ nhiều hơn, và những bệnh nhân có các rối loạn về hành vi nặng cũng cho thấy có hiệu quả tốt hơn khi điều trị bằng ChEIs. Các thử nghiệm lâm sàng gần đây đang bắt đầu bao gồm các mặt đi kèm, ví dụ như những hiệu quả thứ phát từ những người chăm sóc, việc trì hoãn vào nhà an dưỡng, chi phí điều trị thuốc và các tác động lên chất lượng cuộc sống như là những thước đo cho khả năng sử dụng ChEIs. Những nghiên cứu này có thể về sau ảnh hưởng đến việc sử dụng ChEIs trong thực hành lâm sàng. Ðiều trị các triệu chứng tâm thần.
- Những rối loạn tâm thần chính có thể điều trị trong bệnh Alzheimer là: kích động trầm cảm loạn tâm thần hoang mang. Những bệnh nhân Alzheimer đáp ứng tốt với thuốc chống loạn tâm thần, chống trầm cảm, chống co giật và những thuốc hướng tâm thần khác (là các thuốc điều trị những rối loạn về tâm thần). Phải ghi nhận và làm rõ những triệu chứng chính và phải đánh giá đều đặn tác dụng của điều trị. Kích động xảy ra ở khoảng 70% bệnh nhân Alzheimer và gặp nhiều hơn khi bệnh diễn tiến. Các loại thuốc dùng để điều trị bao gồm các loại thuốc an thần, thuốc chống co giật và ổn định thần kinh, trazodone, và thuốc ức chế. Những bằng chứng hiện nay cho thấy thuốc an thần, trazodone và thuốc chống động kinh có tác dụng làm chữa kích động tốt nhất. Những thuốc an thần không tiêu biểu khác như clozapine, resperidone, olanzapine, quetiapine và ziprasidone dường như tốt hơn những loại thuốc an thần cũ vì các ghi nhận về tác dụng phụ và khả năng kháng thuốc của chúng. Rất hay gặp loạn tâm thần trong bệnh Alzheimer với tần suất là 50% trong quãng đời của một bệnh nhân.
- Những loại thuốc an thần cải tiến là thuốc được lựa chọn trong điều trị. Risperidone và olanzapine cho thấy có nhiều hiệu quả còn quetiapine và ziprasidone cũng có giá trị nhất định. Ủ rũ, thụ động là những tác dụng phụ thường gặp nhất ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc an thần. Các triệu chứng trầm cảm cũng hay thấy ở bệnh nhân Alzheimer và thường chiếm khoảng 50% số trường hợp. Ít khi thấy thể trầm cảm. Ðiều trị các triệu chứng trầm cảm thường bao gồm dùng các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lựa (SSRIs) như là sertraline, citalopram hoặc fluoxetine. Ở những người già nhìn chung thường thấy có hiện tượng kháng thuốc ở bất cứ liều điều trị nào, trong khi có thể thường sử dụng các loại thuốc an thần khác ở liều thấp. Một sự lựa chọn khác đang được sử dụng là thuốc chống trầm cảm 3 vòng với một số tác dụng phụ kháng cholinergic (khô miệng, táo bón, giảm trí nhớ) như nortriptyline hoặc kết hợp noraderenergic với ức chế tái hấp thu serotonin như venlafaxine. Lo lắng là triệu chứng chung của bệnh Alzheimer và ảnh hưởng lên khoảng 40- 50% bệnh nhân tại bất kì thời điểm nào trong diễn tiến của bệnh. Hầu hết không cần phải điều trị nội khoa. Ðối với những người muốn điều trị thì tốt nhất nên tránh dùng benzodiazepines vì tác dụng có hại của chúng lên quá trình suy nghĩ. Những thuốc an thần không thuộc nhóm benzodiazepine như buspirone hay SSRIs được ưa chuộng hơn. Mất ngủ xảy ra ở nhiều bệnh nhân Alzheimer ở một số giai đoạn trong diễn tiến của bệnh. Những thuốc dùng trong điều trị mất ngủ ở bệnh nhân Alzheimer bao gồm benzodiazepine tác dụng ngắn như temazepam, các loại thuốc an thần gây ngủ không thuộc nhóm benzodiazepine như zolpidem hoặc zaleplon, hoặc thuốc chống trầm cảm
- có tính an thần như trazodone. Cũng có thể dùng các phương pháp cải thiện giấc ngủ như ánh nắng mặt trời, giảm đau và hạn chế uống nước vào ban đêm. Các cách thức điều trị hứa hẹn bệnh Alzheimer trong tương lai. Những tiến bộ trong hiểu biết của chúng ta về các bất thường ở não của bệnh Alzheimer sẽ cung cấp một cơ sở lý luận cho các hướng điều trị mới tập trung hơn vào việc thay đổi diễn tiến của bệnh. Rất nhiều các hợp chất bao gồm những thuốc kháng viêm đang được tích cực nghiên cứu. Các thử nghiệm lâm sàng trong việc sử dụng những chất ức chế men cyclooxygenase chuyên biệt (COX-2) đang được tiến hành. Các thực nghiệm kiểm định sơ bộ trên động vật sử dụng phương pháp tạo miễn dịch với kháng thể amyloid (vac-xin amyloid) cho thấy các kết quả rất hứa hẹn. Các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đang được tiến hành và các kết quả sẽ rất được mong đợi. Quan tâm tới người chăm sóc và các thông tin, dịch vụ dành cho bệnh Alzheimer Quan tâm đến người chăm sóc là một vấn đề thiết yếu trong việc quản lý bệnh nhân Alzheimer. Chăm sóc người bệnh là một công việc nặng nhọc. Tuy nhiên, việc đào tạo người chăm sóc có thể làm chậm quá trình vào nhà dưỡng lão của các bệnh nhân Alzheimer. Ba nguyên tắc : nhắc lại, trấn an và hướng dẫn lại có thể giúp người chăm sóc làm giảm các vấn đề về hành vi và giới hạn sự cần thiết can thiệp bằng thuốc. Những người chăm sóc tại nhà rất muốn tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn và từ đó mở mang đôi nét kiến thức về bệnh và từ đó tự tin hơn. Việc huấn
- luyện cho những nhóm cao cấp hơn về tăng cường chăm sóc dài hạn có thể làm giảm việc sử dụng thuốc an thần ở các bệnh nhân Alzheimer. Những người làm công việc chăm sóc có thể liên hệ trực tiếp tới các dịch vụ giúp đỡ, đặc biệt là hiệp hội Alzheimer(www.alz.org/chapter/) Sơ lược về bệnh Alzheimer Alzheimer là một bệnh lý ở não chưa rõ nguyên nhân dẫn tới tâm thần phân liệt. Hầu hết bệnh nhân Alzheimer đều trên 65 tuổi. Có mười dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer: mất trí nhớ làm ảnh hưởng đến quá trình công tác; Gặp khó khăn trong thực hiện các thao tác quen thuộc; Có những vấn đề trong sử dụng ngôn ngữ; Mất định hướng về thời gian và không gian; Khả năng suy nghĩ bị giảm hoặc kém; Gặp rắc rối với các vấn đề mang tính trừu tượng; Hay làm lạc đồ; Những thay đổi về cảm xúc, hành vi; Thay đổi nhân cách; và Trở nên trì trệ. Những bệnh nhân với các triệu chứng của tâm thần phân liệt nên được đánh giá toàn diện trước khi biểu hiện đầy đủ đặc tính của bệnh Alzheimer. Mặc dù không thể điều trị khỏi bệnh Alzheimer, các phương pháp hiện có làm giảm rất nhiều triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Việc điều trị bệnh Alzheimer bao gồm việc dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm chăm sóc bệnh nhân và gia đình. Những hướng điều trị hướng nhằm thay đổi các diễn tiến cơ bản của bệnh (làm chậm hoặc phục hồi) vẫn còn gặp rất nhiều thất bại. Những thuốc phục hồi sự khuyếm khuyết và mức chức năng của các chất trung gian
- dẫn truyền thần kinh đã cho thấy cải thiện được triệu chứng. Cuối cùng, hiện có các thuốc điều trị các biểu hiện về tâm thần của bệnh nhân Alzheimer.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn