Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chống
lượt xem 3
download
Theo thông báo, hiện nay bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều tỉnh trong cả nước. Tại Hải Dương bệnh đau mắt đỏ cũng đang xuất hiện và có xu hướng lây lan ở nhiều nơi, tăng dần vào tháng 7 - 8. Trung bình mỗi ngày, Phòng khám mắt TTPCBXH Hải
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chống
- Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chống Theo thông báo, hiện nay bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều tỉnh trong cả nước. Tại Hải Dương bệnh đau mắt đỏ cũng đang xuất hiện và có xu hướng lây lan ở nhiều nơi, tăng dần vào tháng 7 - 8. Trung bình mỗi ngày, Phòng khám mắt TTPCBXH Hải Dương có từ 15-20 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám ( tỷ lệ tăng hơn các tháng khác trong năm 2 -3 lần), nhiều trường hợp cả gia đình đều bị bệnh, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công tác. Để phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho bản thân, gia đình và cộng đồng mỗi người dân cần nắm được những thông tin sau: Đau mắt đỏ là một danh từ dân gian quen dùng để chỉ bệnh Viêm kết mạc cấp (KM cấp), bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chỉ có nguyên do Adenovirus là dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi, xuất hiện rải rác quanh năm ở mọi nơi, tăng lên vào mùa hè thu; khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nhất là những nơi úng lụt, thời gian ủ bệnh ngắn 12 -24 h. · Triệu chứng: - Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt
- - Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt - Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từmột mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai… - Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em), - Thị lực hầu như không ảnh hưởng · Diễn biến - Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng. - Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng...) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc - Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực. - VKM trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹogiác mạc cũ, tắc lệ đạo...sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm; · Dịch tễ bệnh: - Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt vào mùa mưa lụt, Virus có từ người bệnh, nguồn nước ô nhiễm lây lan sang người khác thông qua vật dụng dùng chung, ruồi, tiếp xúc qua tay , đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh ngắn 12 -24 h
- · Phòng bệnh khi chưa có dịch: -Bệnh rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải: Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng , phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường · Khi đang có dịch: - Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, thông thường dùng Chloroxit 0,4% ( hoặc Natriclorua 0,9% nhỏ mắt nhiều lần/ ngày. thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra mắt 2 lần/ ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5 - 7 ngày phải đến khám BS nhãn khoa (tốt nhất là đến ngay khi có các triệu chứng đầu tiên) - Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếpxúc nên có khẩu trang - Trong vùng có dịch ( hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạtđộng tập trung đông người - Không nên đến các bể bơi công cộng. Nói chung đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lâynhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh Dịch đau mắt đỏ lan rộng Tại nhiều tỉnh, thành phố, dịch đau mắt đỏ đã bùng phát trên diện rộng. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh này cần điều trị dài ngày, dễ lây gây tốn kém tiền bạc, bất tiện trong sinh hoạt và công việc. ngày đau mắt 2 lần
- 10 ngày trước, chị Nguyễn Thị Hoa (thị xã Bình Phước) đã cảm giác cộm trong mắt, đau nhức, chảy nước mắt, khi ngủ dậy có nhiều rỉ vón cục. Tuy nhiên, do công việc bận rộn nên chị không đi khám, chỉ rửa nước muối qua loa. Nhưng 2 hôm sau, con gái rồi chồng chị đều bị đau mắt. Đi khám, bác sĩ cho biết, chị bị đau mắt đỏ, kê thuốc cho cả nhà. Sau 7 ngày, chị, chồng chị và con gái đều đã hết đỏ mắt, gần như khỏi hẳn. Nhưng rồi bà nội quê ra thăm, bà bị đau mắt đỏ, và chị lại bị đau mắt trở lại, lần này nhức buốt hơn bình thường. Một ca khám bệnh tại Bệnh viện Mắt T.Ư. Bác sĩ Lê Văn Giang – Trưởng khoa mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước cho biết, bệnh đau mắt đỏ không hề có miễn dịch nên nhiều bệnh nhân vừa khỏi vài ngày, khi tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ khác, lại bị lây.
- Theo bác sĩ Giang, hiện nay, mỗi ngày bệnh viện Đa khoa Bình Phước tiếp nhận 100- 120 bệnh nhân đến khám mắt, trong đó có đến 70% bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Tình hình dịch bệnh đã diễn ra hơn nửa tháng, bệnh nhân ngày càng đến cấp tập. Bác sĩ Giang cho biết, thời tiết mưa nắng thất thường, gió mùa tạo điều kiện cho virus adeno – virus gây đau mắt đỏ phát triển. Trong khi đó, người dân lại chủ quan, không giữ gìn vệ sinh, phòng ngừa cho mình và người thân, khi bị đau mắt đỏ cũng không kiêng cữ, tránh tiếp xúc, làm bệnh lây lan trên diện rộng. Tại Bệnh viện Mắt T.Ư, bác sĩ Hoàng Cương – Trưởng khoa khám bệnh cũng cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân đến khám, ngày cao điểm có đến hơn 2.000 bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Không chủ quan Bác sĩ Giang chia sẻ, nhiều bệnh nhân năm nào cũng bị đau mắt đỏ, có năm bị 2-3 lần nhưng khi bác sĩ yêu cầu giữ vệ sinh thì đều lắc đầu kêu… khó. “Bệnh do virus nên không cần điều trị cũng có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân phải giữ mắt không bị bụi bẩn bay vào, không đưa tay dụi mắt, không xem tivi, đọc sách báo, chơi máy tính để mắt được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nếu kiêng tốt thì bệnh có thể khỏi nhanh hơn, chỉ mất 3-4 ngày. Giữ vệ sinh quyết định đến 70% hiệu quả trong điều trị” – bác sĩ Giang nhấn mạnh. Theo bác sĩ Cương, bệnh đau mắt đỏ nếu giữ vệ sinh không tốt có thể biến chứng viêm giác mạc, để lại sẹo giác mạc, giảm thị lực dẫn đến mù lòa. Bệnh viện thường tiếp nhận những bệnh nhân bị biến chứng do tự ý mua thuốc về nhỏ dài ngày, khiến mắt bị glocom, tức bệnh thiên đầu thống. “Một số loại thuốc chữa đau mắt như Clodexa, Nemydexa, Dexaclor, Polydexa... có chất gây giảm miễn dịch mắt, nếu dùng không đúng chỉ định của bác sĩ, dùng liều cao, dùng kéo dài ngày có thể gây chứng tăng nhãn áp, dẫn đến mù lòa. Vì thế, bệnh nhân
- tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt” - bác sĩ Cương cho biết. "Virus gây bệnh đau mắt đỏ lây qua đường tiếp xúc. Vì thế, bệnh nhân bị đau mắt nên nghỉ học, nghỉ làm, tránh tiếp xúc gần với mọi người, dùng riêng đồ dùng cá nhân kể cả bát đũa ăn cơm”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH THƯỜNG GẶP - Bệnh Zona
5 p | 225 | 28
-
Stress và cách phòng chống
5 p | 171 | 27
-
Cách chữa chóng mặt
5 p | 206 | 21
-
Hoa cúc sơ phong tiết nhiệt, phòng chống cảm cúm
6 p | 129 | 14
-
10 CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU LƯNG CỰC KỲ HIỆU QUẢ
4 p | 109 | 13
-
Phòng chống huyết áp thấp mạn tính bằng khí công
3 p | 128 | 13
-
Nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt, vì sao?
5 p | 179 | 10
-
Đối phó với bệnh đau nửa đầu
5 p | 594 | 10
-
Bệnh Học Thực Hành: KẾT MẠC VIÊM
6 p | 96 | 9
-
Chóng mặt tư thế lành tính
6 p | 145 | 9
-
Điểm mặt “bệnh mùa xuân” và cách phòng tránh
6 p | 126 | 8
-
Tự xoa bóp phòng chống thống kinh
2 p | 87 | 6
-
5 bệnh tật trẻ thường gặp và cách phòng tránh
9 p | 82 | 6
-
TÀI LIỆU BỆNH HỌC THỰC HÀNH - KẾT MẠC VIÊM
11 p | 66 | 5
-
Chóng mặt, Choáng váng và Phương pháp phòng tránh chóng mặt tại nhà (Kỳ 1)
6 p | 128 | 5
-
Bệnh và cách phòng chống đau mắt đỏ
5 p | 142 | 3
-
Dịch đau mắt đỏ và cách phòng chống
4 p | 109 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn