intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y điều trị ra mồ hôi

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

172
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đông y điều trị ra mồ hôi Ở Trạng thái bình thường, cơ thể cần khoảng 1,8-2,2 lít nước để bảo đảm các hoạt động của mình và cũng thải ra ngoài lượng nước tương đương bằng nước tiểu, mồ hôi, phân. Lượng mồ hôi ra nhiều hay ít tùy mùa (mùa hè ra nhiều, mùa đông ra ít), tùy trạng thái hoạt động của cơ thể (lao động chân tay ra nhiều, lao động trí óc ra ít, ăn nóng ra nhiều, ăn lạnh ra ít...), tùy lượng nước tiểu, lượng phân (nước tiểu nhiều, nước trong phân nhiều khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y điều trị ra mồ hôi

  1. Đông y điều trị ra mồ hôi Ở Trạng thái bình thường, cơ thể cần khoảng 1,8-2,2 lít nước để bảo đảm các hoạt động của mình và cũng thải ra ngoài lượng nước tương đương bằng nước tiểu, mồ hôi, phân. Lượng mồ hôi ra nhiều hay ít tùy mùa (mùa hè ra nhiều, mùa đông ra ít), tùy trạng thái hoạt động của cơ thể (lao động chân tay ra nhiều, lao động trí óc ra ít, ăn nóng ra nhiều, ăn lạnh ra ít...), tùy lượng nước tiểu, lượng phân (nước tiểu nhiều, nước trong phân nhiều khi mồ hôi ít và ngược lại). Tuy nhiên một số chứng vô cớ gây ra mồ hôi, cần chú ý theo dõi và chữa kịp thời. Thường thấy: tự ra mồ hôi lúc thức (tự hãn), ra mồ hôi lúc ngủ (đạo hãn, còn gọi là ra mồ hôi trộm), ra mồ hôi khi bị ngoại cảm. Tuệ Tĩnh, Lãn Ông và các y gia nói chung thống nhất vô cớ đổ mồ hôi có hai loại tự hãn và đạo hãn. “Tự hãn thì bất cứ lúc nào tự nhiên mồ hôi chảy ra đầm đìa, còn đạo hãn thì lúc ngủ mồ hôi mới chảy ra ướt khắp mình như tắm, khi tỉnh dậy thì hết”. Tự hãn là do dương hư, làm cho phần biểu không vững chắc, nên mồ hôi dễ thoát ra. Còn đạo hãn là do âm hư, không thể nuôi dưỡng tốt phần lý và liễm tàng ở trong lý, nên khi ngủ mồ hôi thoát ra ngoài, khi tỉnh dậy thì hết. Tuy nhiên Lãn Ông cũng đề cập đến vai trò của hỏa (âm hỏa) “Nếu có hỏa mà ra mồ hôi là hỏa thiêu đốt phần âm, thì biết là âm hư, không có hỏa mà ra mồ hôi là khí ở phần biểu không vững thì biết là dương hư (Y hải cầu nguyên). Nguyên nhân gây tự ra mồ hôi thường là dương hư, khí hư, khí huyết hư, gây ra mồ hôi trộm thường là âm hư hoặc âm và khí hư. Ngoại tà gây ra mồ hôi thường là phong thấp, ôn nhiệt, thấp nhiệt. Trong điều trị, về nguyên tắc phải chữa nguyên nhân, nếu có hư thì phải bổ, nếu do ngoại tà thì phải tả, đồng thời phải bù tân dịch clo mồ hôi bị thoát ra ngoài. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị tùy thể bệnh. Thể tự hãn - Ban ngày vô cớ ra mồ hôi, đồng thời có sợ gió lạnh, dễ bị cảm, thường là do vệ khí hư, cần bổ vệ khí và khu phong. Phương thuốc hay dùng là: hoàng kỳ 8g, bạch truật 16g, phòng phong 8g, đẳng sâm 10g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 4g. Cách dùng: cho 800ml nước sắc còn 200ml nước, sắc 2 lần, 2 ngày uống một thang.
  2. - Người gầy yếu, mới ốm nặng dậy có vã mồ hôi thường do khí huyết hư. Cần phải bổ cả khí và huyết. Bài thuốc: Nhân sâm 8g, nhục quế 8g, ngũ vị tử 5g, địa hoàng 15g, phục linh 8g, bạch truật 10g, cam thảo 5g, hoàng kỳ 15g, đương quy 10g, bạch thược 8g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột, làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần. - Trường hợp dùng thuốc làm ra mồ hôi quá liều (xông, thuốc cảm) làm mồ hôi cứ chảy liên tục không dứt, thường do khí hư, cần phải bổ khí. Có thể ngậm những lát nhân sâm để bổ khí, mồ hôi sẽ ngừng ra. - Trường hợp đẻ bị mất máu nhiều hoặc mất máu nhiều do nguyên nhân khác có vã mồ hôi hột (choáng mất máu), đó là do khí thoát theo với huyết thoát. Cần bổ gấp nguyên khí. Phương thuốc hay dùng là Độc sâm thang: Nhân sâm 6-8g sắc uống. - Trường hợp vã mồ hôi hột lại thêm chân tay lạnh toát, mạch rất khó bắt, đó là do cả dương và khí đều thoát, phải bổ gấp cả dương và khí (hồi dương cứu nghịch). Phương thuốc hay dùng là Sâm phụ thang: Nhân sâm 8g, phụ tử 8g sắc uống. Nếu thấy chân tay ấm lại, mạch đập rõ là đã có kết quả. Thể đạo hãn - Ban đêm ngủ say tỉnh giấc thấy quần áo ướt và không thấy mồ hôi ra nữa gọi là mồ hôi trộm (đạo hãn). Thường do âm hư, cần bổ âm. Thường dùng phương thuốc: Sơn thù 12g, thục địa 16g, đan bì 9g, trạch tả 2g, sơn dược 9g, ngũ vị 6g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, đăng tâm thảo 12g, địa cốt bì 12g, liên tử 12g. Cách dùng: cho 1.000ml nước, sắc còn 250ml nước, sắc 3 lần, ngày uống 2 lần, uống 2 ngày một thang. - Ở trẻ em ra mồ hôi trộm. Hải Thượng Lãn Ông còn dùng phương thuốc kinh nghiệm sau: Bài 1: Nhân sâm, phục linh, toan táo nhân, mỗi vị 10g, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 3g, ngày 3 lần uống với nước cơm. Bài 2: Ngũ bội tử tán nhỏ hòa với nước miếng, đắp vào lỗ rốn. Phương này chữa cả chứng tự hãn và đạo hãn. - Trường hợp đổ mồ hôi trộm, đau lưng, ù tai. Đó là thận hư, phủ của nguyên khí không kín đáo.
  3. Bài 3: Thục địa 24g, sơn thù 12g, sơn dược 12g, trạch tả 9g, phục linh 9g, đan bì 9g. Cách dùng: cho 800ml nước sắc còn 200ml nước, sắc 2 lần, 2 ngày uống 1 thang. Bài 4: Ngũ vị tử, sơn thù, long cốt, mẫu lệ, hà thủ ô, viễn chí, ngũ bội tử, địa cốt bì đều 12g. Cách dùng: cho 800ml nước sắc còn 200ml nước, sắc 2 lần, 2 ngày uống một thang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2