intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh gỉ sắt ở Cây bắp (ngô) và cách phòng trị

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

352
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh này do nấm Puccinia maydis gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng bắp (ngô) của nước ta. Chúng có thể xuất hiện ngay từ khi cây bắp còn nhỏ cho đến lúc thu họach. Nếu bệnh phát sinh sớm dễ làm cho lá bắp bị khô rụi sớm, cây còi cọc rất khó phục hồi, và có thể bị chết nếu bệnh qúa nặng. Bệnh thường phát triển và gây hại mạnh vào những thời gian có nhiệt độ không khí trung bình, thời tiết mát mẻ, ẩm độ không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh gỉ sắt ở Cây bắp (ngô) và cách phòng trị

  1. Bệnh gỉ sắt ở Cây bắp (ngô) và cách phòng trị
  2. Bệnh này do nấm Puccinia maydis gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng bắp (ngô) của nước ta. Chúng có thể xuất hiện ngay từ khi cây bắp còn nhỏ cho đến lúc thu họach. Nếu bệnh phát sinh sớm dễ làm cho lá bắp bị khô rụi sớm, cây còi cọc rất khó phục hồi, và có thể bị chết nếu bệnh qúa nặng. Bệnh thường phát triển và gây hại mạnh vào những thời gian có nhiệt độ không khí trung b ình, thời tiết mát mẻ, ẩm độ không khí cao hoặc có mưa. Trong cùng một vụ những ruộng trồng dầy, ruộng bị bít bùng, thiếu ánh sáng, những ruộng trồng quảng canh thiếu sự đầu tư chăm sóc cao... thường là những ruộng bị bệnh hại nhiều hơn các ruộng khác. Bệnh gây hại chủ yếu trên phiến lá, nếu nặng có thể gây hại trên cả bẹ lá và lá bi. Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mầu vàng trong, sau đó lớn dần tạo thành những ổ nổi có kích thước khoảng 1mm. Những ổ này lớn dần và sẽ làm rách, vỡ những tế bào biểu bì phía ngòai lúc đó sẽ để lộ ra khối bột mầu nâu đỏ giống mầu của gỉ sắt (mà chi gọi là mầu gạch non), đó là giai đọan hình thành ổ bào tử hạ. Đến cuối giai đọan sinh trưởng của cây bắp, trên lá bệnh có thể xuất hiện những ổ nổi mầu đen, đó là giai đọan hình thành ổ bào tử đông. Nếu bị hại nặng, nhiều vết bệ nh dày đặc trên lá sẽ làm lá bị khô cháy, diện tích lá bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình quang
  3. tổng hợp tạo vật chất hữu cơ nuôi cây, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của hạt. Trong thư chị muốn được hướng dẫn cách chữa bệnh, nhưng xin nói thêm với chị là những lá đã bị bệnh rồi thì không chữa được, có chăng chỉ còn có cách phun xịt thuốc và một vài biện pháp bổ trợ khác để hạn chế bệnh phát triển thêm mà thôi. Để hạn chế bệnh tốt nhất là chị phải chủ động áp dụng kết hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Sau đây là những biện pháp cơ bản: -Sau khi thu họach bắp chị cần dọn sạch sẽ tàn dư thân lá của cây bắp rồi đưa ra khỏi ruộng. Trước khi gieo trồng bắp vụ sau cần cày bừa, xới đất kỹ, chôn vùi thân lá của cây bắp ở vụ trước nếu còn sót lại để tiêu diệt nguồn bệnh có sẵn trong đất, hạn chế bớt nguồn bệnh truyền qua vụ sau. -Chăm sóc chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây bắp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với bệnh và hạn chế tác hại do bệnh gây ra. -Sử dụng những giống bắp có khả năng chống bệnh cao như một số giống bắp lai. Không nên trồng qúa dầy, chỉ trồng với mật độ hợp lý tùy theo
  4. đặc điểm và yêu cầu của từng giống, tỉa định cây sớm, làm cỏ kịp thời, sạch sẽ để ruộng bắp luôn thông thóang. -Khi ruộng bị bệnh chị có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: Bayfidan 25EC hoặc 250EC; Bamper 250EC; Anvil 5SC; Sumi-Eight 12.5 WP...để phun xịt. Trước khi sử dụng chị nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì. Nếu ruộng đã bị hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc chị nên tăng cường bón thêm phân và tưới đủ ẩm cho ruộng bắp để cây bắp phục hồi nhanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2