intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt, vì sao?

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

179
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con tôi 13 tuổi, đang học lớp 8. Cháu thường xuyên bị nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt làm ảnh hưởng đến việc học tập. Trước đây khi cháu bị viêm xoang thì có triệu chứng nhức đầu nhiều và cảm giác buồn ngủ khi tập trung vào việc học; tuy nhiên đã chữa khỏi từ năm ngoái, do đó khả năng nhức đầu kèm chóng mặt do viêm xoang có thể bị loại trừ. Chế độ dinh dưỡng của cháu tương đối đầy đủ và ngủ 8 giờ/ngày. Trường hợp cháu nhịn uống nước do sợ phải đi vệ sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt, vì sao?

  1. Nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt, vì sao? * Con tôi 13 tuổi, đang học lớp 8. Cháu th ường xuyên bị nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt làm ảnh hưởng đến việc học tập. Trước đây khi cháu bị viêm xoang thì có triệu chứng nhức đầu nhiều và cảm giác buồn ngủ khi tập trun g vào việc học; tuy nhiên đã chữa khỏi từ năm ngoái, do đó khả năng nhức đầu kèm chóng mặt do viêm xoang có thể bị loại trừ.
  2. Chế độ dinh dưỡng của cháu tương đối đầy đủ và ngủ 8 giờ/ngày. Trường hợp cháu nhịn uống n ước do sợ phải đi vệ sinh trong trường và không có thời gian vận động (chơi thể thao hay tập thể dục) có ảnh hưởng đến bệnh nhức đầu, chóng mặt hay không? Tôi nên đưa cháu đi tư vấn, kiểm tra sức khỏe ở đâu để chữa bệnh cho cháu. Trước đây cháu đã được khám bệnh và kiểm tra xoang, não nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân bệnh. (Anh Thư) - Trả lời:
  3. Nhức đầu ở trẻ em thường là do migren và stress. Nếu xảy ra thường xuyên, có nghĩa là hơn 15 ngày trong 1 tháng hay trên 3 tháng, thì được gọi là nhức đầu mạn tính mỗi ngày. • Migren ở trẻ em gây nhức đầu, mắc ói, ói, đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Trong khi migren ở người lớn gây đau nửa đầu thì ở trẻ em gây đau ở cả hai bên đầu. Những cơn nhức đầu thường kéo dài khoảng một tiếng hay hơn. • Nhức đầu do stress cho cảm giác đầu bị ép lại ở cả hai bên, kéo dài từ 30 phút đến nhiều ngày. Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, nhức đầu ở trẻ em còn do: - Chấn thương nhẹ ở đầu. - Nhiễm trùng: viêm tai, viêm xoang, cúm.
  4. - Yếu tố di truyền nếu trong gia đình có bệnh sử nhức đầu. - Yếu tố môi trường (thay đổi thời tiết). - Thiếu nước. - Cận thị chưa phát hiện. - Bột ngọt hay thực phẩm chứa caffein (soda, sôcôla, cà phê, trà ). Trường hợp con bạn có một chi tiết đáng chú ý là cháu ít uống nước vì sợ đi vệ sinh. Thiếu nước nhẹ (1-2% trọng lượng cơ thể) có thể gây mệt, nhức đầu, chóng mặt nhưng thiếu nước nhiều hơn (3-5% trọng lượng cơ thể) có thể gây phản ứng chậm, mất tập trung, khó phán đoán. Vậy chị nên cho cháu uống nhiều nước hơn, khoảng 2 lít mỗi ngày hay 8 ly nước, uống rải đều trong ngày. Uống nước nhiều còn giúp ngừa táo bón, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và bệnh thận. Ngoài ra nên cho cháu kiểm tra thị lực, tạo điều kiện để cháu vận động thường xuyên, giảm stress, tránh các thực phẩm gây nhức đầu. Nếu những biện pháp trên không cải thiện được tình trạng của cháu thì nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 (TP.HCM).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2