intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh cúm lợn swine influenzasi

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

125
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm chung: Bệnh cúm lợn là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp gây ra do một virus kết hợp vi khuẩn Hemophilus influenza suis. Virus cúm típ A, ở Mỹ, hai typ phụ của virus Cúm (H1N1 và H3N2) là nguyên nhân chính gây bệnh. Virus cúm là một trong những mầm bệnh phổ biến gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn (PRDC).Bệnh nổ ra đột ngột và nhanh chóng lây lan trong đàn là đặc điểm cơ bản của Cúm lợn. Virus có trong phổi, hạch phổi và các chất bài tiết từ phổi. Ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh cúm lợn swine influenzasi

  1. Bệnh cúm lợn swine influenzasi Đặc điểm chung: Bệnh cúm lợn là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp gây ra do một virus kết hợp vi khuẩn Hemophilus influenza suis. Virus cúm típ A, ở Mỹ, hai typ phụ của virus Cúm (H1N1 và H3N2) là nguyên nhân chính gây bệnh. Virus cúm là một trong những mầm bệnh phổ biến gây bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn (PRDC).Bệnh nổ ra đột ngột và nhanh chóng lây lan trong đàn là đặc điểm cơ bản của Cúm lợn. Virus có trong phổi, hạch phổi và các chất bài tiết từ phổi. Ở lợn ốm và lợn khỏi bệnh bên ngoài (vật mang virus). Điều này giải thích sự truyền bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bệnh xảy ra về mùa đông thì tỷ lệ chết cao hơn (60 - 80%) còn về mùa hè (10%) trong điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc kém. Virus có sức đề kháng với sức lạnh, mẫn cảm với sự sấy khô nhiệt độ thường và với các tác nhân ngoại cảnh khác. Virus cúm lợn con khi có sự kết hợp với vi khuẩn Hemophilus influenzae suis thì bệnh mới rõ ràng. Triệu chứng: Con vật ủ rũ, biếng ăn, ho, sốt 40,5 đến 41,70C và chảy nhiều
  2. nước mắt nước mũi. Bệnh thường nổ ra và kéo dài trong 5 - 7 ngày. Khi triệu chứng lâm sàng bắt đầu trầm trọng thì đàn lợn thường bình phục nhanh chóng và tỷ lệ chết thường ít hơn 1%. Virus sinh sản trong các tế bào biểu mô của phế quản và tiểu phế quản và hoại tử các tế bào này mở đường cho vi khuẩn kế phát. Phổi có các bệnh tích rõ ràng, có màu tím nhiều lúc không phân biệt được với bệnh tich của Mycoplasma hyopneummoniae. Cần chẩn đoán trong phòng xét nghiệm để có kết quả chắc chắn. Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc từ mõm qua mõm và hít thở không khí có chứa virus. Chẩn đoán bệnh cúm Lợn có thể căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích mổ khám và sự lan rộng của bệnh hô hấp trong đàn lợn. Xác định bệnh có thể dựa trên sự hiện diện của kháng thể và phân lập virus. Giữ chuồng trại sạch sẽ và vệ sinh phòng dịch tốt cho đàn heo rất quan trọng để kiểm soát Cúm lợn. Bệnh này không có thuốc đặc trị, nhưng chăm sóc trợ sức là cần thiết. Bệnh tích Bệnh tích thường thấy là viêm phế quản - phổi hoặc viêm rải rác các thuỳ hoặc tập chung ở một khối thuỳ. Bệnh tích mới (ở lợn con bú mẹ hoặc lợn con cai sữa) là bệnh tích viêm phổi cata vùng viêm sưng, cứng, tổ chức chắc, màu nâu hoặc xám, mặt cắt ướt. Cắt phế quản, tiểu phế quản và bóp thấy chảy ra một chất dịch đục dính, màu đỏ hoặc xám, phế quản và phế nang chứa một tương dịch. Xung quanh phế quản và mạch quản có thấm tế bào như lâm ba cầu, bạch cầu đa nhân. Bệnh tích cũ gồm những ổ cazein (bã đậu) hoặc mủ, có khi có hang do tác động của tạp khuẩn kế phát với những biến chứng: Viêm màng phổi, viêm ngoại tâm mạc... Thể mạn tính, vùng phổi bị viêm có giới hạn rõ ràng với vùng phổi khoẻ. Ở lợn bú mẹ có triệu chứng hạch phế quản sưng. Ngoài bệnh tích viêm dạ dày, hạch màng treo ruột
  3. sưng. Chẩn đoán - Chẩn đoán lâm sàng: Bệnh cúm lợn thường phát sinh ở lợn 4 - 6 tuần tuổi về mùa đông. Có triệu chứng ho xuất hiện khi vận động, ho co giật từng cơn, con vật chậm lớn, đàn con phát triển không đồng đều, có bệnh tích viêm phế quản - phổi cata. Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như dịch tả lợn, tụ huyết trùng, suyễn lợn. + Dịch tả lợn sốt cao 41 - 42,50C, giữ vững 4 - 5 ngày liền (bệnh cúm lợn sốt thất thường và không ổn định). + Tụ huyết trùng lợn có triệu chứng và bệnh tích ở đường hô hấp (phổi có những vùng bị gan hoá cứng ở sâu trong phổi và phía sau, đường tiêu hoá viêm dạ dày và ruột và thuỷ thũng ở hầu). + Bệnh suyễn lợn có triệu chứng và bệnh tích ở đường hô hấp, viêm nhục hoá tuỵ tạng hoá ở các thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành, thở khó, thở thóp bụng, tần số hô hấp cao 80 - 200 có khi cao hơn trong 1 phút
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2