intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

121
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giãn phế quản (GPQ) là một bệnh giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản từ cấp 3 đến cấp 8, do tổn thương phá hủy cấu trúc thành phế quản. 2/ Nguyên nhân: - Viêm hoại tử thành PQ do nhiễm khuẩn như: cúm, sởi, ho gà, PQ- phế viêm. - Chít hẹp PQ do U, dị vật, lao PQ…phía dưới chổ chít hẹp dễ bị nhiễm khuẩn và áp lực tăng - giãn PQ - Do tổn thương xơ quanh PQ gây co kéo: lao xơ hang, áp xe phổi. - Do bẩm sinh: H/C Kartagener( GPQ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN

  1. GIÃN PHẾ QUẢN I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Giãn phế quản (GPQ) là một bệnh giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản từ cấp 3 đến cấp 8, do tổn thương phá hủy cấu trúc thành phế quản. 2/ Nguyên nhân: - Viêm hoại tử thành PQ do nhiễm khuẩn như: cúm, sởi, ho gà, PQ- phế viêm. - Chít hẹp PQ do U, dị vật, lao PQ…phía dưới chổ chít hẹp dễ bị nhiễm khuẩn và áp lực tăng -> giãn PQ - Do tổn thương xơ quanh PQ gây co kéo: lao xơ hang, áp xe phổi.
  2. - Do bẩm sinh: H/C Kartagener( GPQ + Polip mũi+ viêm xoang+ đảo lộn phủ tạng); H/C Mounier-Kuhn (GPQ + Viêm xương sàng) II. LÂM SÀNG: 1 - Triệu chứng lâm sàng: của giãn phế quản phụ thuộc vào độ lan rộng, mức độ nặng nhẹ, thời gian mắc bệnh và biến chứng. - Gặp ở tuổi trẻ (T sử bệnh nhân thường hay có các đợt ho, sốt do nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp trên hoặc ở những bệnh nhân đã mắc lao phổi) * Cơ năng: + Giãn phế quản thể ướt: Toàn thân thường có những đợt sốt tái diễn, gầy sút thiếu máu, yếu sức. - Ho, khạc đờm nhiều, số lượng có thể tới 300ml/24giờ, thường khạc vào buổi sáng sớm. Khi có các đợt nhiễm khuẩn thì khạc đờm nhầy mủ, khi khạc đờm mủ thì bệnh nhân sốt tăng. Đờm khạc ra nếu để lắng vào cốc thì thường có 3 lớp theo thứ tự từ trên xuống: bọt – nhầy – mủ + Giãn phê quản thể khô: - Triệu chứng cơ năng chủ yếu là ho ra máu tái diễn nhiều năm, nhiều lần, ít khạc đờm
  3. - Tiến triển nặng dần nếu không được điều trị - Triệu chứng khó thở thường gặp ở giãn phế quản lan toả, nặng ở giai đoạn cuối của bệnh * Triệu chứng thực thể: - Người gầy, xanh xao -Ngón tay dùi trống gặp ở 1/3 đến 1/2 số bệnh nhân giãn phế quản, nhưng chủ yếu gặp ở bênh nhân thể lan toả, thể ướt, bị lâu năm. -Nghe phổi có ran ẩm, ran nổ ở một bên phổi hoặc cả hai bên đáy phổi, vị trí nghe khá cố định. -Có thể khám thấy hội chứng đông đặc co kéo do một thuỳ dưới phổi bị xẹp. -Nghe phổi có tiếng rít, bệnh nhân khó thở nhanh nông và các biểu hiện suy giảm chức năng hô hấp và tâm phế mạn có thể gặp ở những bênh nhân già kết hợp với viêm phế quản mạn và khí phế thũng (COPD). 2 .Cận lâm sàng * Xquang chuẩn có giá trị gợi ý chẩn đoán Xquang chuẩn có thể có những hình ruột bánh mỳ:
  4. + Mạng mạch máu, trục phế quản dày lên và xít lại ở đáy phổi. + Có các ổ tròn sáng từ 1- 2 cm đường kính ở đáy phổi kèm theo mức khí nước(Air- fluid levels ). Thuỳ phổi có ổ giãn nhỏ lại. *Chụp phế quản cản quang: Đây là biện pháp chẩn đoán xác định giãn phế quản. Chụp phế quản cản quang giúp chẩn đoán thể giãn phế quản và độ lan rộng của giãn phế quản. * Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT) lớp cắt 1m m có độ nhạy cao Các triệu chứng của giãn phế quản trên phim chụp HRCT: -Các đường thở bị giãn, thành dày tạo thành các đương mờ song song (hình ảnh đường ray), -Các hình mờ vòng nhẫn có đường kính lòng lớn hơn 1,5 lần đường kính các mạch máu đi cùng. -Hình ảnh phế quản giãn chứa hơi tạo thành các ổ sáng tập trung giống hình tổ ong -Hình ảnh phế quản chứa dịch tạo thành các giả mờ , hình mức khí-nước đường kính không quá 2cm.
  5. -Thấy được hình phế quản ở ngoại vi của phổi trong khoảng 1cm tính từ màng phổi thành vào. * Soi phế quản: được chỉ định để tìm nguyên nhân chít hẹp do u, dị vật; hoặc phát hiện vị trí ho ra máu và điều trị cầm máu. * Xét nghiệm máu: trong các đợt nhiễm khuẩn bạch cầu thường tăng, N tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, tốc độ lắng máu tăng. * Xét nghiệm chức năng hô hấp: có rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hỗn hợp. * Xét nghiệm vi khuẩn đờm hoặc dịch rửa phế quản phế nang có thể thấy vi khuẩn (+). - Mantoux, soi AFB để phân biệt với lao - Cấy đờm tìm BK và làm kháng sinh đồ vì trong GPQ dễ bị bội nhiễm - Đo thông khí phổi: có thể thấy RL thông khí tắc nghẽn hoặc hổn hợp: RLTK tắc nghẽn: RLTK hổn hợp: VC : bình thường VC : giảm FEV1: giảm FEV1: giảm Tiffeneau : giảm Tiffeneau : giảm
  6. III - CHẨN ĐOÁN: Giãn phế quản thể khô ( hay thể ướt), 1/ Chẩn đoán GPQ: + Ho khạc đờm dai dẳng( thường khạc đờm vào buổi sáng, số lượng nhiều, Đờm có thể lắng thành 3 lớp từ trên xuống: bọt-nhầy-mủ) gặp trong GPQ thể ướt + Ho ra máu tái diễn không khạc đờm trong GPQ thể khô. + Khám phổi có thể thấy: - H/C PQ ùn tắc: ran ẩm - H/C đông đặc : ran nổ - H/C PQ co thắt : ran rít, ran ngáy - H/C hang : ran hang, tiếng thổi hang - H/C khí phế thủng: lồng ngực hình thùng, gõ vang. + Ngón tay dùi trống… + XQ : Tổn thương rốn phổi 2 bên, mờ không thuần nhất, Các ổ tròn sáng =
  7. - H/C hang - H/C đông đặc nhu mô phổi - H/C khí phế thủng. + Chẩn đoán xác định dựa vào Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT= High Reolution Computed Tomography) hoặc chụp PQ cản quang: Nhìn thấy ổ GPQ tập trung ở 2 bên rốn phổi bên cạnh là mạch máu PQ to >= 1,5 lần so với mạch máu thì được chẩn đoán là GPQ 2/ Chẩn đoán thể: * GPQ thể ướt: - Ho khạc đờm nhiều năm, số lượng nhiều > 200ml/24h - Ho khạc đờm thường xuyên - Đờm có 3 lớp: bọt-nhầy-mủ - ran ẩm, ran nổ - Ngón tay dùy trống - hay tiến triển thành tâm phế mạn
  8. - XQ: hình ảnh ruột bánh mỳ * GPQ thể khô: - Ho ra máu, không có đuôi khái huyết - Bệnh diễn biến vài năm, ho từng đợt, - Ho ra máu nhiều năm, nhiều lần - Tiến triển nặng dần nếu không được điều trị 3/ Chẩn đoán phân biệt: - Lao phổi có hang nhỏ ở thùy dưới. - Viêm phế quản mạn - Abcess phổi IV- TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG: 1/ Tiến triển: - Bệnh không tự khỏi được, nếu không điều trị thì các ổ giãn có xu hướng lan rộng, thỉnh thoảng bị bội nhiễm làm cho bệnh nặng dần 2/ Biến chứng:
  9. - Bội nhiễm phổi - Phế quản: dịch mủ ứ đọng trong ổ giãn-> viêm, áp xe hóa. - Ho ra máu dai dẳng, có khi ho ra máu nặng-> tử vong - Biến chứng VPQM, Khí phế thủng. - Biến chứng toàn thân: suy hô hấp mạn, Tâm phế mạn, thoái hóa dạng tinh bột ở gan và thận. V - ĐIỀU TRỊVÀ DỰ PHÒNG.: 1.Điều trị: bao gồm kháng sinh, tăng dẫn lưu đờm , điều trị biến chứng. 1.1.Kháng sinh: - Chỉ định trong các đợt bùng phát: khạc đờm nhày mủ, khó thở, các biến chứng nhiễm trùng phổi, màng phổi. - Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, khi chưa có kháng sinh đồ lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm, các vi khuẩn hay gặp trong giãn phế quản: Haemophilus influenza, pseudomonas aeruginosa, staphylococcus aureus. Các kháng sinh còn đáp ứng tốt trong điều trị theo kinh nghiệm: Nhóm bêtalactam kết hợp với axitclavulanic, quinilon, azithomycin.Tuỳ theo mức độ có thể d ùng đơn lẻ
  10. hoặc kết hợp.Nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa:kết hợp nhó m bêtalactam và nhóm quinolon hoặc với nhóm aminoside. 1.2. Corticoid: - Trong đợt cấp có thể cho đường uống hoặc tiêm, đặc biệt khi có ran rít và tăng tiết nhiều. Corticoid có tác dụng giảm tiết dịch phế quản, giảm huy động các tế bào viêm, giảm tăng tính phản ứng phế quản trong giãn phế quản. Không dùng corticoid đường toàn thân kéo dài dễ xuất hiện các biến chứng nhiễm tr ùng cơ hội do suy giảm miễn dịch: lao, nấm... - Ngoài đợt bùng phát có thể dùng corticoid dạng hít liều < 1500mg/ ngày. 1.3. Dẫn lưu đờm: - Luôn xác định đây là khâu rất quan trọng trong điều trị giãn phế quản thể ướt, tránh ùn tắc tạo điều kiện cho các khuẩn lạc phát triển và hạn chế xẹp phổi. - Dẫn lư*u phế quản theo tư thế hàng ngày và trong các đợt bùng phát. - Vận động hô hấp liệu pháp: Tập thở, tập ho khạc, vỗ dung. - Các thuốc làm loãng đờm: mucomyst, exomuc, natribenzoat... - Không dùng các thuốc giảm ho như codein, hoặc các thuốc ngủ trong gian phế quản.
  11. 1.5. Điều trị các biến chứng không nhiễm trùng: - Khái huyết: bất động, trấn tĩnh an thần, dùng thuốc co mạch, truyền máu t ươi cùng nhóm, soi phế quản cầm máu bằng bơm NaCl 0,9% lạnh, dung dịch adrenalin pha loãng, hoặc dùng bóng bịt lỗ phế quản chảy máu, gây tắc động mạch phế quản * Bất động BN tuyệt đối. * Tinh chất hậu yên của Bò: Post-hypophyse: Glanduitrin, Pituitrin, Hypantyl - Tác dụng: Co mao mạch trung ương, giãn mạch ngoại vi , cầm máu - LL&CD: ống 5 UI/1ml + 20ml Glucose 30% x 4h/lần tiêm TMC 7-10p; Glanduitrin 20 UI pha 250ml Glucose 5% truyền TM chậm 0,2- 0,4UI/phút tùy mức độ. *Cầm máu theo cơ chế đông máu, chống tan sợi tơ huyết: -Hemocaprol ống 10ml=2g x 1-2ô/24h( có thể dùng tới 5ô/8h) truyền hoặc tiêm TM( pha với NaCl 0,9% hoặc Glucose 5%) + CCĐ: khi có huyết khối, suy thận, có thai 6 tháng đầu. -Transamin:Viên nén 500mg; ống 50mg/5ml
  12. + Liều trung bình 1000mg/24h. -Wincynol: Có tác dụng co mao mạch. -Vitamin K: - TD: tăng tổng hợp prothrombin ở gan - LL&CD: Vitamin K1 5mg x 4-8ô/24h IM + Thuốc đông y: Cỏ nhọ nồi, huyết hư thán, trắc bách diệp, tam thất nam sao đen… - Phẫu thuật cắt bỏ ổ giãn: chỉ định phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại, ho máu số lượng lớn tái diễn nhiều lần diều trị nội khoa, tắc mạch không kết quả, bệnh nhân ở xa trung tâm cấp cứu, xẹp phổi, biến chứng áp xe phổi ổ lớn, GPQ khu trú. - Điều trị suy hô hấp và tâm phế mạn: thở oxy, trợ tim, lợi tiểu. 2 - Điều trị dự phòng : - Bỏ thuốc lá. - Điều trị các ổ nhiễm trùng răng miệng, tai mũi họng. - Vận động hô hấp liệu pháp.
  13. - Kiểm soát khuẩn lạc nhiễm trùng: tiêm vaxin chống cúm, chống vi khuẩn, tăng cường miễn dịch, tăng cường nuôi dưỡng. Không dùng kháng sinh dự phòng, dễ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh của các khuẩn lạc đường thở dưới. 3/ Đơn tham khảo: *BN: Bùi Nguyên Hảo 50T ∆: GPQ thể ướt 1.Metronidazol0,5 x 2 lọ/24h truyền TM 2.Ciprofloxacin0,2 x 2lọ/24h tiêm TMC.(độc với gan, thận) 3.Eganin 200mg x 4 viên/24h uống s,c 4.Mucomyst200mg x 3 gói uống s,t,c( Acetyl Cystein) 5.Theophylin 0,1 x 3-4viên / 24h * Đỗ Hùng Mạnh 37T ∆: GPQ thể khô 1.Cefotaxim x 2lọ IV-IM 2.Gentamycinx 1ống IV-IM
  14. 3.Eganin 200mg x 2v/24h 4.Transamin0,5 x 2ống IM( cầm máu theo cơ chế ĐM) 5.Wincynonx 2ống ( co mạch máu-> cầm máu) 6.Codein x 4v ( giảm ho) 7.Seduxen x1v uống tối. BS. Nguyễn Văn Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2