intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh lyme ( lyme borreliosis ) (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biểu hiện ở tim: - gặp khoảng 8% số bệnh nhân ở mỹ. - có thể bị viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim biểu hiện rõ bằng các triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thấy ở điện tim. - những tổn thương tim này có đặc tính thay đổi theo từng lúc và tiến triển thường tự khỏi không có di chứng. 3.2.5. biểu hiện ở hệ thần kinh: - gặp khoảng 15% số bệnh nhân ở mỹ nhưng rất hay gặp ở pháp và các nước châu âu. - tổn thương trung ương như: viêm não, viêm tiểu não, viêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh lyme ( lyme borreliosis ) (Kỳ 2)

  1. Bệnh lyme ( lyme borreliosis ) (Kỳ 2) 3.2.4. biểu hiện ở tim: - gặp khoảng 8% số bệnh nhân ở mỹ. - có thể bị viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim biểu hiện rõ bằng các triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thấy ở điện tim. - những tổn thương tim này có đặc tính thay đổi theo từng lúc và tiến triển thường tự khỏi không có di chứng. 3.2.5. biểu hiện ở hệ thần kinh: - gặp khoảng 15% số bệnh nhân ở mỹ nhưng rất hay gặp ở pháp và các nước châu âu. - tổn thương trung ương như: viêm não, viêm tiểu não, viêm tuỷ.
  2. - viêm màng nãonước trong: dịch não tuỷ có tăng tế bào lympho (khoảng 100 tế bào/ml), protein tăng, glucose bình thường hoặc giảm nhẹ. - tổn thương thần kinh ngoại vi: viêm rễ thần kinh, viêm dây thần kinh kể cả các thần kinh sọ não như viêm dây vii một bên hoặc hai bên và các dây thần kinh sọ não khác. - các tổn thương thần kinh có thể phối hợp nhiều tổn thương và cũng hết sau vài tháng để rồi chuyển sang giai đoạn 3. 3.2.6. biểu hiện khác, hiếm gặp hơn: - viêm gan. - mắt : viêm kết mạc, viêm màng bồ đào... 3.3. giai đoạn 3 - giai đoạn muộn, diễn biến kéo dài: nhiều tháng hoặc nhiều năm sau, khoảng 60% số bệnh nhân ở mỹ không được điều trị, xuất hiện các biểu hiện của giai đoạn 3 là : - biểu hiện da: viêm da đầu chi mãn tính teo đét, thường bị ở chân. lúc đầu chỉ là xâm nhiễm viêm, sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, tiến triển tới teo đét da làm nôỉ rõ mạng mao mạch da. ngoài ra, có thể có các u lympho da lành tính ở mặt và vùng sinh dục. đó là những cục có đường kính 1-2 cm màu đỏ hoặc tím.
  3. - biểu hiện ở khớp: viêm khớp với tính chất viêm nhiều đợt, có tràn dịch khớp với lượng dịch ít, hay bị ở khớp lớn thường là khớp gối, không đối xứng. kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng. hầu hết bệnh nhân đều có các đợt tái phát viêm khớp hàng năm. một số ít tiến triển viêm khớp mãn tính một hoặc cả hai khớp gối với hiện tượng mòn sụn và xương. - biểu hiện thần kinh: hay gặp các tổn thương ở tuỷ như xơ hoá từng mảng hoặc hội chứng ép tuỷ hoặc có tổn thương não gây ra các triệu chứng tâm thần và thần kinh khác nhau. 4. chẩn đoán: 4.1. chẩn đoán xác định: - các triệu chứng lâm sàng đặc trưng. - xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu thường bình thường, máu lắng giờ đầu thường dưới 30 mm. - huyết thanh chẩn đoán : có nhiều kỹ thuật được áp dụng như : miễn dịch huỳnh quang, ngưng kết hồng cầu, elisa, western blot. nhưng không có kỹ thuật nào là chuẩn tuyệt đối vì còn tồn tại :
  4. + dương tính giả: do bệnh nhân đã có kháng thể với các mầm bệnh gần với borrelia như treponema, leptospira hoặc do bệnh nhân đã từng tiếp xúc với b. burgdoferi. + âm tính giả: đặc biệt ở giai đoạn 1 (gặp ở 50% số bệnh nhân). - trong thể thần kinh: tìm thấy kháng thể trong dịch não tuỷ là tài liệu có giá trị trong chẩn đoán bệnh. - phân lập b. burgdoferi trong máu, dịch não tuỷ hoặc sinh thiết da: có giá trị chẩn đoán quyết định. 4.2. chẩn đoán phân biệt: 4.2.1. ở giai đoạn 1, cần chẩn đoán phân biệt với những phản ứng da do các côn trùng khác đốt: ban đỏ trong bệnh lyme thường không ngứa như ban đỏ do các côn trùng khác đốt và thường có kích thước rất to. 4.2.2. ở giai đoạn 2 và 3 cần chẩn đoán phân biệt với: - nhiễm khuẩn huyết do các mầm bệnh khác. - viêm khớp cấp hoặc viêm khớp mãn... 5. điều trị:
  5. 5.1. kháng sinh diệt mầm bệnh: có 2 nhóm kháng sinh có tác dụng tốt với b. burgdoferi là nhóm beta- lactam và cyclin. ngoài ra erythromycin cũng có tác dụng nhưng kém hơn. 5.1.1. khi chỉ có ban đỏ đơn độc, không có triệu chứng nhiễm khuẩn huyết dùng kháng sinh đường uống : amoxycilin 3-4 g/ngày x 10 ngày cho người lớn. doxycyclin 200 mg/ngày x 10 ngày cho người lớn. 5.1.2. khi có ban đỏ kèm với các triệu chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc ở giai đoạn 2 của bệnh : amoxycilin 6-8 g/ngày x 20-30 ngày. ceftriaxon 2-4 g/ngày x 20-30 ngày, tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch. 5.1.3. ở giai đoạn 3 : ceftriaxon 4g/ngày x tối thiểu là 30 ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. chú ý: trong các thể toàn thân (có nhiễm khuẩn huyết và tổn thương nhiều cơ quan) cần dùng liều tăng dần để tránh phản ứng jarisch herxheimer. 5.2. điều trị triệu chứng:
  6. - an thần. - hạ sốt, giảm đau. - bù nước và điện giải. - trợ tim mạch, vitamin b, c; ăn uống dinh dưỡng tốt... 6. phòng bệnh: - việc phòng bệnh còn gặp khó khăn vì nhiều loại nguồn bệnh và vì ve kháng với nhiều thuốc diệt côn trùng. - cách phòng bệnh tốt nhất là đề phòng cá nhân, chống bị ve đốt khi phải làm việc hoặc đi vào vùng có ve như: đi tất, quấn xà cạp, đi găng tay... - khi thấy ve trên da thì lấy ngay lập tức ve ra khỏi cơ thể. - không dùng kháng sinh dự phòng cho người bị ve đốt trừ phụ nữ có thai. để tránh nguy cơ cho thai nhi, có thể dùng amoxycilin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0