Phân biệt bệnh COPD với bệnh lao phổi
lượt xem 18
download
Bệnh COPD là bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp không hồi phục hoàn toàn, đây là bệnh lý mãn tính do nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá và các yếu tố môi trường gây ra. Lao phổi là bệnh lý phổi do vi trùng lao gây ra. Bệnh có biểu hiện bán cấp (nghĩa là không diễn tiến cấp tính như các bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi nhưng không phải kéo dài mãn tính như bệnh COPD, tiểu đường suy tim v.v….). ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân biệt bệnh COPD với bệnh lao phổi
- Phân biệt bệnh COPD với bệnh lao phổi
- Bệnh COPD là bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp không hồi phục hoàn toàn, đây là bệnh lý mãn tính do nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá và các yếu tố môi trường gây ra. Lao phổi là bệnh lý phổi do vi trùng lao gây ra. Bệnh có biểu hiện bán cấp (nghĩa là không diễn tiến cấp tính như các bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi nhưng không phải kéo dài mãn tính như bệnh COPD, tiểu đường suy tim v.v….). Đại cương về bệnh COPD Bệnh COPD là bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp không hồi phục hoàn toàn, đây là bệnh lý mãn tính do nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá và các yếu tố môi trường gây ra. Bệnh không phải do vi trùng gây ra nên không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên nếu một nhóm người cùng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (như khói thuốc lá hay ô nhiễm môi trường) thì có thể có biểu hiện bệnh giống nhau. 80-90% những người bị COPD có liên quan đến thuốc nhưng chỉ 15-20% những người hút thuốc lá mắc bệnh COPD. Những người càng “nhạy cảm” với thuốc lá thì bị bệnh càng nặng. Triệu chứng của bệnh COPD là ho, khạc đàm và khó thở khi gắng sức và ngày càng tăng.
- Chẩn đoán bệnh COPD dựa là tiền sử có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, các biểu hiện lâm sàng như ho khạc và khó thở kết hợp với hô hấp ký là tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí không hồi phục hoàn toàn. Điều trị COPD gồm các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc: + Không dùng thuốc gồm vật lý trị liệu và oxy liệu pháp + Thuốc gồm hai nhóm chính là dãn phế quản và cortioid. Trong đó nhóm dãn phế quản gồm nhóm ức chế hệ thần kinh phó giao cảm, kích thích thụ thể bêta 2 và nhóm Xanthine. Corticoid có dạng chích, uống và hít. Trong những đợt cấp có thể phải dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Để phòng ngừa những đợt cấp do nhiễm siêu vi đường hô hấp bệnh nhân nên chích ngừa cảm cúm hàng năm Diễn tiến của bệnh COPD là mãn tính (không khỏi hẳn) và thỉnh thoảng có những đợt cấp tính đa số do nguyên nhân nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi. Bệnh không thể chữa dứt hẳn nhưng có thể kiểm soát cũng như làm chậm diễn tiến theo thời gian. Mục tiêu là làm thế nào để người bệnh chung sống với bệnh tốt nhất. Nếu điều trị tốt, người bệnh có thể có cuộc sống gần như người bình thường (nhưng phải sử dụng thuốc) và ít khi có những đợt cấp phải nhập viện.
- Phòng ngừa bệnh COPD bằng các không hút thuốc lá. Nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm thì phải có bảo hộ lao động tốt. Nếu sống trong môi trường ô nhiễm thì phải bịt khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường đó. Đại cương về bệnh Lao phổi Lao phổi là bệnh lý phổi do vi trùng lao gây ra. Bệnh có biểu hiện bán cấp (nghĩa là không diễn tiến cấp tính như các bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi nhưng không phải kéo dài mãn tính như bệnh COPD, tiểu đường suy tim v.v….). Vì là bệnh do vi trùng gây ra nên bệnh này có thể lây từ người này sang người khác. Vi trùng lao lây lan chủ yếu bằng đường hô hấp. Khi người bệnh lao phổi mà xét nghiệm có vi trùng trong đàm thì khi nói chuyện, ho, hắt hơi sẽ thải ra môi trường bên ngoài một số lượng lớn vi trùng lao và gây nhiễm bệnh cho người khác. Các tiếp xúc khác như bắt tay… không lây bệnh lao. Bệnh lao là do vi trùng lao gây ra do vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị nhiễm vi trùng lao đều mắc bệnh lao. Theo thống kê có khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm vi trùng lao nhưng chỉ khoảng 9 triệu người bị bệnh lao mổi năm. Ở
- các nước đang phát triển như Việt Nam hiện có 232.000 người mắc bệnh lao và mỗi ngày có 57 người chết vì bệnh lao. Ở người bình thường, cơ thể luôn có một vài cơ chế chống lại sự xâm nhập của vi trùng lao. Khi vi trùng lao xâm nhập vào đường hô hấp, hệ thống lông chuyển trong đường hô hấp sẽ nhu động và tống vi trùng ra ngoài. Nếu vi trùng không được tống ra ngoài được thì sẽ được một đội quân bảo vệ cơ thể là bạch cầu bắt giữ và tiêu diệt kẻ ngoại xâm đó. Chỉ khi nào sức đề kháng của cơ thể bị yếu hay các hệ thống phòng thủ bị lỏng lẻo thì vi trùng mới có cơ hội phát triển và gây ra bệnh. Triệu chứng của bệnh lao phổi gồm các triệu chứng của hội chứng nhiễm lao chung như mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân, sốt nhẹ hay ớn lạnh về chiều tối và các triệu chứng ơ phổi như ho, khạc đàm, đôi khi có ho ra máu. Chẩn đoán bệnh lao phổi gồm kết hợp nguồn lây, lâm sàng, X quang phổi và một số xét nghiệm khác. Về lâm sàng thì gồm hội chứng nhiễm lao chung, triệu chứng ở phổi như đã nêu. Xquang phổi có biểu hiện thâm nhiễm một bên hay hai bện phổi, thường thấy ở đỉnh phổi. Những trường hợp nặng có thể thấy phổi bị lủng tạo thành những hang lao. Các xét nghiệm khác như phản ứng lao tố (IDR) dương tính, tìm vi trùng lao (BK,AFB) trong đàm dương tính, bạch cầu lympho trong máu tăng, tốc độ máu lắng (VS) tăng.
- Điều trị bệnh lao gồm nâng đỡ thể trạng và sử dụng thuốc chống lao. Thuốc kháng lao là những loại thuốc diệt vi trùng. Hiện nay chương trình chống lao quốc gia sử dụng 5 loại thuốc gồm Streptomycine, Rifampicin, Isoniazide, Ethambutol và Pirazynamide. Trừ Streptomycine là thuốc chích, bốn loại còn lại là thuốc uống và được khuyên là uống lúc bụng đói vào buổi sáng trước khi ăn ít nhất 30 phút. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 6- 8 tháng. Diễn tiến: Nếu điều trị sớm và tuân thủ điều trị đúng thì sau thời gian điều trị như trên bệnh nhân sẽ khỏi hẳn bệnh và không để lại di chứng. Tuy nhiên nếu điều trị trễ hay không tuân thủ đúng sẽ để lại nhiều di chứng nh ư ho khạc đàm kéo dài, khó thở, ho ra máu dai dẳng hay bị nhiễm trùng phổi tái đi tái lại. Phòng ngừa bệnh lao bằng cách làm việc điều độ, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe và tránh tiếp xúc nguồn lây. Tác động qua lại giữa bệnh COPD và bệnh lao Bệnh lao và bệnh COPD đều có những triệu chứng hô hấp như ho, khạc đàm, có thể có khó thở cho nên đôi khi có thể bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Chính vì thế để chẩn đoán xác định bác sỹ sẽ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác như đã nêu ở phần trên.
- Ở bệnh nhân bị COPD, hệ thống lông chuyển kém tác dụng, khả năng bảo vệ cơ thể bị yếu kém nên vi trùng lao dễ dàng xâm nhập và gây ra bệnh. Hơn nữa, ở những bệnh nhân COPD hay hen suyễn mà sử dụng corticoid lâu dài (đặc biệt là các thuốc dạng uống hay chích mà có tác dụng kéo dài) thì sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và dễ dàng làm bệnh lao bùng phát. (Xin lưu ý là những trường hợp suy giảm miễn dịch bao gồm suy giảm miễn dịch mắc phải như bị nhiễm HIV-AIDS hay suy giảm miễn dịch do dùng thuốc như corticoid liều cao lâu dài, thuốc điều trị ung thư đều có nguy cơ làm bệnh lao bùng phát). Đối với người bị COPD việc dùng thuốc corticoid phải đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự tiện sử dụng sẽ mang lại những hậu quả tại hại. (Tuy nhiên những bệnh nhân nào đang sử dụng corticoid lâu dài (dạng uống hay chích) nếu sau khi đọc bài này thấy sợ corticoid mà ngưng thuốc ngay lập tức thì cũng không nên vì khi sử dụng thuốc này lâu dài, trước khi ngưng phải giảm liều từ từ còn nếu ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra suy tuyến thượng thận cấp). Bệnh COPD là bệnh mãn tính trong đó chức năng hô hấp lúc nào cũng sút giảm hơn người bình thường. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng (vi trùng) hay nhiễm siêu vi (như cảm cúm) đều có thể làm nặng thêm bệnh COPD và đưa bệnh vào giai đoạn cấp.
- Như vậy, nếu bệnh nhân bị COPD mà mắc thêm bệnh lao thì tình trạng COPD sẽ nặng nề hơn và đôi khi phải vào nhập viện điều trị. Do vậy, những người mắc bệnh COPD phải kiểm tra X quang phổi định kỳ mỗi năm để giúp phát hiện sớm bệnh lao (nếu như bệnh không có triệu chứng) nhằm điều trị kịp thời tránh những biến chứng nặng nề. Một số trường hợp bệnh nhân có thể mắc COPD trước đó nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng, khi bị bệnh lao sẽ làm tình trạng tắc nghẽn bộc lộ rõ và người bệnh sẽ có triệu khó thở và phát triển luôn bệnh COPD. Một số trường hợp khác bệnh nhân không hề có bệnh COPD trước đó nhưng sau khi bị bệnh lao mà do điều trị trễ sẽ để lại di chứng khó thở thường xuyên rất dễ nhầm lẫn với bệnh COPD. Người bệnh lao sau khi điều trị sẽ ít nhiều để lại di chứng có ảnh hưởng đến chức năng phổi. Nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (như khói thuốc lá) thì có thể mắc thêm bệnh COPD, khi đó tiên lượng sẽ nặng nề hơn. Như vậy vấn đề khó thở của bệnh nhân sau khi điều trị lao có phải là bệnh COPD hay không? Câu trả lời là có thể đúng mà cũng có thể không. Đúng vì nếu bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trước đó có thể đã mắc bệnh COPD tiềm ẩn, sau khi bị bệnh lao thì bệnh COPD sẽ phát triển.
- Không đúng nếu như bệnh nhân không hề có yếu tố nguy cơ COPD trước đó nhưng do để bệnh lao quá nặng, sau khi điều trị khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề như xẹp phổi, hủy một phần lớn nhu mô phổi thì khi đó bệnh nhân cũng bị khó thở thường xuyên không phải do nguyên nhân tắc nghẽn đường thở mà do một phần của phổi mất hoàn toàn chức năng, không còn hoạt động được nữa. Kết luận - Bệnh lao phổi và COPD có thể nhầm lẫn nên phải được bác sỹ chẩn đoán xác định (người bệnh không nên tự mình chẩn đoán vì thấy có triệu chứng giống như những người đã được chẩn khác). - Chẩn đoán COPD dựa vào lâm sàng, tiền căn tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và hô hấp ký. - Chẩn đoán lao phổi dựa vào lâm sàng, X quang phổi và các xét nghiệm vi trùng lao. - Người bệnh COPD có nguy cơ bị bệnh lao nhiều hơn những người bình thường. Do vậy nên chụp X quang phổi định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm. - Người bệnh lao không nên tiếp tục hút thuốc vì nếu mắc kèm bệnh COPD thì tiên lượng sẽ nặng nề hơn.
- - Khó thở sau khi điều trị lao có thể do bệnh COPD kết hợp hay chỉ do di chứng của bệnh lao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân biệt hen và bệnh COPD
1 p | 203 | 33
-
COPD và các bệnh đồng mắc
8 p | 85 | 10
-
NGHẼN MẠCH PHỐI (PULMONARY EMBOLISM) Phần 2
13 p | 83 | 9
-
Một số nhận xét sơ bộ về kỹ năng thực hành hen, COPD và viêm phổi cộng đồng thông qua phần mềm NICE-VN
7 p | 41 | 5
-
Phân biệt viêm phổi bệnh nhân COPD với đợt cấp COPD – tổng quan tài liệu và bàn luận qua báo cáo ca bệnh
5 p | 16 | 4
-
Hồi phục phế quản trong COPD ý nghĩa và áp dụng thực hành
11 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn