intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Giun Đũa Trên Heo

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

327
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bao gồm giun đũa, giun phổi -Do heo ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn bị nhiễm (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa…) Tùy theo số lượng và mức độ của ấu trùng nhiều hay ít mà heo có những dấu hiệu triệu chứng sau: heo sốt, kém ăn, gầy yếu, sút cân, niêm mạc trắng bạch, heo bị tiêu chảy, mất máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Giun Đũa Trên Heo

  1. Bệnh Giun Đũa Trên Heo ĐẶC ĐIỂM -Bao gồm giun đũa, giun phổi -Do heo ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn bị nhiễm (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa…) TRIỆU CHỨNG - Tùy theo số lượng và mức độ của ấu trùng nhiều hay ít mà heo có những dấu hiệu triệu chứng sau: heo sốt, kém ăn, gầy yếu, sút cân, niêm mạc trắng bạch, heo bị tiêu chảy, mất máu, … - Trên heo thông thường nhiễm giun đũa, giun phổi là nhiều nhất. - Giun đũa: Ở heo lớn triệu chứng không rõ ràng và phần lớn là mang và gieo rắc mầm bệnh. Bệnh nặng thường ở trên heo con từ 2-5 tháng tuổi. Ấu trùng gây viêm phổi, thở nhanh, giun sống trong ruột có thể gây rối loạn tiêu hóa, gầy, nhiều khi ruột bị tắt có thể gây thủng ruột, đau bụng… - Giun phổi: heo từ 2-6 tháng tuổi hay mắc bệnh với các
  2. triệu chứng: chạm lớn, suy dinh dưỡng, ho ( vào lúc sáng sớm và chiều tối) giai đọan đầu heo ăn bình thường nhưng chậm lớn, giai đọan cuối ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, ít cử động, heo thở khó khăn, gầy dần rồi chết…
  3. Hình: Giun đũa đi kèm theo phân ra ngoài Hình: Giun đũa trong ruột Hình: giun phổi ký sinh ở đường hô hấp
  4. Hình: Gan bị bị những nốt hoại tử trắng do ấu trùng của giun đũa BỆNH TÍCH: Heo bị nhiêm giun trên đường tiêu hóa thường xuất hiện giun. Nếu số lượng nhiều thường gây viêm nhiễm ở vùng chúng ký sinh. - Giun đũa: Ấu trùng gây bệnh tích: viêm gan, viêm phổi (hầu hết ấu trùng ở phổi), giun trưởng thành ký sinh ở ruột non và gây bệnh tích làm ruột non mỏng. - Giun phổi: Ký sinh ở phổi và gây tổn thương phổ, viêm phổi hoại tử PHÒNG TRỊ BỆNH: -Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cung cấp thức ăn, nước uống sạch, không cho các côn trùng vào chuồng heo (giun đất là ký chủ trung gian lây bệnh giun phổi cho heo).
  5. - Ủ phân để tiêu diệt trứng giun đũa (không ủ phân gần chuồng nuôi). - Địng kỳ xổ giun cho đàn heo: SG.LEVASOL, LEVAMISOL-S, SG.PRAZILE, TASAHE, LEVAVET, SG.SIVERMECTIN 0,25% +Heo con: 2 tháng xổ 1 lần, heo lớn: 5-6 tháng xổ 1 lần để phòng bệnh +Trong trường hợp bệnh cũng dùng liều như trên, xổ 1 liều duy nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2