intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sốt bại liệt (Phần 1)

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

210
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh còn có tên gọi khác Bệnh liệt trẻ em, bệnh Polio, bệnh viêm tuỷ xám (poliomyelitis) Bệnh sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng (virus) gây ra. Virus này có tên là Poliovirus. Bệnh gây tổn thương toàn bộ cơ thể kể cả hệ cơ và hệ thần kinh. Những trường hợp nhiễm virus nặng có thể gây liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ Sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng trong cộng đồng, việc lây truyền virus trực tiếp từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sốt bại liệt (Phần 1)

  1. Sốt bại liệt (Phần 1)
  2. Bệnh còn có tên gọi khác Bệnh liệt trẻ em, bệnh Polio, bệnh viêm tuỷ xám (poliomyelitis) Bệnh sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng (virus) gây ra. Virus này có tên là Poliovirus. Bệnh gây tổn thương toàn bộ cơ thể kể cả hệ cơ và hệ thần kinh. Những trường hợp nhiễm virus nặng có thể gây liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ Sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng trong cộng đồng, việc lây truyền virus trực tiếp từ người sang người. Đường lây truyền chính của virus là đường tiêu hoá, lây qua các chất tiết từ mũi, miệng của người mang virus, hoặc do tiếp xúc với phân người bệnh có mang virus. Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi miệng, phân chia để tăng sinh về số lượng trong họng và hệ tiêu hoá, rồi chúng theo hệ bạch huyết và đường máu lan tràn khắp cơ thể. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 5 – 35 ngày, trung bình là 7 – 14 ngày. Yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh - Không tiêm phòng bại liệt trước đó - Đi đến những nơi từng xảy ra dịch sốt bại liệt
  3. - Bà mẹ mang thai khi quá trẻ hoặc quá già - Có những chấn thương vùng miệng, mũi, họng, ví dụ cắt amiđan, nhổ răng... Bị những sang chấn tinh thần hoặc gắng sức quá mức sau khi tiếp xúc với siêu vi bại liệt bởi vì những sang chấn này làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Bệnh bại liệt xảy ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên tại Mỹ trong vài năm gần đây, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh mới nào. (Ca mắc bệnh gần nhất do không tiêm phòng bại liệt xảy ra năm 1979). Bệnh cũng ít gặp ở phía Tây bán cầu. Ban đầu bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng gần đây bệnh có xu hướng gặp ở những bệnh nhân trên 15 tuổi. Bệnh xảy ra tập trung vào mùa hè và mùa thu, vào các tháng 7,8,9. Người lớn và phụ nữ trẻ có dễ bị bệnh hơn, nhưng tỉ lệ bị bại liệt thì nam lại cao hơn nữ. Trong thời gian từ năm 1840 đến những năm 1950, sốt bại liệt là một bệnh dịch trên toàn thế giới. Nhưng từ khi có vaccine phòng bại liệt, tỉ lệ nhiễm bệnh đã giảm rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn những trận dịch xảy ra, nhất là ở những cộng đồng không được tiêm phòng đầy đủ. Triệu chứng
  4. Sốt bại liệt có 3 thể lâm sàng kinh điển, đó là : sốt bại liệt không triệu chứng lâm sàng (dưới lâm sàng), sốt lại liệt thể không liệt và sốt bại liệt thể liệt. Khoảng 95% các trường hợp nhiễm virus bại liệt là thể không triệu chứng và thường không được phát hiện. Những trường hợp nhiễm virus có triệu chứng lâm sàng là do virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương (não bộ và tuỷ sống), và chia làm hai thể là thể không liệt và thể liệt. Sốt bại liệt thể liệt sốt xảy ra khoảng 5 – 7 ngày trước khi các triệu chứng khác xuất hiện nhức đầu cứng cơ cổ, lưng yếu cơ, không đối xứng hai bên : khởi phát khá nhanh đôi khi đột ngột, Diễn tiến dần tới liệt, vị trí tuỳ vào đoạn tuỷ sống bị tổn thương. Cảm giác bất thường - dị cảm ở một số vùng của cơ thể Tăng sự nhảy cảm với cảm giác sờ, một sự sờ nhẹ cũng có thể khiến bệnh nhân rất đau. Đi tiểu khó từ từ do liệt bàng quang Táo bón
  5. Chướng bụng Nuốt khó Đau nhức cơ Co cứng cơ đặc biệt vùng bắp chân, vùng cổ, vùng lưng Chảy nước dãi Khó thở Dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, cáu gắt Phản xạ Babinski dương tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2