intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH BẠI LIỆT ( Poliomyelitis ) (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

125
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LÂM SÀNG: 1. Thể thông thường điển hình: (Thể liệt) chiếm 1% trong số các thể bệnh. 1.1. Thời kỳ nung bệnh: Khoảng 5-35 ngày, trung bình 6-20 ngày. 1.2. Thời kỳ khởi phát (hay giai đoạn tiền liệt): 3-7 ngày với nhiều biểu hiện phong phú: - Sốt: Khởi phát đột ngột, đa số sốt nhẹ, một số trường hợp sốt cao 39-40°C trong 3-4 ngày. - Viêm long đường hô hấp trên: ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, giọng nói khàn. - Rối loạn tiêu hoá: nôn, buồn nôn, đi ngoài phân táo hoặc lỏng. - Rối loạn thần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH BẠI LIỆT ( Poliomyelitis ) (Kỳ 2)

  1. BỆNH BẠI LIỆT ( Poliomyelitis ) (Kỳ 2) III. LÂM SÀNG: 1. Thể thông thường điển hình: (Thể liệt) chiếm 1% trong số các thể bệnh. 1.1. Thời kỳ nung bệnh: Khoảng 5-35 ngày, trung bình 6-20 ngày. 1.2. Thời kỳ khởi phát (hay giai đoạn tiền liệt): 3-7 ngày với nhiều biểu hiện phong phú: - Sốt: Khởi phát đột ngột, đa số sốt nhẹ, một số trường hợp sốt cao 39-40°C trong 3-4 ngày. - Viêm long đường hô hấp trên: ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, giọng nói khàn. - Rối loạn tiêu hoá: nôn, buồn nôn, đi ngoài phân táo hoặc lỏng.
  2. - Rối loạn thần kinh thực vật: trẻ vã nhiều mồ hôi, nét mặt lúc tái lúc hồng, mạch chậm (ngược lại với mạch nhanh khi sốt cao). - Trạng thái tâm thần kinh: li bì hoặc vật vã, hay kêu khóc. - Đau và co cứng các cơ là dấu hiệu rất sớm và phổ biến. Đây là những dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán sớm vì những cơ nào đau sẽ phát triển liệt, thường đau và có cứng các cơ vùng cổ, thân mình và sau đùi làm trẻ mệt mỏi, sức cơ yếu, trương lực cơ giảm, đôi khi có hiện tượng co giật nhẹ ở những cơ sau này sẽ bị liệt. Kèm theo có biểu hiện giảm hoặc mất phản xạ (khi mất phản xạ da bụng tới 80% có liệt chi dưới). - Hội chứng màng não: nhức đầu nhiều (kèm theo nôn, buồn nôn). Khám các dấu hiệu thực thể: cứng gáy (+), Kernig (+), Brudzinski (+). Ở trẻ nhỏ dưới 18 tháng có thể thấy thóp phồng hoặc dấu hiệu Hoyne (+): để trẻ nằm ngửa, dùng 2 tay thầy thuốc nâng nhẹ 2 vai trẻ, đầu trẻ không ngóc lên được theo. Xét nghiệm dịch não tuỷ có thể thấy tế bào tăng nhẹ, protein bình thường hoặc tăng ít, glucose và NaCl bình thường. 1.3. Thời kỳ toàn phát (hay giai đoạn liệt): * Đặc điểm của liệt: - Liệt nhẽo ngoại vi, không đối xứng.
  3. - Liệt không theo một thứ tự nhất định. - Liệt xảy ra đột ngột và nhanh, thường xuất hiện vào ngày thứ 4 - 7 của bệnh, khi nhiệt độ đã về bình thường hoặc hết sốt trước đó 1-2 ngày. Từ khi bắt đầu có liệt đến khi liệt không tiến triển nữa chỉ trong vòng 48-72 giờ. - Các cơ bị liệt thường yếu, trương lực cơ giảm, mất hoặc giảm phản xạ gân xương và phản xạ da, cơ teo nhanh. Điểm đáng chú ý là ở các cơ này không có những rối loạn cảm giác kèm theo. * Định khu của liệt: Tuỳ theo vị trí tổn thương có các thể sau: - Thể tuỷ sống: chiếm 60-70% thể có liệt. Tổn thương tuỷ cổ: liệt cơ cổ, vai, gáy, chi trên (cơ vai) và cơ hoành. Tổn thương tuỷ thắt lưng: liệt các cơ bụng dưới và chi dưới. Tổn thương tuỷ thắt lưng: liệt các cơ bụng dưới và chi dưới. - Thể hành tuỷ: tổn thương hành tuỷ đơn thuần hiếm gặp mà thường kết hợp với tổn thương tuỷ sống. Các biểu hiện tổn thương hành tuỷ: Rối loạn hô hấp: nấc nhiều, khó thở, rối loạn nhịp thở. Rối loạn tuần hoàn: mạch không đều hoặc truỵ mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp dao động và có xu hướng giảm.
  4. Rối loạn thần kinh thực vật: sốt cao, vã nhiều mồ hôi, da tím tái. Đây là thể rất nặng, tử vong cao (50-90%). - Thể tuỷ sống - hành tuỷ: là tổn thương phối hợp 2 thể trên, chiếm 15- 25% các thể có liệt. - Thể não: có thể đơn thuần hoặc phối hợp với tổn thương hành tuỷ, tuỷ sống. nếu là thể não lan toả đơn thuần thường rất khó phân biệt với viêm não do các loại virut khác. Đây là thể hiếm gặp, tiến triển kéo dài và để lại nhiều di chứng. * Các triệu chứng khác: - Dấu hiệu đau cơ: tăng lên khi bắt đầu liệt, kéo dài vài ngày sau đó giảm dần. Kèm theo đỡ đau đầu, tỉnh táo hơn, ăn ngủ khá hơn, đỡ mệt mỏi. - Xét nghiệm: Bạch cầu máu ngoại vi bình thường hoặc có thể tăng trong một vài ngày, sau đó về bình thường. Xét nghiệm dịch não tuỷ:
  5. - Tế bào tăng. Công thức tế bào: lúc đầu chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, sau vài ngày bạch cầu lympho chiếm ưu thế dần và trở về bình thường từ tuần thứ 4 của bệnh. - Protein trong dịch não tuỷ có thể tới 1-2 g/l Phân lập virut: từ máu (trước khởi phát 2-3 ngày và sau khởi phát 1-2 ngày), từ nhầy họng (trước khởi phát và kéo dài 10 ngày sau khởi phát), từ phân (trước khởi phát và kéo dài tới khi hồi phục). Huyết thanh chẩn đoán: phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng trung hoà. 1.4. Thời kỳ hồi phục và di chứng: - Hồi phục sớm: trong 6 tuần đầu của bệnh, các cơ bị liệt phục hồi nhanh, giảm và hết đau, chỉ để lại một số ít cơ và nhóm cơ bị liệt hoàn toàn. Đó là do đa số các neuron thần kinh chi phối các cơ liệt lúc đầu chỉ bị phù nề và rối loạn chức năng, sau đó hồi phục. - Hồi phục muộn: Sau 6 tuần tới 2-3 năm, có cơ bị liệt giảm chậm và không rõ ràng, nhiều cơ bị liệt hoàn toàn. - Di chứng: Là những tổn thương không hồi phục sau 3 năm. 2. Một số thể lâm sàng khác:
  6. 2.1. Thể không triệu chứng lâm sàng: chiếm tới 80-85% các thể bệnh. Chẩn đoán xác định dựa vào việc phân lập virut từ phân bệnh nhân và sự có mặt của kháng thể trong huyết thanh. 2.2. Thể nhẹ (Abortive poliomyelitis): chiếm 4-8%, biểu hiện bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, rối loạn tiêu hoá và một số triệu chứng giống cúm (sốt, đau khớp). Chẩn đoán cũng phải dựa vào phân lập virut và phản ứng huyết thanh. 2.3. Thể không liệt (Non paralytic poliomyelitis): chiếm 10%. Bệnh nhân có các triệu chứng của thời kỳ tiền liệt (ở thể liệt), nổi bật là hội chứng màng não và các dấu hiệu kích thích màng não nhưng không có liệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2