Biểu hiện Bệnh Lao Phổi
lượt xem 7
download
Bệnh lao phổi đã có mặt trên trái đất từ thời rất xa xưa. Ngày nay mặc dù bệnh lao phổi đã được chữa dứt hẳn nhưng nó vẫn tồn tại và tiếp tục hành tại một số quốc gia đang phát triển nơi mà sự nghèo khó , suy dinh dưỡng và tình trạng thiếu vệ sinh là môi trường lý tưởng cho bệnh lao phổi nẩy nở. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ lao phổi đã giảm đi rất nhiều nhưng với làn sóng di dân, vi trùng lao phổi vẫn tiếp tục xâm nhập, vì thế bệnh lao...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu hiện Bệnh Lao Phổi
- Bệnh Lao Phổi Bệnh lao phổi đã có mặt trên trái đất từ thời rất xa xưa. Ngày nay mặc dù bệnh lao phổi đã được chữa dứt hẳn nhưng nó vẫn tồn tại và tiếp tục hành tại một số quốc gia đang phát triển nơi mà sự nghèo khó , suy dinh dưỡng và tình trạng thiếu vệ sinh là môi trường lý tưởng cho bệnh lao phổi nẩy nở. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ lao phổi đã giảm đi rất nhiều nhưng với làn sóng di dân, vi trùng lao phổi vẫn tiếp tục xâm nhập, vì thế bệnh lao phổi vẫn còn là mối quan tâm trên đất nước này. Bệnh lao phổi là gì? Lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng Mycobacterium tuberculosis (hình 1).
- Trong cộng đồng VN khi nói đến bệnh lao người ta chỉ nghĩ đến lao phổi, thực ra ngoài phổi, vi trùng Mycobacterium tuberculosis có thể sinh bệnh tại nhiều cơ quan khác, vì thế ngoài lao phổi còn có lao hạch, lao xương, lao màng óc, lao ruột , lao gan v.v Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào? Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói , hắt hơi, ho hay ngay cả khi hát nữa. Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào các yếu tố sau: ** Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí. ** Thời gian tiếp xúc với vi trùng ** Và nhất là khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi Vi trùng lao phổi sinh bệnh như thế nào? Vì hạt chứa vi trùng lao phổi rất nhỏ nên khi được hít vào phổi nó có thể được đưa đến vùng sâu nhất của phổi là phế bào (alveoles). Tại đây trong cơ thể của những người nhiễm bệnh lần đầu (primary tuberculosis - lao nguyên phát ) vi trùng lao phổi sẽ bị tấn công bởi các thực bào ( alveolar macrophages) .
- Trong cuộc trạm chán này một số vi trùng sẽ bị tiêu diệt , số còn lại sẽ từ từ sinh sôi nảy nở ngay trong các thực bào . Khi số lượng đủ lớn (10,000 tới 100,000) nó sẽ kích thích một số các tế bào trong cơ thể và biến các tế bào này thành một lực lượng hùng hậu có khả năng tiêu diệt các vi trùng lao phổi. Hiện tượng này gọi là miễn nhiễm do tế bào (cell- mediated immunity) và được phát hiện bằng phản ứng da. Cùng với thực bào (macrophages), các tế bào này quây kín các vi trùng lao phổi trong các hạt (tubercle) để ngăn chận sự phát triển của căn bệnh .. Trong các hạt này, một số vi trùng sẽ chết , số còn lại có thể sống âm ỉ trong nhiều năm. Khi cơ thề suy yếu các vi trùng này sẽ hoạt động trở lại gây ra bệnh lao thứ phát (secondary tuberculosis, hay reactivation tuberculosis). Trong bệnh lao thứ phát vi trùng gây bệnh chính là vi trùng đã xâm nhập cơ thể lần đầu tiên và nằm ẩn nhiều năm trong cơ thể . Trường hợp này trái với bệnh lao tái nhiễm (reinfection) trong đó vi trùng sinh bệnh là một vi trùng mới từ ngoài xâm nhập vào. Sự phân biệt này rất quan trọng về phương diện dịch học vì khi có sự xuất hiện của một loại vi trùng mới người ta phải cố gắng tìm ra nguồn gốc của nó để tiêu diệt trước khi bùng nổ thành một trận dịch (epidemic).
- May mắn là hiện giờ người ta có thể phân biệt được hai trường hợp này nhờ phương pháp khảo sát yếu tố di truyền của các vi trùng (genotyping of cultured organism) Làm sao biết bị bệnh lao phổi: Trong giai đoạn đầu tiên triệu chứng rất lờ mờ như hâm hấp sốt, ho khan, mệt mỏi, ăn mất ngon, sút cân, rã mồ hôi ban đêm.. Ðau bả vai có thể xảy ra nhưng đây không phải là triệu chứng đặc biệt của bệnh lao phổi như nhiều người đã nghĩ. Khi bệnh đã tiến triển bệnh nhân có thể ho ra máu, suy nhược khó thở. Vì triệu chứng nhiều khi không rõ rệt nhất là khi bệnh nhân còn mang thêm các loại bệnh khác như HIV, suy thận , tiểu đường, ung thư... nên việc định bệnh rất dễ sai sót. Cách tốt nhất là chúng ta phải đề cao cảnh giác khi thấy các triệu chứng trên để từ đó có thể khám phá bệnh lao phổi một cách sớm sủa bằng các phương pháp thích hợp. Làm sao định bệnh lao phổi: Các phương pháp sau đây được dùng để định bệnh lao phổi 1. Hình quang tuyến (hình 2): Trong bệnh lao nguyên phát (primary tuberculosis), người ta thường thấy các vết nám (infiltrate) ở phần giữa hay phần dưới phổi cúng với hạch lao tại vùng tế (hilar adenophathy) cùng bên.
- Trong bệnh lao thứ phát (secondary infection / reactivation tuberculosis) người ta thường thấy các hốc nhỏ (cavities) ở phần trên của phổi. Ngoài ra người ta có thể thấy các loại hạt (nodules) nước trong màng phổi.. Vì những hình này có thể thấy ở các bệnh khác nữa nên không thể dựa hình vào quang tuyến để xác định bệnh lao phổi được 2. Phản ứng da: (Tuberculin skin test - TST) (hình 3) Ðể thực hiện thử nghiệm này người ta chích dưới da chất tuberculin PPD (purified protein derivative) là một thành phần của vi trùng lao phổi. Ở những người đã nhiễm bệnh lao phổi phần da chung quanh chỗ chích sẽ dày lên (induration) và người ta dựa vào kích thước phần da dầy nầy để xác định kết quả. Kết quả này không bị ảnh hưởng bởi thuốc chích ngừa lao (BGG) trước đó. Ðược coi là dương tính (positive) các trường hợp sau: + bằng hay lớn hơn 10mm đối với người bình thường
- + bằng hay lớn hơn đối với nguời mang bệnh HIV, mới tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi có hình quang tuye*n nghi là do lao và những người có sức đề kháng ye*u (tiểu đường , chích ma túy, suy thận nặng, uo*ng thuo*c steroid...) Người ta không thể dựa vào phản ứng da để xác định bệnh lao phổi vì các lý do sau: + Có một số trường hợp bị bệnh lao phổi mà phản ứng da vẫn bình thường (false negative) như ở những người mang bệnh HIV, uống steroid, nghiền rượu.. + Ngược lại có trường hợp không bị lao phổi mà phản ứng da vẫn dương tính (false positive) + Ngay cả trường hợp bị lao phổi ø phản ứng da cũng không phân biệt đ ược những người nhiễm lao (nhưng không bị bệnh) với những người đang bị bệnh.. + Mặc dầu với những giới hạn trên phản ứng da vẫn rất hữu ích trong việc truy tầm bệnh lao phổi. 3. Thử đàm: đây là phương pháp định bệnh chính xác nhất. Mẫu đàm thường được lấy vào sáng sớm trong 3 ngày liền. Nếu bệnh nhân không khạc đàm được người ta có thể làm long đàm bằng một dung dịch muối ưu trương (hypertonic saline).
- Dung dịch này được xịt vào họng dưới dạng các hạt nhỏ li ti (aerosolized). Ðàm được xét nghiệm bằng các phương pháp sau: A Phương pháp nhuộm: (Acid fast bacilli - AFB smear), bằng một phương pháp nhuộm đặc biệt người ta có thể nhận diện vi trùng lao phổi dưới kính hiển vi. Phương pháp này nhanh chóng nhưng không hoàn toàn chính xác vì có thể nhầm lẫn với một số vi trùng khác. B Phương pháp cấy vi trùng (culture), đây là phương pháp chính xác và quan trọng nhất. Chính xác vì nó có thể xác định vi trùng lao phổi và quan trọng vì nó là phương tiện duy nhất để thực hiện thử nghiệm hiệu quả của các thuốc chống lao (drug susceptibility test). Thử nghiệm này rất cần thiết trong việc điều trị các trường hợp lao kháng thuốc. C Ðiều bất tiện của phương pháp này là thời gian chờ đợi rất lâu (4-8 tuần). D Gần đây người ta có thể trực tiếp khám phá vi trùng lao từ mẫu đàm bằng phương pháp sinh học , nucleic acid amplification techniques (Amplicor, Genprobe). Phương pháp này nhanh chóng , thuận tiện nhưng vi khó khăn kỹ thuật và tốn kém nên vẫn chưa được phổ biến. 4. Hút nước trong bao tử: trường hợp không thể lấy đàm được thì người ta có thể hút nước trong bao tử để khảo sát . Phương pháp này ít được thực hiện .
- 5. Soi phổi: bằng một dụng cụ quang học người ta có thể trực tiếp nhìn rõ cấu trức của phổi. Khi soi thấy vùng nghi ngờ người ta có thể lấy một mẩu thịt (biopsy - sinh thiết) hay hút các nước rửa (lavage) vùng này để xét nghiệm vi trùng lao. Vì có thể có biến chứng nguy hiểm và tốn kém nên phương pháp này chỉ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt Bệnh lao phổi tiến triển ra sao? Ða số các trường hợp lao nguyên phát (primary tuberculosis) đều khỏi mà không cần chữa trị . Chỉ có chừng 10% về sau có thể gây ra bệnh lao thứ phát (reactivation tuberculosis). Tỷ lệ này giảm đi nhiều nhờ uống thuốc phòng ngừa . Trong các bệnh lao thứ phát nếu không được chữa trị vi trùng lao phổi sẽ ăn mòn các hạt (tubercules) để biến thành các hốc nhỏ (cavities) . Bệnh lan dần trong phổi dẫn đến tình trạng ho ra máu, khó thở, suy nhược, rồi tử vong. Một số vi trùng truyền qua đường máu gây ra bệnh lao hạt kê (military tuberculosis) rất nguy hiểm. Nếu chữa trị sớm thì hầu hết sẽ lành hẳn, để lại các vết hoá vôi (calcified) hay sọ (fibrosis) trên hình quang tuyến. Bệnh LAO PHỔI được chữa trị ra sao? A. Các thuốc chống lao:
- 1. Các thứ thuốc chính: @ Isoniazid (INH) có thể có biến chứng gan, thần kinh. Thuốc này thường được phối hợp với sinh tố B6 đề phòng ngừa biến chứng thần kinh . @ Rifampin có thể gây tổn thương gan, làm giảm tiểu cầu (platelets). Pyrazinamide (PZA) gây ra biến chứng gan, bệnh thống phong (do lượng uric acid tăng cao) @ Ethambutol: có thể làm mờ mắt hay ảnh hưởng đến việc phân biệt màu sắc. @Streptomycin: thường hay làm ù tai hay chóng mặt suy thận.. @ Các thứ thuốc hỗn hợp không được dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi ------ Rifamate: INH + Rifampin ------ Rifater: INH + Rifampin +PZA 2. Các thứ thuốc khác : Caprceomycin, Amikacin /Kanamycin, Levofloxacin, PAS, Ethionamide, Cycloserine. Các lo ại thuốc này thường được dùng trong trường hợp bệnh lao kháng thuốc (drug -resistant pulmonary tuberculosis). B. Ðiều trị: 1. Phòng ngừa: các trường hợp sau đây được phòng ngừa bằng INH hay RIF từ 4 -9 tháng
- Mới tiếp xúc với người bệnh lao phổi, dù phản ứng da bình thường. Nhiễm lao nhưng không bị bệnh lao (phản ứng da có ke*t quả bị nhưng thử đàm và hình quang tuyến bình thường. Trường hợp này áp dụng cho những người dưới 35 tuổi , bị bệnh HIV , sức đề kháng yếu...) Ðã từng bị bệnh lao phổi nhưng hiện nay, không tái phát (Phản ứng da có kết quả bị, có vết sẹo trên hình quang tuyến nhưng thử đàm bình thường không có vi trùng lao. 2. Bệnh lao đang tiến triển (active tuberculosis) thường được chữa trị bằng 4 thứ thuốc INH, Rifampin, PZA, Ethambutol trong 9 tháng. 3. Bệnh lao kháng thuốc (Drug - resistant TB) trong trường hợp naỳ sự điều trị phải dựa trên kết quả của drug susceptibility testing (thử nghiệm hiệu quả của thuốc ) Bệnh lao phổi có cần nằm nhà thương hay không ? Với phương pháp trị liệu hiện nay hầu hết bệnh nhân có thể được chữa trị tại gia với điều kiện phương pháp vệ sinh phải được triệt để tôn trọng . Việc nhập viện chỉ cần thiết trong một vài trường hợp đặc biệt như bệnh nhân không chịu uống thuốc , bệnh nhân vô gia c ư (homeless), hay ở cùng nhà với các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay với các người có sức đề kháng yếu (HIV, uống thuốc steroid, ghép cơ quan..)
- Lao phổi là một bệnh xã hội. Ðiều trị lao phổi phaỉ đi song song với cải thiện xã hội. Ngày nào mà nghèo khổ, lạc hậu còn tồn tại thì ngày đó tiêu diệt bệnh lao phổi cũng vẫn chỉ là một giấc mơ. Bác Sĩ Trần Ðình Ðôn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chẩn đoán hình ảnh của lao phổi
6 p | 310 | 40
-
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TÂM PHẾ MẠN
14 p | 146 | 31
-
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI (Kỳ 2)
6 p | 164 | 31
-
Dấu hiệu lao cột sống
5 p | 174 | 30
-
Bệnh lao họng
4 p | 150 | 18
-
Phân biệt bệnh COPD với bệnh lao phổi
10 p | 128 | 18
-
TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 2)
6 p | 154 | 17
-
Không kiên trì điều trị, bệnh lao sẽ tái phát trầm trọng hơn
5 p | 106 | 9
-
Bài thuốc trị bệnh lao phổi
5 p | 117 | 9
-
Bệnh Học Thực Hành: TÂM PHẾ MAïN
7 p | 100 | 8
-
Đông y với bệnh lao phổi
6 p | 120 | 8
-
Điều trị lao cột sốngHo là một biểu hiện của lao.
3 p | 98 | 7
-
Giãn phế quản không hồi phục
6 p | 78 | 5
-
Lao phổi đồng mắc ung thư phổi - tổng quan tài liệu và nhân một trường hợp
13 p | 20 | 4
-
Lao phổi và dị vật phế quản đồng thời gây ra đông đặc thùy giữa phổi ở một bệnh nhân cao tuổi
3 p | 45 | 3
-
Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim X-quang phổi của người lao động luyện thép tiếp xúc với bụi silic tại Thái Nguyên năm 2019
7 p | 28 | 2
-
Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh X quang của bệnh phổi do Mycobacterium không lao so với bệnh lao phổi ở bệnh nhân có trực khuẩn kháng acid dương tính trong đàm và thất bại điều trị lao
6 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn