intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TÂM PHẾ MẠN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

144
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm phế mạn là một bệnh tim phổi mạn tính do bệnh ở phổi (viêm phế quản mạn, hen phế quản, giãn phế quản, lao phối, bụi phổi...) hoặc bệnh ở lồng ngực (các dị dạng lồng ngực: gù vẹo, xơ màng phổi, dày dính màng phổi...) gây trở ngại cho tuần hoàn phổi, áp lực động mạch phổi tăng, tâm thất phải dày lên, to ra và dẫn đến suy tim phải. Tâm phế mạn là một bệnh toàn thân mà biểu hiện sự rối loạn chức nặng tim phổi là chính, tỷ lệ phát bệnh cao ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TÂM PHẾ MẠN

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH TÂM PHẾ MAïN (Coeur Pulmonaire Chronique - Chronic Pulmonary Cardiac) Đại cương Tâm phế mạn là một bệnh tim phổi mạn tính do bệnh ở phổi (viêm phế quản mạn, hen phế quản, giãn phế quản, lao phối, bụi phổi...) hoặc bệnh ở lồng ngực (các dị dạng lồng ngực: gù vẹo, xơ màng phổi, dày dính màng phổi...) gây trở ngại cho tuần hoàn phổi, áp lực động mạch phổi tăng, tâm thất phải dày lên, to ra và dẫn đến suy tim phải. Tâm phế mạn là một bệnh toàn thân mà biểu hiện sự rối loạn chức nặng tim phổi là chính, tỷ lệ phát bệnh cao ở tuổi trung niên và người lớn tuổi (trên 40 tuổi) và 80 – 90%) là do viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phế khí thũng và hen phế quản. Bệnh lúc cấp diễn thường có các triệu chứng: khó thở, thở gấp, hồi hộp, môi lưỡi tím, nổi tĩnh mạch cổ, phù mắt cá chân. Thời gian từ khi mắc bệnh phổi đến lúc xuất hiện tâm phế mạn khoảng từ 3 đến 10 năm.
  2. Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù chứng Đàm Ẩm, Suyễn Chứng, Thủy Thủng, Tâm Quí. Có liên quan đến 4 tạng: Tâm, Phế, Tỳ, Thận. Tham khảo thêm chứng ‘Phế Nguyên Tính Tâm Tạng Bệnh’ (Bệnh tim do phổi). Triệu Chứng: Tùy theo giai đoạn bệnh mà triệu chứng làm sàng khác nhau. 1) Giai đoạn bù trừ: Lúc đầu có thể chưa có triệu chứng gì riêng ngoài các triệu chứng của bệnh nguyên phát phổi và lồng ngực. Dần dần bệnh nhân khó thở gia tăng, môi lưỡi, móng tay chân tím tái. Kiểm tra có biểu hiện áp lực động mạch phổi tăng như tiếng tim thứ hai đánh ở vùng động mạch phổi, thất phải dày to, tiếng phổi tâm thu vùng van 3 lá, tim đập mạnh ở mỏm. 2) Giai đoạn chức năng mất bù: Theo sự phát triển của bệnh, thường gặp là sau khi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, chức năng tim phổi rối loạn nặng hơn. Lượng đờm tăng lên nhiều, thông khí trở ngại, oxy máu giảm, khí CO2 máu tăng dẫn đến suy hô hấp và suy tim.
  3. a) Suy tim: Chủ yếu là suy tim phải. Triệu chứng chủ yếu là ăn kém, bụng đầy, nôn, buồn nôn, tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, gan to, ấn đau, phù. b) Suy hô hấp: Oxy máu thấp, khó thở, tím tái, ngón tay dùi trống, tim nhịp nhanh dẫn đến chức năng não rối loạn, bệnh nhân phản ứng chậm, nói sảng, co giật, hôn mê... c) Hội chứng tâm phế não: Suy hô hấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tinh thần: Bệnh nhân buồn ngủ, lú lẫn, hôn mê. Hoặc có những hưng phấn, run giật, co giật, niêm mạc mắt đỏ thẫm, phù mặt nặng, tiểu ít, tĩnh mạch nông, tay chân nổi, giãn mạch ngoại vi, da ấm đỏ. Xuất hiện một số biến chứng như nhịp tim không đều, xuất huyết đường tiêu hóa trên, suy tim trái, suy chức năng thận, đông máu rải rác nội mạch, rối loạn cân bằng kiềm, toan... Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào: l) Tiền sử mắc bệnh mạn tính phổi và lồng ngực như viêm phế quản mãn tính, biến chứng phế khí thũng, lao phổi nặng, hen phế quản, giãn phế quản, viêm cột sống dạng phong thấp, viêm dính màng phổi rộng... 2) Khó thở, tím tái: có thể loại trừ các nguyên nhân khác.
  4. 3) Tim đập rõ dưới mỏm ức, tiếng thổi tâm thu ở ổ động mạch phổi. Tiếng thứ 2 vang mạnh ở ổ động mạch phổi, nhìn thấy tim đập mạnh ở khoảng liên sườn 2 - 3 bờ trái xương ức. 4) Gan to ấn đau, nổi tĩnh mạch cổ. 5) Tăng áp lực tĩnh mạch. 6) Tiền sử có tâm phế bệnh hoặc suy tim phải. 7) Kiểm tra hóa lý: a) Hồng cầu và huyết sắc tố tăng nhiều, độ bão hòa oxy máu động mạch thấp, phân áp CO2 và dự trữ kiềm tăng. Trường hợp suy tim có Protein niệu nhẹ, nước tiểu có trụ niệu, hồng bạch cầu, thời kỳ cuối men SGOT tăng cao, NPN tăng, rối loạn cân bằng kiềm toan. b) Điện tâm đồ : Điện áp thấp, hình ảnh sóng P phế, trục lệch phải trên 900, dày thất phải, blốc nhánh phải không hoàn toàn. c) X quang: Chụp phát hiện hình ảnh của bệänh phổi và lồng ngực, đoạn động mạch phổi phình, thất phải và nhĩ phải to. Điều Trị
  5. Có thể chia mấy thể bệnh và điều trị như sau: 1) Phế Khí Bất Túc, Đờm Trọc Uûng Trệ: Ho nhiều đờm, hơi thở ngắn, khó thở tăng khi lao động, sợ gió, ra mồ hôi, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt hoặc tía, mạch Tế hoặc Kết Đại. Điều trị: Ôn phế, hóa đàm, giáng khí, bình suyễn. Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang hợp với Tô Tử Giáng Khí Thang gia giảm: Bạch linh 15g, Bạch truật, Tô tử, Bán hạ, Trần bì, Đương qui, Tiền hồ đều 12g, Quế chi 8g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. Mệt nhiều, khó thở, ra mồ hôi nhiều thêm Đảng sâm, Hoàng Kỳ, để ích khí, cố biểu, bỏ Hậu phác, Tiền hồ. Trường hợp mặt môi xanh tím thêm Hồng hoa, Xích thược, Đan sâm để hoạt huyết hóa ứ. Sốt, miệng khát, khó thở, ngực tức, đờm vàng đặc, dùng bài ‘Ma Hạnh Thạch Cam Thang’ thêm Bồ công anh, Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa để thanh phế, hóa đờm, bình suyễn. 2) Tỳ Thận Dương Hư, Thủy Thấp Ứ Trệ: Sắc mặt tối, chân tay lạnh, toàn thân phù, chân nặng, tiểu ít, hồi hộp, khó thở, không nằm ngửa được, thân lưỡi bệu, nhạt, rêu hoạt, nhớt, mạch Trầm.
  6. Điều trị: Ôn dương, lợi thủy, kiện tỳ, hóa đàm. Dùng bài Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm: Chế phụ tử 12g (sắc trước), Can khương 6g, Bạch linh, Bạch thược, Trạch tả, Trư linh, Xa tiền tử đều 15g, Bạch truật, Trần bì, Bán hạ đều 12g, Quế chi 8g. Sắc uống. Trường hợp khí hư nặng, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ để ích khí, hành thủy. Chân lạnh, mạch Vi, ra mồ hôi, dùng ‘Sâm Phụ Long Mẫu Thang’ để hồi dương cứu nghịch. 3) Đờm Mê Tâm Khiếu, Can Phong Nội Động: Bệnh nhân bứt rứt không yên, co giật hoặc buồn ngủ lơ mơ, hôn mê, chất lưỡi khô, đỏ thẫm, mạch Tế Sác. Phép trị: Hóa đờm, khai khiếu, bình can, tức phong. dùng ‘Chí Bảo Đơn’ (thành phẩm) ngày uống 1 viên chia 2 lần uống. Hoặc ‘An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’ (thành phẩm), uống1 viên . Thuốc thang dùng bài ‘Linh Dương Câu Đằng Thang gia giảm’: Sơn dương giác 40 - 80g (tán bột mịn thay Linh dương giác hòa uống), Xuyên bối mẫu 12g (gói tán bột
  7. hòa uống), Sinh địa tươi, Câu đằng, Phục thần đều 15g, Cúc hoa, Sinh bạch thược, Trúc nhự tươi đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống, Câu đằng (cho vào sau). Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Phức Phương Ngư Tinh Thảo (Dương Như Lan, Tứ Xuyên): Ngư tinh thảo 60g, Ngân hoa 60g, Thuyên thảo 20g, Đan sâm 8g, chế thành dịch tiêm, mỗi ống 30ml cho vào dung dịch Glucoz 5 – 10 %, truyền tĩnh mạch. Người lớn mỗi ngày 1 lần, một liệu trình 10-15 ngày. TD: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ, trị bệnh tâm phế mạn cấp diễn. Kết quả lâm sàng: Theo dõi 227 ca tâm phế mãn chia làm 2 tổ, một tổ dùng Peni và Streptomycine 133 ca và 1 tổ dùng kết hợp thêm bài thuốc trên. Kết quả tổ có kết hợp đạt kết qủa tốt 63,8%. + Thanh Phế Thang (Trương Thành Đốc, Bệnh viện Trương Gia Khẩu, Hà Bắc): Đông hoa, Hạnh nhân, Bách bộ, Cam thảo, Mạch đông, Tủ Uyển, Cát cánh đều 10g, Địa long, Đan sâm, Xích thược đều 12g, Hoàng cầm, Bồ công anh, Tri mẫu đều 15g, Qua lâu 20g, sắc uống. Một liệu trình 15-20 ngày.
  8. TD: Thanh phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn. Kết quả lâm sàng: Đã trị bệnh tâm phế mãn vừa và nặng 140 ca, chia 2 tổ, mỗi tổ 70 ca, điều trị bằng bài thuốc trên và một tổ điều trị thuốc Tây. Kết quả tổ dùng Trung dược: tỉ lệ bệnh ổn định 75,7%, tiến bộ nhiều 10%, có tiến bộ 2,9%. Tỉ lệ có kết quả là 88,6%. Tỉ lệ có kết quả đối chiếu là 51,4%, 12,8%, 8,6% và 72%. + Hoạt Huyết Thông Lý Thang (Lý Quốc Hiển, Bệnh viện trực thuộc Học viện y học tỉnh Giang Tây): Đại hoàng (cho vào sau 3-30g), Chỉ xác, Xuyên hậu phác, Triết Bối mẫu đều 12g, Nga truật 10-30g, Địa miết trùng 10-15g, Cát cánh 12g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Sốt cao thêm Ngân hoa 30g, Hoàng liên 4g, Hoàng cầm 12g, Tiêu sơn chi 12g, Mang tiêu (bột hòa uống) 12g; Nhiệt thịnh thương âm thêm Sinh địa tươi 30g, Mạch môn, Huyền sâm, Thạch hộc tươi đều 30g, Thiên hoa phấn 15g; Đờm thịnh thêm Trúc lịch, Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Khương trúc nhự đều 12g, Chế đởm tinh 9g; Phù nhiều thêm Phục linh bì, Đình lịch tử đều 30g, Xuyên tiêu 3- 6g; Khí hư thêm Bạch sâm 80g, chế Phụ tử 15g, Can khương 6g.
  9. Kết quả lâm sàng: Điều trị 32 ca, thể nặng thêm thuốc Tây. Kết quả tốt 5 ca (15,6%), có kết quả 22 ca (68,8%), không kết quả 5 ca (15,6%). Kết quả chung là 84,4%, tổ điều trị bằng thuốc Tây là 64,7%. + Phù Chính Hóa Đờm Thang (Lý Đình Liêm): Hoàng kỳ, Xuyên khung, Đan sâm đều 15g, Phục linh, Hoàng cầm, Trúc nhự đều 12g, Bạch truật, Phòng phong, Bán hạ, Đào nhân đều 9g, Hồng hoa 9g, Cam thảo 3g, sắc uống. Trường hợp đàm nhiệt thêm các thuốc thanh nhiệt, hóa đờm. Kết qủa lâm sàng: Điều trị 35 ca, kết quả tốt 20 ca, tiến bộ 11 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 89%. Theo dõi số bệnh nhân được điều trị số lần cấp diễn giảm nhiều, chức năng bù trừ rõ. + Hoạt Huyết Lợi Thủy Thang (Tào Hưng Á, Bệnh viện Nhân Dân khu Nam Sung tỉnh Tứ Xuyên): Kê huyết đằng, Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Mộc thớng, Xa tiền thảo đều 30g, Uất Kim 18 g, Hồng hoa, Sinh khuơng, Quế tâm đều 9g, Xích thược, Đan sâm đều 15g, Phụ phiến 24g, Bạch truật 12g, sắc uống.
  10. - Kết quả lâm sàng: trị tâm phế mạn, suy tim 30 ca, có dùng thuốc cường tim, lợi tiểu 50 ca. Kết quả: Tổ nghiên cứu có kết hợp: tốt 71,43%, tổ đối chiếu 44%, Không kết quả : tổ nghiên cứu 7,14%, tổ thuốc tây 20%. + Bổ Phế Ích Khí Thang (Chương Ấu Linh): Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 200g, Bạch truật 150g, Phòng phong 30g, Tắc kè 5 cặp. Tất cả thuốc tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 6g uống sáng tối mỗi lần 1 hoàn. Mỗi năm dùng thuốc 3 tháng liên tục hoặc gián đoạn. Trường hợp miệng khô họng nóng, thêm Sa sâm, Mạch môn Ngân hoa mỗi thứ 9g. TD: Tư bổ phế thận, ích khí cố biểu. Trị bệnh tâm phế mạn thời kỳ ổn định. - Kết quả lâm sàng: trị 80 ca, tỷ lệ kết quả 58% triệu chứng cải thiện rõ rệt. Điện tâm đồ, lưu lượng máu qua phổi đều có cải thiện, globulin huyết thanh miễn dịch (40 ca) tăng rõ (P/- 0,01), số lần bị cảm nhiễm đường hô hấp giảm trên 50%. - Ghi chú: Trong quá trình điều trị, nếu có nhiễm khuẩn cấp tính hoặc có biến chứng khác phải ngưng thuốc. Bài thuốc đối với ho, đờm loãng, hoạt
  11. động khó thở, dễ mắc bệnh ngoại cảm kết quả tốt. Đối với thể bệnh miệng khô, lưỡi táo, đờm đặc, sốt về chiều không kết quả. + Điều Khí Lợi Huyết Thang (Đỗ Bá Ngôn, bệnh viện Long Hoa trực thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Hoàng kỳ, Đình lịch tử đều 15g, Tô tử, Xích thược, Xa tiền tử, Nhục thung dung đều 12g, Cát cánh 4,2g, Hạnh nhân 9g, Trần đởm tinh 9g, Sâm Tam thất (tán bột, hòa uống) 3g, Sắc uống. Một liệu trình 12 tháng. - Gia giảm: Lưỡi đỏ thẫm, miệng khát, nhiều mồ hôi thêm Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 4,2g, Xuyên thạch hộc 12g. Lưỡi, răng chảy máu thêm Đơn bì 9g, Ngưu tất l2g, Sinh Bồ hoàng (sao) 9g; Mạch Kết Đại thêm Chích thảo 9g, Trần A giao (hòa nóng uống) 9g. - Kết quả lâm sàng: Trị 20 ca. Mỗi ngày dùng thêm dịch tiêm Đan sâm 10 ống hòa vào 500ml dung dịch Glucoz 5% - 500ml truyền tĩnh mạch. Kết quả: triệu chứng cải thiện rõ 8 ca, tiến bộ 6 ca, tỷ lệ có kết quả 70%. Hồng cầu, sắc tố huyết hồi phục bình thường. + Phế Tâm Phương (Chu Tú Phong, Sở nghiên cứu Trung y tỉnh Giang Tô): Thái tử sâm, Ngọc trúc, Bổ cốt chi, Đan sâm, Xích thược đều 9g, Hoàng kỳ, Dâm dương hoắc, Hổ trượng đều 15g, Phụ phiến, Hồng hoa đều
  12. 6g. Chế thành viên bọc đường mỗi viên 0,3g, mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần, 3 tháng là một liệu trình, uống liền 2 liệu trình. Kết quả lâm sàng: Điều trị 192 ca, tỷ lệ có kết quả chung là 84,3%, tổ đối chứng 192 ca, kết quả chung là 40,6%. Ghi chú: Thực nghiệm chứng minh bài thuốc có tác dụng cải thiện chức năng tim phổi, nâng cao nồng độ Oxy trong máu, giảm nồng độ CO2, cải thiện tuần hoàn, nâng cao chức năng vỏ tuyến thượng thận. Có một số bệnh nhân uống thuốc gây nên khô miệng. + Nạp Khí Bình Suyễn Ẩm (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Nhân sâm 3-6g (sắc riêng uống), Thục phụ tử 6g, Thục địa 15g, Hồ đào nhục (để cả vỏ) 3 trái, Sơn thù nhục 12g, Sơn dược (sinh) 30g, Ngũ vị tử 9g, Tử thạch anh (sắc trước), Từ thạch (sắc trước) đều 15g, Đông trùng hạ thảo 9g, Trầm hương 1,5-3g (hòa với nước thuốc uống), Thai bàn phấn 9g (chia làm hai lần, hòa thuốc nước uống). Sắc uống mỗi ngày một thang. TD: Ôn Thận bồi nguyên, nạp khí bình suyễn, trị bệnh tim do phổi. + Phế Tâm Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Rễ cây chè (trà) lâu năm 30g, Địa long, Dâm dương hoắc, Liên kiều đều
  13. 12g, Ma hoàng (chích), Thất diệp nhất chi hoa, Ngũ linh chi đều 10g. Sắc chia 3 lần uống trong ngày. TD: Tuyên Phế, bình suyễn, cường tầm lợi thủy, thanh nhiệt giải độc. Trị bệnh tim do phổi. + Kiện Tâm Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đan sâm, Hoàng kỳ (sinh) đều 20g, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Bạch cúc hoa, Dâm dương hoắc đều 10g, Giáng hương 6g. Sắc, chia ba lần uống. TD: Ích khí, hoạt huyết, khứ ứ, kiện tâm. Trị bệnh động mạch vành, cơn đau quặn ngực, cơ tim viêm, rối loạn nhịp tim, bệnh tim do phổi. Bệnh Án Suy Tim Do Phổi (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’, q Thượng) Thôi X, nam, 68 tuổi, công nhân xe 3 bánh, đến khám tháng 12 năm 1972. hen, ho khạc ra đờm bọt, hơi thở ngắn, bệnh đã nhiều năm, sau khi hoạt động bệnh càng tăng. Ba năm nay, lúc nghỉ ngơi cũng cảm thấy thở dồn, không lao động được. X quang và đo chức năng phổi chẩn đoán là bệnh tim do nguyên nhân phổi. Khám thấy: thở gấp, môi tím tái, chân phù, mạch
  14. Tế Sác, chất lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Cho uống Nạp Khí Bình Suyễn Ẩm (Nhân sâm 3-6g (sắc riêng uống), Thục phụ tử 6g, Thục địa 15g, Hồ đào nhục (để cả vỏ) 3 trái, Sơn thù nhục 12g, Sơn dược (sinh) 30g, Ngũ vị tử 9g, Tử thạch anh (sắc trước), Từ thạch (sắc trước) đều 15g, Đông trùng hạ thảo 9g, Trầm hương 1,5-3g (hòa với nước thuốc uống), Thai bàn phấn 9g (chia làm hai lần, hòa thuốc nước uống). Sắc uống mỗi ngày một thang), thêm Bạch truật, Kê nội kim mỗi thứ 9g, Phục linh 12g, uống liên tục 6 thang, bệnh chuyển biến tốt. Sau đó mỗi tháng lại cho uống ngắt quãng 8-10 thang. Từ sau tháng 6-1973, đổi sang uống mỗi tháng 3-6 thang. Lại dùng Đảng sâm 15g thay vì 9g Nhân sâm trong toa cũ.; Phụ tử giảm xuống còn 3g. Năm 1975 hỏi lại, thể chất đã phục hồi, đã tham gia lao động được, đi xe như thường. Năm 1976 bị bệnh do não xuất huyết, hôn mê 7 ngày đêm nhưng vẫn không nge tiếng ran ở phổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1