intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

175
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut đậu mùa (virut variola) gây nên, lây chủ yếu bằng đường hô hấp. Bệnh dễ gây thành dịch lớn, tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm "bệnh tối nguy hiểm". Lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng, ban từ dát sẩn tiến đến phỏng nước và hoá mủ, để lại sẹo vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trường hợp mắc bệnh đậu mùa cuối cùng được ghi nhận là năm 1977, ở Somali. Năm 1980,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)

  1. BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Định nghĩa: Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut đậu mùa (virut variola) gây nên, lây chủ yếu bằng đường hô hấp. Bệnh dễ gây thành dịch lớn, tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm "bệnh tối nguy hiểm". Lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng, ban từ dát sẩn tiến đến phỏng nước và hoá mủ, để lại sẹo vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trường hợp mắc bệnh đậu mùa cuối cùng được ghi nhận là năm 1977, ở Somali. Năm 1980, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa đã được tiêu diệt trên toàn thế giới nhờ có chương trình tiêm chủng vacxin đậu mùa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên những hiểu biết về bệnh vẫn cần được quan tâm.
  2. 2. Mầm bệnh: Là virut đậu mùa (virut variola, thuộc họ Poxviridae), có kích thước tới 300 micromet. Là một loại virut rất khỏe, sống được rất lâu, ở vẩy đậu sống được 1 năm, ở nhiệt độ từ 4-20°C virut sống được nhiều năm, đề kháng tốt với dung dịch: phenol, glycerin, và nước đá; nhưng lại dễ bị diệt ở nhiệt độ trên 55°C và dung dịch xanh metylen, thuốc tím, Iốt. 3. Nguồn bệnh: Nguồn bệnh là người bệnh từ thời kỳ khởi phát cho tới khi tróc hết vẩy. Thời kỳ lây mạnh nhất là lúc nốt đậu hoá mủ, bong vẩy, không có người lành mang VR 4. Đường lây: Lây chủ yếu qua đường hô hấp. - Virut có trong nước bọt, nước mũi bệnh nhân tung ra môi trường xung quanh khi bệnh nhân ho, hắt hơi và người lành hít phải (lây truyền trực tiếp). - Virut sống trong không khí - bụi, các đồ vật của bệnh nhân như quần áo, đồ dùng bị bẩn bởi mủ, vẩy đậu, chất tiết... từ đây làm lây cho người lành. 5. Cơ thể cảm thụ:
  3. Mọi người không phân biệt nòi giống, màu da, tuổi tác... đều cảm thụ với bệnh. Trẻ em dễ cảm thụ nhất, nhất là ở tuổi từ 2-20 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi ít bị bệnh vì có miễn dịch từ mẹ truyền cho, từ tháng thứ 2 miễn dịch giảm dần. Sau khi mắc bệnh thì có miễn dịch vững bền. Ngoài ra còn có miễn dịch chéo giữa đậu mùa và đậu bò (ngưu đậu). Đó là cơ sở để làm vắc xin phòng bệnh. II. LÂM SÀNG: 1. Các thể lâm sàng của bệnh đậu mùa: - Thể thông thường: chiếm 70% trong vụ dịch. Tuy nhiên là thể thông thường nhưng bệnh cảnh cũng đa dạng, nên được chia ra: + Thể hội tụ: ban mủ dày thành đám, liên kết lại với nhau ở mặt và tay. Triệu chứng toàn thân nặng, thường tử vong 62%. + Bán hội tụ (semiconfluent): ban mủ dày thành đám chỉ ở mặt và ban rải rác ở các nơi khác. Tử vong thường 37%. + Ban rải rác: ban lẻ tẻ, rải rác xen kẽ những vùng da bình thường. Thể này thường nhẹ, nhưng có thể tử vong 9%. - Thể nhẹ: thường xảy ra ở những người đã được chủng vacxin. Ban mọc thưa, không đủ các giai đoạn của nốt đậu.
  4. - Thể không điển hình: chỉ có sốt, không có ban. Chỉ có thể chẩn đoán được trong vụ dịch nhờ xét nghiệm đặc hiệu. - Đậu mùa dạng ban phẳng (flat type): Ban mủ hội tụ hoặc bán hội tụ nhưng phẳng, không có lõm ở tâm. Loại này hay gặp ở trẻ em và thường là tử vong. - Đậu mùa thể xuất huyết: thể này thường nặng và hay gặp ở phụ nữ có thai. Có thể gặp xuất huyết sớm hoặc muộn ở trên da và niêm mạc. Xuất huyết kèm theo nhiễm độc toàn thân nặng và trụy tim mạch. + Xuất huyết sớm: khi chưa có mọc ban (thường ngày 2-4 của bệnh). + Xuất huyết muộn: khi nốt đậu làm mủ. 2. Đậu mùa thể thông thường điển hình: 2.1. Thời kỳ nung bệnh: Trung bình từ 12-13 ngày, có thể ngắn là 5 ngày, dài là 15 ngày. 2.2. Thời kỳ khởi phát: - Khởi phát đột ngột bằng sốt cao và rét run một cách tự nhiên. Sốt cao 39- 40°C, mạch nhanh. Sau vài giờ bệnh nhân rất mệt, đau đầu không chịu được,
  5. chóng mặt ù tai, đau dọc sống lưng, gáy và bả vai trở xuống, khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường ngay từ ngày đầu. Kèm theo đái khó, bí đái. - Bệnh nhân nôn liên tục, đau vùng thượng vị, mặt xung huyết, viêm kết mạc, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mắt long lanh trông vẻ sợ hãi. - Thường ngày thứ 2 (24-40%) có "tiền ban" giống ban sởi. Nơi hay phát ban là ở bẹn, ở hai nách, dưới vú. ở mặt không có ban. Sau 1-2 ngày, "tiền ban" lặn hết thì đến giai đoạn mụn đậu mọc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2