intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HO GÀ (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cận lâm sàng: 5.1. X quang phổi: Có thể có các hình ảnh sau: - Hình mờ từ rốn phổi tỏa xuống tận cơ hoành cả 2 bên. - Hình mờ tam giác, đỉnh ở rốn phổi đáy ở cơ hoành, thường thấy ở đáy phổi phải. - Hình mạng lưới thấy cả phế trường nhưng thường đậm ở đáy và cạnh rốn phổi. - Phản ứng màng phổi làm mờ góc sườn hoành, thường chỉ một bên. 5.2. Biến đổi huyết học: Chủ yếu là dòng bạch cầu trong giai đoạn xuất tiết và trong thời kỳ kịch phát....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HO GÀ (Kỳ 2)

  1. BỆNH HO GÀ (Kỳ 2) 5. Cận lâm sàng: 5.1. X quang phổi: Có thể có các hình ảnh sau: - Hình mờ từ rốn phổi tỏa xuống tận cơ hoành cả 2 bên. - Hình mờ tam giác, đỉnh ở rốn phổi đáy ở cơ hoành, thường thấy ở đáy phổi phải. - Hình mạng lưới thấy cả phế trường nhưng thường đậm ở đáy và cạnh rốn phổi. - Phản ứng màng phổi làm mờ góc sườn hoành, thường chỉ một bên. 5.2. Biến đổi huyết học: Chủ yếu là dòng bạch cầu trong giai đoạn xuất tiết và trong thời kỳ kịch phát. Số lượng bạch cầu tăng từ 20.000 đến 50.000 tế bào/mm3 ở máu ngoại vi, có khi lên tới 80.000 - 100.000/mm3. Tăng đặc biệt là bạch cầu lympho.
  2. 6. Biến chứng: 6.1. Biến chứng ở đường hô hấp: - Viêm phổi: là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 20%, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn. Tác nhân có thể do chính bản thân B. pertussis nhưng thường gặp nhất là do vi khuẩn thứ phát xâm nhập vào. - Xẹp phổi: chiếm tỷ lệ 5%. Nguyên nhân do các nút nhầy làm bít tắc các phế quản nhỏ. - Trong giai đoạn kịch phát, do cơn ho quá dữ dội dễ làm vỡ các phế nang gây ra tình trạng tràn khí mô kẽ hoặc tràn khí dưới da. 6.2. Biến chứng thần kinh: - Co giật thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. - Liệt nửa người, liệt chi và mất ngôn ngữ là do xuất huyết hoặc xung huyết não. - Tetanie xuất hiện khi trẻ nôn mửa nhiều. - Bệnh não cấp còn gọi là chứng kinh giật ho gà. 6.3. Biến chứng cơ học:
  3. Loét hãm lưỡi, vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, tụ máu dưới kết mạc, bầm tím dưới mí mắt, và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ. 7. Chẩn đoán: - Có nguồn lây rõ ràng. Lâm sàng chứng kiến cơn ho điển hình của ho gà. - Bạch cầu tăng cao trong máu ngoại vi và dòng lympho chiếm ưu thế. - Cấy tìm trực khuẩn ho gà từ dịch xuất tiết ở mũi họng. Tỷ lệ dương tính khoảng 30 - 60% trong giai đoạn xuất tiết hay đầu giai đoạn ho cơn. - Làm kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để xác định ADN của vi khuẩn ho gà lấy từ dịch mũi họng, kỹ thuật này rất nhanh và đặc hiệu hơn cấy tìm vi khuẩn. 8. Chẩn đoán gián biệt: Gián biệt cơn ho với các nguyên nhân sau: - B. parapertussis cũng gây ho giống ho gà nhưng lâm sàng nhẹ nhàng hơn. - B. bronchiseptica chỉ gây bệnh cho loài gặm nhấm, mèo. Người mắc bệnh do tiếp xúc với các loại súc vật ấy. - Adenovirus 1, 2, 3, 5, 12, 19. - Viêm khí phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi kẽ.
  4. - Viêm phổi do Mycoplasma: thông thường loại này sốt cao, ho dữ dội, đau đầu và nghe phổi có ran. Bệnh hay gặp ở trẻ lớn. 9. Dự phòng: - Chủng ngừa vaccin cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động (đạt hiệu quả từ 70 - 90%). - Phát hiện và cách ly sớm cho những trẻ nghi ngờ bị ho gà trong thời kỳ xuất tiết. - Dùng Erythromycine để dự phòng khi có nguồn lây ở gia đình hoặc tiếp xúc ở bệnh viện, đặc biệt cho trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc dùng trong 10 ngày. 10. Điều trị: - Với trẻ lớn và thể nhẹ thì có thể cho điều trị ngoại trú hay ở các tuyến cơ sở. Các thuốc an thần, giảm ho, long đàm, kháng histamine không có hiệu quả mà có thể gây nguy hiểm. - Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng hoặc bú nhiều lần trong ngày và từng ít một. Khi trẻ ho phải bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Phải hướng dẫn cho bà mẹ biết cách móc đờm giải, biết cách hô hấp nhân tạo miệng-miệng khi trẻ ngưng thở, tím tái trong bối cảnh chưa cấp cứu kịp. Phải tránh khói bếp, nhất là khói thuốc lá.
  5. - Những trường hợp nặng và trẻ quá nhỏ thì phải đưa vào bệnh viện để theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt. Điều trị thuốc: - Erythromycine 30 - 50 mg/kg/24 giờ chia 4 lần uống hoặc Cotrimoxazole 30 - 50 mg/kg/24 giờ. Kèm theo Prednisolone 1 - 2 mg/kg/ngày. Salbutamol 0,2 mg/kg/ngày. - Thời gian điều trị là 14 ngày. Đối với trẻ sơ sinh thì chống chỉ định với Cotrimoxazole.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1