intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bệnh Newcastle (gà rù)

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

232
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh Newcastle (hay còn gọi bệnh gà gù) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà, bệnh thường xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc giao mùa. Bệnh lây lan rất nhanh qua mọi con đường, ở mọi lứa tuổi nên dễ phát sinh thành ổ dịch lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bệnh Newcastle (gà rù)

  1. bệnh Newcastle (gà rù) Bệnh Newcastle (hay còn gọi bệnh gà gù) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà, bệnh thường xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc giao mùa. Bệnh lây lan rất nhanh qua mọi con đường, ở mọi lứa tuổi nên dễ phát sinh thành ổ dịch lớn. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhằm giúp bà con chăn nuôi sớm nhận biết và phân biệt bệnh Newcastle để chủ động phòng, trị bệnh có hiệu quả. 1. Đặc điểm của bệnh: Lây lan nhanh, mạnh, qua hô hấp, tiêu hoá, tiết dịch, . . . .v.v. Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh và tỷ lệ chết thường rất cao từ 90 - 100%. a. Nguyên nhân: Bệnh do vi rút Tortor Furius gây ra, chúng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và hô hấp, do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe, do phương tiện vận chuyển thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh hoặc do tiếp xúc với chim hoang mang mầm bệnh.
  2. b. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh ngắn, thường từ 3 - 5 ngày. Bệnh tiến triển theo 3 thể chính như sau: - Thể quá cấp: Thường xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh xảy ra rất nhanh, gà chỉ ủ rũ vài giờ là chết. - Thể cấp tính: Là thể phổ biến thường hay gặp nhất, trong đàn gà xuất hiện bệnh một vài con ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 420 C – 430 C, xoã cánh như khoác áo tơi, chảy nước mũi màu trắng, xám hoặc đỏ nhạt hơi nhớt. Gà bệnh thường hắt hơi nên kêu thành tiếng “toác, toác”. Diều sưng to do thức ăn không tiêu, khi cầm chân gà dốc ngược từ miệng chảy ra chất nhớt mùi chua. Phân lúc đầu đặc màu nâu sẫm sau loãng dần có màu trắng xám hay còn gọi “cứt cò”, lông đuôi bết đầy phân. - Thể mãn tính: Thường ở giai đoạn cuối ổ dịch, gà thường xuất hiện triệu chứng thần kinh, gầy còm, chết vì đói và kiệt sức. Tuy nhiên nếu chúng vụơt qua gian đoạn này thì lành bệnh và được miễn dịch suốt
  3. đời. c. Bệnh tích đặc trưng: - Gà gầy, diều chứa đầy thức ăn. - Thể cấp tính: Xuất huyết đường tiêu hóa như: diều, dạ dày tuyến (tiền mề), ruột. Xuất huyết niêm mạc mắt. - Trường hợp bệnh kéo dài gây viêm giác mạc mắt, cuống phổi và khí quản. Dạ dày tuyến xuất huyết vòng nhẫn. d. Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình như trên. Tuy nhiên trên thực tế bệnh này thường ghép chung với một số bệnh khác nên triệu chứng và bệnh tích cũng thay đổi. Do đó, chẩn đoán bằng huyết thanh học là phương pháp tốt nhất để phát hiện bệnh. e. Điều trị: bệnh do vi rút gây ra nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cho nên việc phòng bệnh bằng vắc xin được xem là hiệu quả nhất. f. Phòng bệnh bằng vắc xin:
  4. - Dùng vắc xin Lasota nhỏ mắt, mũi: + Lần 1: gà từ 3 - 7 ngày tuổi. + Lần 2: gà từ 18 - 21 ngày tuổi. - Tiêm vắc xin Niu-cát-xơn hệ I lúc gà từ 60 ngày tuổi và 135 ngày tuổi. * Lưu ý: Tiêm ngừa cho gà vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều tối là tốt nhất. Tham gia thực hiện "Kết ước phòng bệnh" như sau: - Không mua, bán, ăn thịt gia cầm bị bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc. - Thực hiện phòng bệnh Niu-cát-xơn bằng vắc xin. - Thực hiện khai báo dịch kịp thời. - Không vứt xác gia cầm bừa bãi. Bà con cần làm gì khi phát hiện có gà bệnh? Khi phát hiện gà có các biểu hiện khác thường hoặc nghi mắc bệnh Niu-cát-xơn bà con chăn nuôi phải khai báo ngay với cơ quan thú y nơi gần nhất, nhân viên thú y hoặc chính quyền cơ sở; đồng thời cách ly gà nghi mắc bệnh. Tiêm phòng vắc xin, bổ sung
  5. B.Complex, chất điện giải, Vitamin C để tăng sức đề kháng cho những đàn gà chưa mắc bệnh. Không bán chạy, không ăn thịt gà bệnh. Rắc vôi bột và phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng nuôi, sân thả, dụng cụ và các khu vực xung quanh. Trương Tấn Liêm – Chi cục Thú y
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2