BỆNH KHỚP VÀ ĐIỀU TRỊ (PHẦN 2)
lượt xem 8
download
Điều trị bằng tiêm thuốc vào ổ khớp (dành cho bác sĩ chuyên khoa) a) Chỉ định và chống chỉ định - Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp mãn tính thiếu niên, viêm màng hoạt dịch, viêm khớp sau chấn thương... thể bệnh một khớp hoặc vài khớp - Tuyệt đối không dùng trong viêm khớp do nhiễm khuẩn, không nên tiêm cho bệnh nhân với thoái hóa khớp tình trạng nặng, không tiêm quá 3 lần trong một khớp và không tiêm qúa 3 khớp trong một lần tiêm ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH KHỚP VÀ ĐIỀU TRỊ (PHẦN 2)
- BỆNH KHỚP VÀ ĐIỀU TRỊ - PHẦN 2 3.1.3. Điều trị bằng tiêm thuốc vào ổ khớp (dành cho bác sĩ chuyên khoa) a) Chỉ định và chống chỉ định - Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp mãn tính thiếu niên, viêm màng hoạt dịch, viêm khớp sau chấn thương... thể bệnh một khớp hoặc vài khớp - Tuyệt đối không dùng trong viêm khớp do nhiễm khuẩn, không nên tiêm cho bệnh nhân với thoái hóa khớp t ình trạng nặng, không tiêm quá 3 lần trong một khớp và không tiêm qúa 3 khớp trong một lần tiêm b) Thuốc sử dụng: - Steroid: dùng các loại dịch treo chậm tan để có tác dụng kéo dài: Triamcinolone hexacetonide (tác dụng ức chế viêm kéo dài nhất), prednisolone teriary- butylacetate. - Các thuốc khác: . Dùng acid osmic 1% . Dùng các đồng vị phóng xạ có đời sống bán hủy ngắn . Dùng men alpha chymotrypsin
- c) Tai biến . Viêm khớp mủ (do không vô khuẩn và khử khuẩn không tốt) . Viêm khớp tinh thể: cơn đau trội lên sau khi tiêm 12- 24 giờ thường khỏi sau một vài ngày, không cần can thiệp . Teo da tại chỗ tiêm: do tiêm nhiều lần 3.1.4. Điều trị bằng y học cổ truyền 3.2. Điều trị khác - Giáo dục bệnh nhân - Vật lý trị liệu - Ngoại khoa 4. ĐÁNH GIÁ, THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ: đáp ứng điều trị, tiến triển của bệnh, tác dụng phụ của thuốc - Về lâm sàng: đau và khả năng vận động - Về cận lâm sàng: các xét nghiệm đánh giá mức độ viêm như tốc độ huyết trầm, sợi huyết, CRP, điện di protein... 5. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
- 5.1. Viêm khớp dạng thấp 5.1.1 Chẩn đoán: dựa vào tiêu chuẩn ARA 1987 1/ Cứng khớp buổi sáng 1 giờ 2/ Viêm 3 nhóm khớp 3/ Viêm các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón hoặc khớp ngón gần) 4/ Viêm khớp đối xứng 5/ Nốt thấp 6/ Nhân tố thấp (+) 7/ Thay đổi trên X quang (thay đổi điển hình của viêm khớp dạng thấp ở 2 bàn tay như khuyết xương) Chẩn đoán xác định: phải có 4 tiêu chuẩn, tiêu chuẩn 1-4 phải 6 tuần 5.1.2. Nguyên tắc chung: - Kiên trì, liên tục, có khi suốt cả đời - Kết hợp nhiều biện pháp: nội, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình, tái giáo dục lao động nghề nghiệp. 5.1.3. Mục đích:
- - Chống hiện tượng viêm ở khớp và các mô khác. - Duy trì chức năng của khớp và cơ, phòng ngừa sự biến dạng. - Sửa chữa tổn thương ở khớp nhằm giảm đau hay phục hồi chức năng. 5.1.4. Điều trị nội khoa * Điều trị VKDT đợt tiến triển cấp (sưng đau, sốt, có tràn dịch) a. Nghỉ ngơi và dinh dưỡng - Nghỉ ngơi hoàn toàn trong trường hợp bệnh nặng, giai đoạn viêm đang hoạt động - Trường hợp nhẹ hơn có thể cho chế độ nghỉ ngơi điều độ - Có thể nghỉ ngơi tại khớp đau bằng nẹp - Chế độ dinh dưỡng thông thường b. Dùng thuốc: - Dùng một trong những thuốc kháng viêm nonsteroides đã nêu theo đúng nguyên t ắc sử dụng, dùng Antacid giữa các bữa ăn cho các BN có triệu chứng về tiêu hóa. Dùng Misoprostol (Alsoben 200mcg, 2-4v/ngày) kèm với Aspirin có thể làm giảm khả năng viêm trợt hoặc loét dạ dày xuất huyết ở BN có nguy cơ cao. Nếu sau một tuần sử dụng thuốc (có tác giả khuyến cáo cố gắng dùng ít nhất 2-3 tuần trước khi cho là không hiệu quả) mà không đẩy lùi được đợt tiến triển thì đổi thuốc hoặc chuyển sang dùng corticoides.
- - Dùng corticoides + Thể vừa: 16mg Methylprednisolone/ngày (hoặc tương đương) lúc 8 giờ sáng + Thể nặng: 40mg Methylprednisolone TM mỗi ngày, giảm dần và cắt khi điều trị cơ bản có hiệu lực (sau 3-6 tháng) + Thể tiến triển cấp tính nặng, đe doạ tính mạng: 500 – 1000 mg Methyl- prednisolone TTM 30-45 phút/ngày x 3ngày liên t ục rồi trở về liều 1mg/kg ngày và giảm dần liều + Điều trị dài hạn khi cần: 16-20mg Methylprednisolone/ngày lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm dần liều và duy trì 5-7,5mg lúc 8 giờ sáng hàng ngày. - Dùng thuốc điều trị cơ bản dành cho các bác sĩ chuyên khoa (Hydroxychloroquin, Methotrexate, Sulfasalazine, ức chế miễn dịch…): có thể làm chậm hoặc ngưng diễn tiến của bệnh, cần điều trị lâu dài và theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng. - Tiêm Corticoid esters vào trong khớp - Các thuốc và phương pháp y học cổ truyền 5.1.4. Tập luyện, vật lý trị liệu, và ngọai khoa.
- VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VKDT ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU TIẾN TRIỂN CHẬM TIẾN TRIỂN CẤP NSAIDS/Coxib NSAIDS/ Coxib Xem xét sử dụng Corticoide uống Methoxetate ĐÁNH GIÁ KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐÁP ỨNG ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH THUỐC TIẾP TỤC BỆNH ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ TIẾN TRIỂN TIẾP TỤC ĐIỀU TRỊ NSAID/Coxib khác Corticoide liều thấp Corticoide tiêm vào khớp ĐÁNH GIÁ LẠI Chỉnh liều Methoxetate Corticoide tiêm vào khớp Thuốc ĐT nền BỆNH Xem xét sử dụng khác TIẾN TRIỂN Methoxetate Leflunomide ƯCMD: Kết hợp thuốc ĐT nền
- 5.2. Bệnh Gút: 5.2.1. Chẩn đoán xác định: - Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp gout cấp (Wallace S.L. et al, 1977) 1/ Tiền sử có viêm cấp một khớp tiếp theo đó có những giai đoạn khớp khỏi ho àn toàn 2/ Hiện tượng viêm đáp ứng tốt với Colchicine (trong vòng 48 giờ và không viêm khớp khác trong ít nhất 7 ngày) 3/ Tăng acid uric máu > 420 µmol/L (hay > 7mg/dL). Chẩn đoán xác định khi có 2 tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn cuả ARA 1968 (Bennett P.H.) 1/ Tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp lúc khớp đang viêm cấp hoặc cặn lắng urate trong tổ chức (tophi, sỏi thận). 2/ Hoặc có 2 trong số các tiêu chuẩn sau: Có tiền sử chắc chắn và/hoặc quan sát thấy trên hai đợt sưng đau cấp ở một khớp, bắt đầu đột ngột, đau dữ dội và hoàn toàn mất đi trong vòng hai tuần. Có tiền sử chắc chắn và/hoặc quan sát thấy một cơn viêm cấp đáp ứng tiêu chuẩn 1 ở khớp bàn ngón ngón chân cái. Có hạt tophi ở vành tai, quanh khớp
- Sự công hiệu đặc biệt của Colchicine (trong vòng 48 giờ), được quan sát thấy hoặc hỏi trong tiền sử. Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn 1 hoặc 2 tiêu chuẩn nhỏ trong tiêu chuẩn 2 5.2.2. Điều trị - Chấm dứt cơn cấp càng nhanh càng tốt + Nghỉ ngơi + Uống nhiều nước có Bicarbonate (kiềm hoá nước tiểu giữ pH nước tiểu >7) + Dùng kháng viêm đặc hiệu Colchicin 1mg x3 viên/ ngày đầu, 2 viên cho ngày thứ 2 sau đó mỗi ngày uống 1viên. Có thể dùng NSAIDs trong cơn cấp, hoặc corticoid uống hay tiêm vào khớp (chỉ dùng corticoide khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định) - Ngừa tái phát: + Chế độ ăn ít purin: tránh các loại cá béo, tim, gan, thận, tuyến ức bê, óc, hột vịt lộn, nước thịt ép.... + Giảm calo ở bệnh nhân béo phì. + Duy trì bài niệu dồi dào và kiềm hoá nước tiểu
- - Ngừa biến chứng bằng cách ngừa sự lắng đọng tinh thể + Dùng thuốc tăng thải acid uric: probenecid 250mg x 2 lần/ngày (ức chế một phần tái hấp thu ở ống thận gần (chỉ định: tăng acid uric do giảm tiết, BN
- 5.3.2.1. Mục đích; giảm đau, duy trì hoạt động, hạn chế tàn tật. 5.3.2.2. Nội khoa: - Các thuốc giảm đau, kháng viêm - Làm chậm quá trình thoái hóa và bồi dưỡng sụn khớp. + Glucosamine (Viartril–S, Bosamin, Golsamine) v: 250; 500 mg x 2 – 3 lần / ngày uống trước bữa ăn 15 phút. Điều trị từng đợt 6 tuần– 4 tháng nên lặp lại liệu trình sau 6 tháng nếu cần. + Oztis (Glucosamine sulfate 750mg + Chondroitin sulfate 250mg) 1 - 2v/ngày + Diacerein (Artrodar) 50mg x lần/ ngày trong các bữa ăn chính. - Chích thuốc vào khớp chỉ khi thật cần thiết (BS chuyên khoa chỉ định, thực hiện). 5.3.2.3. Các phương pháp vật lý trị liệu 5.3.2.4. Điều trị ngoại khoa: - Chỉnh lại các dị dạng của khớp - Điều trị thoát vị đĩa đệm - Làm cứng dính khớp ở tư thế cơ năng
- - Ghép khớp nhân tạo 5.3.2.5. Phòng bệnh: Phòng bệnh đóng vai trò quan trọng bằng cách ngăn ngừa và hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp và cột sống có thể dự phòng có kết quả bệnh thoái hóa khớp. a) Trong cuộc sống hàng ngày: - Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động - Tránh các tác động quá mạnh, đột ngột sai t ư thế khi mang vác, đẩy, xách nặng - Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm. - Chống tình trạng béo bệu bằng chế độ dinh dưỡng thể dục thích hợp. b) Phát hiện sớm các dị tật của xương khớp và cột sống để có biện pháp chỉnh hình, ngăn ngừa các thoái hóa khớp thứ phát. c) Thăm khám kiểm tra trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp gối... 5.4. Lupus ban đỏ hệ thống 90% trường hợp là phụ nữ, thường trong lứa tuổi sinh đẻ 5.4.1. Triệu chứng * Biểu hiện lâm sàng
- - Toàn thân: mệt mõi, sốt, khó chịu, sụt cân - Da và tổ chức dưới da: ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, nhạy cảm với ánh sáng, viêm mạch máu, rụng tóc, lóet miệmg - Viêm khớp đối xứng - Huyết học: thiếu máu (có thể tán huyết), giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạch to, lách to, thuyên tắc động mạch và tĩnh mạch - Tim phổi: viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc - Viêm thận - Tiêu hóa: viêm phúc mạc, viêm mạch máu - Thần kinh: động kinh, rối loạn tâm thần * Cận lâm sàng - Công thức máu, tốc độ lắng máu - Kháng thể kháng nhân và các thành phần của nhân . . . 5.4.2. Điều trị: - Các thuốc kháng viêm không phải steroides - Chống sốt rét tổng hợp
- - Corticoides: trong những trường hợp bệnh nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân - Độc tế bào: trong trường hợp bệnh nặng, sử dụng corticides không hiệu quả - Chống đông nếu bệnh nhân có bị biến chứng thuyên tắc mạch 5.5. Viêm cột sống dính khớp Thường gặp ở người nam trẻ tuổi (20- 30 tuổi) 5.5.1. Chẩn đoán: - Đau lưng, hạn chế vận động cột sống thắt lưng, hạn chế độ dãn nở của lồng ngực - HLA- B27 (+), hình ảnh tổn thương trên X quang khớp cùng chậu và cột sống 5.5.2. Điều trị: - Luyện tập - Kháng viêm không steroides - Sulfasalazin - Không dùng corticoides và ức chế miễn dịch - Phẫu thuật khi có biến dạng khớp TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Ngọc Ân. Bệnh Thấp Khớp 1991 1. Harrison's Principles of Internal Medicine, 16th Edition, 2005 2. The Washington Manual of Medical Therapeutics, 32nd Edition 2007 3.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh nội khoa - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị: Phần 2
383 p | 255 | 76
-
Giáo trình Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên
119 p | 219 | 73
-
Bệnh nội khoa - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị: Phần 2
397 p | 218 | 73
-
Chuyên đề Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp: Phần 2
158 p | 223 | 70
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Tập 2: Bệnh khớp - Nội tiết): Phần 1
166 p | 129 | 24
-
cẩm nang điều trị nội khoa - phần 2
753 p | 97 | 19
-
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 2)
5 p | 127 | 17
-
Bảo vệ sức khỏe và điều trị các bệnh thường gặp bằng phương pháp xoa bóp: Phần 2
178 p | 85 | 16
-
viêm quanh khớp vai - chẩn đoán và điều trị: phần 2
135 p | 97 | 16
-
Đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền - Điều trị nội khoa: Phần 2
292 p | 53 | 14
-
cẩm nang điều trị nội khoa: phần 2
753 p | 85 | 11
-
Phần nội khoa và phác đồ điều trị 2013: Phần 2
405 p | 70 | 10
-
BỆNH KHỚP VÀ ĐIỀU TRỊ - PHẦN 2
20 p | 84 | 7
-
cẩm nang điều trị nội khoa (the washington manual of medical therapeutics): phần 2
817 p | 58 | 6
-
Các bệnh lý về xương khớp: Phần 2
206 p | 35 | 6
-
Giáo trình Điều trị học nội khoa (Tập I): Phần 2
215 p | 64 | 2
-
Kết quả xạ phẫu thuật thay khớp nhân tạo điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long
6 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn