intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH LOÉT

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng gây hại Bệnh gây hại trên thân, cành, quả và trên lá. Vết bệnh ban đầu là các đốm mầu vàng, sau đó lan rộng và có mầu vàng tươi. Vết bệnh già chuyển sang mầu nâu vàng, nổi gờ, xung quanh vết bệnh có quầng mầu vàng. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành từng đám. Bị bệnh nặng lá và quả bị rụng sớm. Trên cành và thân cây bị bệnh sẽ làm cây chậm phát triển và khô cành. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH LOÉT

  1. BỆNH LOÉT Triệu chứng gây hại Bệnh gây hại trên thân, cành, quả và trên lá. Vết bệnh ban đầu là các đốm mầu vàng, sau đó lan rộng và có mầu vàng tươi. Vết bệnh già chuyển sang mầu nâu vàng, nổi gờ, xung quanh vết bệnh có quầng mầu vàng. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành từng đám. Bị bệnh nặng lá và quả bị rụng sớm. Trên cành và thân cây bị bệnh sẽ làm cây chậm phát triển và khô cành. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây ra. Nhiệt độ thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển từ 20 - 30 o C. Vi khuẩn tồn tại trên tàn dư của lá, quả và thân cành bị bệnh. Chúng lây lan qua gió, nước mưa và các vết thương cơ giới. Vi khuẩn có khích thước 1,5 - 2,0 x 0,5 - 0,75 mm.
  2. Đặc điểm phát sinh và gây hại Bệnh phát sinh và gây hại quanh năm. Mùa mưa bệnh gây hại nặng hơn mùa khô. Trong vườn ươm mật độ cây dầy và không khí trong nhà lưới thường ẩm hơn nên bệnh cũng thường gây hại nặng. Vườn sản xuất trồng mật độ dầy, ít tỉa cành tạo tán thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại. Các giống cam Xã Đoài, Vân Du, Sông Con bị bệnh nặng hơn các giống chanh, cam Sành. Biện pháp phòng trừ Thường xuyên giám sát vườn kể cả trong vườn ươm và vườn kinh doanh. Khi bệnh còn nhẹ, thu gom lá bị bệnh và tiêu huỷ. Chú ý bón phân NPK cân đối. Đốn tỉa và tạo tán định kỳ để tán cây thông thoáng. Phun thuốc sớm khi bệnh mới xuất hiện hoặc các đợt cây ra lộc bằng thuốc Boóc đô 1 % hoặc thuốc Kasuran 0,15 %. Lượng nước thuốc đã pha từ 600 - 800 lít/ ha, tuỳ thuộc vào cây lớn hay cây nhỏ. Bệnh nặng phun 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2