![](images/graphics/blank.gif)
Bệnh lao phổi (Bệnh học cơ sở)
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài học này sẽ tập trung vào bệnh lao phổi, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các triệu chứng lâm sàng của các thể bệnh lao phổi khác nhau và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bài học cũng sẽ đề cập đến các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi, bao gồm cả điều trị dự phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh lao phổi (Bệnh học cơ sở)
- Bài 27 BỆNH LAO PHỔI MỤC TIÊU 1. Mô tả được triệu chứng của các thể bệnh lao phổi và biện pháp phòng bệnh lao phổi. 2. Trình bày được các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi. NỘI DUNG 1. Lao phổi cấp - Đây là những thể lao rất nặng và có triệu chứng lâm sàng rầm rộ bao gồm lao kê, phế quản phế viêm lao, phế viêm lao. - Trước đây khi chưa có thuốc điều trị thì tỷ lệ tử vong của bệnh này rất cao, từ khi có thuốc điều trị đặc hiệu cùng các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả đã làm thay đổi rất nhiều bệnh cảnh lâm sàng, tiến triển và tiên lượng bệnh. - Hiện nay, lao kê gặp ở mọi lứa tuổi, phế quản phế viêm lao và phế viêm lao ít gặp hơn. 1.1. Lao kê 1.1.1. Khái niệm - Là một thể lao cấp tính có đặc điểm tổn thương là những nốt lao rất nhỏ như hạt kê, đường kính từ 1-2 mm rải rác khắp 2 phổi và có xu hướng lan tràn ra các cơ quan khác của cơ thể. - Bệnh rất nặng nhưng có thể điều trị khỏi một cách triệt để. - Tuổi mắc bệnh: trước đây thường gặp ở trẻ em nhưng hiện nay gặp ở mọi lứa tuổi. - Lao kê có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh lao. 1.1.2. Triệu chứng lâm sàng Bệnh cảnh lâm sàng thường không tương xứng với tổn thương. + Giai đoạn khởi đầu: - Bệnh khởi đầu một cách rầm rộ : sốt cao, rét run sốt kéo dài kèm theo khó thở, ho khan ra ít đờm, ho ra máu, khàn tiếng, thể trạng suy sụp nhanh. - Bệnh có thể khởi đầu một cách từ từ: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy sút, khó thở khi gắng sức, các triệu chứng trên kéo dài vài tuần lễ. Sau đó sốt đột ngột tăng cao 39 – 40oC. - Một số bệnh nhân không biểu hiện các triệu chứng cơ năng về hô hấp và chỉ phát hiện khi chụp phổi. + Giai đoạn toàn phát: - Bệnh nhân trong tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, sốt cao 39 – 40oC, li bì. Ở trẻ nhỏ có biểu hiện gầy sút, khó thở nhẹ, sốt nhẹ hoặc không sốt (gọi là lao kê thể lạnh). - Các triệu chứng thực thể ở phổi nghèo nàn, có thể có các triệu chứng ở các bộ phận khác như màng não, màng bụng, xương khớp vv... 1.1.3. Cận lâm sàng - Xquang: thấy hình ảnh lao kê - Phản ứng Mantoux (+) - Xét nghiệm đờm : BK(+) 101
- - Máu: VSS tăng, số lượng bạch cầu tăng và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. 1.1.4. Diễn biến - Bệnh khỏi hoàn toàn : Phổi trở lại bình thường, đây là các trường hợp nhẹ, phát hiện sớm và điều trị đúng. - Nếu được điều trị muộn: sau khi được điều trị vẫn để lại một vài nốt nhỏ và khả năng tái phát. - Bệnh nhân tuy khỏi bệnh nhưng trên phim vẫn còn có các nốt vôi hoá. - Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp: ngoài những tổn thương cấp tính còn xuất hiện cả lao xơ hang mạn tính, kèm theo lao ngoài phổi. 1.1.5. Chẩn đoán + Chẩn đoán xác định. - Lâm sàng: sốt kéo dài, ho khan, khó thở, toàn thân biểu hiện tình trạng nhiễm độc, nhiễm khuản, người gầy sút, mệt mỏi. - Xquang - Xét nghiệm đờm có BK(+) - Dựa vào nguồn lây. + Chẩn đoán phân biệt. - Nhiễm khuẩn phổi do tụ cầu hay do virút sởi. - Ứ huyết phổi: suy tim, phù phổi cấp. - Bụi phổi nghề nghiệp. 1.1.6. Phòng bệnh - Tiêm phòng vacxin BCG. - Điều trị dự phòng cho tất cả những người bị nhiễm lao 1.2. Phế quản phế viêm lao - Trên lâm sàng có biểu hiện triệu chứng ho khạc ra đờm. - Xét nghiệm: có thể tìm thấy BK bằng phương pháp nhuộm, soi trực tiếp. - Xquang: là những nốt mờ không đồng đều về đậm độ và kích thước tập trung thành đám ở cạnh tim và 2 rốn phổi. - Phế quản phế viêm lao hiện nay thường gặp ở những người nghiện rượu, người già, người suy sụp sức khoẻ. 2. Lao phổi mạn tính 2.1. Đại cương + Định nghĩa: lao phổi mãn tính là thể viêm phế nang kéo dài, có thể gây hoại tử bã đậu và vôi xơ hoá phổi. Nguyên nhân do vi khuẩn lao. + Đặc điểm: - Lao phổi mãn tính gặp chủ yếu tái phát sau lao xơ nhiễm. - Lao phổi mãn tính là thể lao còn phổ biến. - Đặc điểm lâm sàng của lao phổi mãn tính diễn biến đa dạng, các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường kín đáo, kéo dài và xen kẽ có những đợt tiến triển, do đó chẩn đoán bệnh thường muộn. + Yếu tố thuận lợi. - Gặp ở những người suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc bẩm sinh. - Người dùng thuốc điều trị Coorticoid, các hoá chất điều trị ung thư, bệnh bạch cầu. 102
- 2.2. Triệu chứng lâm sàng - Hội chứng nhiễm khuẩn mạn tính: sốt nhẹ 37 o5 – 38o5, sốt kéo dài 2-3 tuần lễ, sốt thường vào buổi chiều và tối. - Ho khạc đờm kéo dài trên 4 tuần. - Ho ra máu: máu đỏ tươi, thường có đuôi khái huyết lượng máu nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tổn thương rộng hay hẹp. - Gầy, sút cân: bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, gầy sút 2-3 kg, có khi sút tới 5 – 6 kg. - Đau ngực : đau nhẹ theo nhịp thở và lan ra vùng sau lưng bên bả cột sống. - Có thể gặp khó thở nhẹ và tăng dần khi tổn thương rộng hoặc sơ phổi. - Khám thực thể: . Nhìn: lồng ngực lép khi có tổn thương xơ hang và co kéo gây biến dạng lồng ngực. . Sờ: rung thanh tăng. . Gõ đục vùng tổn thương. . Nghe: rì rào phế nang giảm, có ralles ẩm, ralles nổ. 2.3. Cận lâm sàng - Phản ứng Mantoux (+) - Xét nghiệm đờm BK(+) - Xquang: . Lao thâm nhiễm . Lao thể nốt. . Lao xơ 2.4. Chẩn đoán + Chẩn đoán xác định: - Lâm sàng: ho ra máu hoặc ho kéo dài, đã điều trị kháng sinh thông thường nhưng không có kết quả. - Xquang - Xét nghiệm: BK(+) + Chẩn đoán phân biệt: - Viêm đường hô hấp trên. - Viêm phế quản - Viêm khuẩn do tạp khuẩn, virút, ký sinh trùng. - Abces phổi - Bụi phổi - Ung thư phế quản. - Giãn phế quản. - Sán lá phổi. 2.5. Phòng bệnh - Điều trị triệt để lao tiên phát. - Tránh tiếp xúc với nguồn lây: đặc biệt là trẻ em và người sức khỏe kém. - Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc. 3. Điều trị bệnh lao 3.1. Nguyên tắc điều trị + Phối hợp các thuốc chữa lao: nhằm tiêu diệt toàn bộ các trực khuẩn lao trong các tổn thương tránh hiện tượng kháng thuốc, thường sử dụng 3- 4 loại thuốc ở giai đoạn đầu, 2 loại thuốc ở giai đoạn sau: 103
- + Tiên lượng: thuốc đủ, dùng vào một lần trong ngày để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu có hiệu quả. Nồng độ này có khả năng diệt vi khuẩn, không gây ra tình trạng kháng thuốc. + Điều trị gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu (giai đoạn tấn công): với ba loại thuốc nhằm tiêu diệt số lượng BK có rất nhiều trong cơ thể, thời gian từ 2-3 tháng. - Giai đoạn tiếp tục (giai đoạn duy trì): với hai loại thuốc, thời gian từ 4 đến 6 tháng. + Dùng thuốc đều đặn theo đúng quy định: không được bỏ thuốc, chế độ điều trị có kiểm soát, đòi hỏi người bệnh phải uống thuốc, tiêm thuốc trước mặt nhân viên y tế. + Thời gian điều trị: phải đủ, liên tục để đảm bảo nồng độ thuốc thường xuyên có hiệu quả. 3.2. Thuốc chống lao 3.2.1. Rifampicin: (R) - Đây là loại thuốc tác dụng mạnh nhất, tỷ lệ đột biến kháng thuốc thấp, khuếch tán rất tốt, nồng độ trong máu kéo dài. - Liều lượng 10mg/kg/ngày - Cách sử dụng: theo đường uống, dùng khi đói, uống 1 lần. - Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá nhẹ, phản ứng ngoài da, rối loạn chức năng gan. 3.2.2. Isoniazid ( INH ) - Là loại thuốc có tác dụng mạnh, tỷ lệ đột biến kháng thuốc thấp. - Liều lượng: 5 - 8mg/kg/ngày (trường hợp sử dụng phối hợp với Rifampicin thì liều 5mg/kg/ ngày) - Cách sử dụng: theo đường uống. - Tác dụng phụ: viêm đa dây thần kinh do thiếu VitaminB6 3.2.3. Streptomycin: ( S ) - Tác dụng kém INH 10 lần - Liều lượng: người lớn 1g/ ngày với người lớn - Cách sử dụng: tiêm bắp thịt - Tác dụng phụ: dây thần kinh sọ não số 8 - Chống chỉ định: suy thận, tổn thương dây thần kinh số 8, dị ứng với Streptomycin. 3.2.4. Ethambutol: ( E ) - Tác dụng kém INH 5 lần - Liều lượng: 25mg/kg/ngày - Cách sử dụng: theo đường uống - Tác dụng phụ: có thể gây ngộ độc thần kinh thị giác do dùng quá liều lượng. - Chống chỉ định: tổn thương mắt, suy thận. 3.2.5. Pyrazinamid : (Z) - Là thuốc chống lao tương đối mạnh - Liều lượng: 1,5g đến 2g/ngày - Cách sử dụng: theo đường uống - Tác dụng phụ: độc tính với gan, viêm khớp. 3.3. Điều trị 3.3.1. Các nhóm bệnh nhân được ưu tiên điều trị + Nhóm bệnh nhân được ưu tiên điều trị hàng đầu là: 104
- - Những bệnh nhân lao phổi BK(+) (nguồn lây chính) - Những bệnh nhân lao phổi BK(+) nhưng khi nuôi cấy tìm thấy BK (nguồn lây tiềm tàng) - Các trường hợp lao cấp tính không tìm được vi khuẩn lao: lao kê cấp tính, lao màng não vv... + Nhóm bệnh nhân cần điều trị là: - Lao phổi BK(-) và nuôi cấy (-) có tổn thương lên XQ phổi. - Lao ngoài phổi được xác định trên lâm sàng. 3.3.2. Nơi điều trị + Điều trị tại viện: - Ưu tiên cho các bệnh nhân cần vào viện để tiêm thuốc, uống thuốc hàng ngày. - Có ho ra máu, tràn khí màng phổi, suy hô hấp,toàn trạng suy sụp, tràn dịch, tràn mủ màng phổi do lao. - Điều trị tại nhà thất bại. + Điều trị tại nhà: - Nếu bệnh nhân được điều trị theo đúng phương pháp cũng đảm bảo kết quả tốt như điều trị tại viện. - Điều trị tại nhà đơn giản hơn, rẻ và thực tế hơn điều trị tại bệnh viện. 3.3.3. Hoá trị liệu + Nguyên tắc cơ bản. - Phác đồ điều trị có hiệu quả trên thực tế được bệnh nhân chấp nhận - Bệnh nhân phải cộng tác với thầy thuốc trong việc dùng thuốc hàng ngày. - Uống thuốc đều đặn theo đúng công thức điều trị, đảm bảo đủ thời gian điều trị. + Các thuốc chống lao chính:gồm Rimifon, Rifampicin, Pyrarinamid, Stecptomycin, Ethambutol. 3.3.4. Các công thức điều trị lao 3.3.4.1. Các công thức cổ điển + Công thức I: 3 SH2/6 S2H2 - Cách dùng: 3 tháng đầu: hàng ngày dùng 3 loại thuốc 6 tháng sau: 1 tuần dùng 2 lần 2 loại thuốc. - Chỉ định: những trường hợp lao phổi mới phát hiện có BK(+), chưa điều trị bao giờ. + Công thức II: 3 RHE/ 6 R2H2E2 - Cách dùng: 3 tháng đầu : hàng ngày dùng 3 loại thuốc 6 tháng sau : 1 tuần dùng 2 lần 3 loại thuốc - Chỉ định: trường hợp dùng công thức 1 bị thất bại hoặc bệnh tái phát hoặc bệnh lao ngoài phổi. 3.3.4.2. Công thức mới + Công thức (a) : 2SHR2/6HE - Chỉ định: các trường hợp có 2 mẫu đờm có kết quả BK(+) khác nhau, chưa bao giờ điều trị hoặc đã điều trị chưa được 1 tháng. + Công thức (b): 2SHR2E/1HR2E/5R3H3E3 - Chỉ định: dùng công thức (a) bị thất bại hoặc đã phát bệnh. + Công thức điều trị lao cho trẻ em: 2RHE/4RH 3.3.4.3. Hoá trị liệu ngắn ngày ( DOST ) - Người lớn: 2 RH2S/ 6HE - Trẻ em : 2 RH2/ 4RH 105
- * Chú ý: Trong thời gian điều trị lao, yêu cầu chế độ nghỉ tối thiểu là 10h/24h, chế độ ăn tăng, chế độ dinh dưỡng đảm bảo tăng cân . LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày triệu chứng học của bệnh lao phổi mãm tính? Căn cứ để chẩn đoán xác định bệnh này 2. Trình bày triệu chứng, diễn biến của bệnh lao kê ? 3 . Điền vào chỗ trống các câu sau Câu 1. Biện pháp phòng bệnh lao phổi mãn: A.................... B.................... C.................... Câu 2. Căn cứ chẩn đoán xác định bệnh lao kê A.................... B. Xquang C.................... D................... Câu 3. Biện pháp phòng bệnh lao kê A.................... B.................... Câu 4. Chẩn đoán phân biệt bệnh lao kê với một số bệnh sau: A.................... B.................... C.................... 106
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình phòng chống lao Quốc Gia (Kỳ 1)
5 p |
602 |
94
-
Lâm sàng lao phổi (Kỳ 1)
6 p |
219 |
49
-
Thuốc chống lao - thuốc điều trị phong (Kỳ 5)
6 p |
191 |
22
-
Bệnh lao họng
4 p |
150 |
18
-
Triệu chứng bệnh lao phổi
4 p |
198 |
9
-
Không kiên trì điều trị, bệnh lao sẽ tái phát trầm trọng hơn
5 p |
107 |
9
-
Bệnh lao – Một bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động
5 p |
79 |
9
-
Đông y với bệnh lao phổi
6 p |
121 |
8
-
Lao phổi - bệnh hô hấp thường gặp
3 p |
97 |
8
-
Thuốc chống lao - thuốc điều trị phong (Kỳ 3)
5 p |
125 |
8
-
Biểu hiện Bệnh Lao Phổi
11 p |
159 |
7
-
Thuốc chống lao - thuốc điều trị phong (Kỳ 2)
5 p |
107 |
6
-
Chẩn đoán bệnh lao phổi
11 p |
107 |
6
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân COPD có di chứng lao phổi - Ths.Bs. Chu Thị Cúc Hương
31 p |
61 |
5
-
Biến chứng nguy hiểm của lao phổi.Bệnh lao rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn cả là những biến chứng do nó gây ra. Biến chứng thường gặp của lao phổi là ho ra máu và tràn khí màng phổi. Ho ra máu Ho ra máu là triệu chứng thường gặp ở người lao phổi.Ho
4 p |
113 |
4
-
Đề cương học phần Bệnh lao (Mã học phần: TPD321)
37 p |
3 |
2
-
Nghiên cứu tình hình lao phổi phát hiện qua thực hiện chiến lược double X và một số yếu tố nguy cơ ở người dân địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2023
7 p |
4 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)