intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sỏi mật: 50% không có triệu chứng

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có không ít bệnh nhân (BN) đã sửng sốt khi đột nhiên bác sĩ (BS) thông báo: "Bác có rất nhiều sỏi mật". Có BN lại băn khoăn cùng bị sỏi mật, nhưng ông A phải mổ, còn mình BS cứ bảo để đó theo dõi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sỏi mật: 50% không có triệu chứng

  1. Bệnh sỏi mật: 50% không có triệu chứng
  2. Có không ít bệnh nhân (BN) đã sửng sốt khi đột nhiên bác sĩ (BS) thông báo: "Bác có rất nhiều sỏi mật". Có BN lại băn khoăn cùng bị sỏi mật, nhưng ông A phải mổ, còn mình BS cứ bảo để đó theo dõi. TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc - phó giám đốc Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM - cho biết sỏi mật là bệnh lý rất phổ biến ở VN, Lào, Campuchia và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Bình quân mỗi ngày tại BV Đại học Y dược TP phẫu thuật cho 10 BN bị bệnh sỏi mật. Theo TS Hoàng Bắc, để hiểu rõ căn bệnh này, BN cần được biết mật, dịch mật, ống mật, túi mật là gì, có chức năng ra sao đối với cơ thể. Mật là một chất dịch màu vàng, được gan tiết ra. Dịch mật được các ống mật thu nhận và đổ vào ống mật chính, sau đó chảy vào ống tiêu hóa. Dịch mật giúp hệ tiêu hóa hấp thu các chất béo ăn vào hằng ngày. Trung bình một ngày gan tiết ra khoảng một lít dịch mật. Nếu tắc mật, mật sẽ ứ lại trong gan và gây biến chứng. Còn ống mật là những ống cực nhỏ, nhận mật từ các tế bào gan tiết ra, các ống mật kết nối vào nhau để thành các ống mật lớn dần, cuối cùng đi ra khỏi gan bằng một ống mật chính rồi đổ vào ruột. Có thể hình dung các ống mật như các con sông nhỏ đổ vào biển lớn là ruột. Các ống mật chạy khắp trong gan và có kích thước từ một milimet đến dưới một centimet. Riêng túi mật là một cơ quan hình quả lê, có chức năng chứa mật
  3. và cô đặc mật trước khi đổ vào đường tiêu hóa. Túi mật nằm ở mặt dưới gan hay dưới bờ sườn phải. Dễ tái phát TS Hoàng Bắc cho biết sỏi mật được tạo ra khi có Uống thuốc xổ giun sự rối loạn chuyển hóa của dịch mật. Dịch mật TS Hoàng Bắc khuyên quá đặc trong túi mật sẽ lắng đọng lại tạo thành để tránh sỏi mật, BN nên sỏi. Người có nhiều giun, sán cũng có nguy cơ bị uống thuốc xổ giun sáu sỏi mật vì trứng hoặc giun, sán có thể chui vào tháng một lần; không để đường mật và chết ở đó, tạo thành cái nhân để tạo cơ thể thừa cân, sỏi. Nhiễm trùng đường mật nhiều lần cũng là cholesterol cao; sau cắt nguyên nhân gây sỏi. Chính sỏi lại gây ra viêm, túi mật kiêng ăn chất gây ra hẹp đường mật. Đây là vòng lẩn quẩn béo vài tháng; nếu ấn tay khiến BN sỏi mật dễ tái phát bệnh. vào hạ sườn phải thấy có Có hai loại sỏi mật là sỏi túi mật và sỏi đường mật đau nhói nên đi BV (có người gọi là sỏi trong gan, tức là sỏi nằm ở khám ngay. đường mật trong gan). BN có thể chỉ bị sỏi túi mật hoặc sỏi đường mật, nhưng có người bị cả hai loại. Có người bị sỏi túi mật đã điều trị (bằng cách mổ nội soi cắt bỏ túi mật chứa sỏi) nhưng sau đó lại bị sỏi đường mật. BN bị sỏi đường mật khó điều trị hơn và dễ bị tắc nghẽn đường mật trong gan. Sỏi mật có thể là một hay nhiều viên và có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là một khối mềm to nhưng cũng có thể là hàng trăm viên nhỏ li ti, có khi lại là một viên rất lớn. Sỏi túi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam, nhất là ở phụ nữ có nhiều con, người trên 40 tuổi, người béo phì. Theo TS Hoàng Bắc, hơn 50% BN bị sỏi mật không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm với bệnh đau bao tử. Có khi triệu chứng chỉ
  4. xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo. Với người có triệu chứng, BN có cảm giác đau quặn vùng dưới sườn phải hay vị trí dưới mũi ức; buồn nôn hoặc nôn; trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu. Nếu bị tắc mật, BN có biểu hiện vàng da, nước tiểu vàng, ngứa, sốt và đau hạ sườn bên phải. Khi sỏi mật gây biến chứng tắc ống mật, BN có biểu hiện đau dữ dội, sốt, lạnh run. BN có thể tử vong nếu không được điều trị các biến chứng kịp thời. Mổ khi nào? TS Hoàng Bắc lưu ý: nguyên nhân của sỏi mật là do rối loạn chuyển hóa của dịch mật. Nếu chỉ lấy sỏi ra, rối loạn chuyển hóa vẫn còn và tiếp tục phát sinh sỏi. Cắt túi mật sẽ ngăn sỏi tái phát và BN vẫn khỏe mạnh, sống thọ như người bình thường. Sỏi to hay sỏi nhỏ, nhiều sỏi hay ít sỏi cũng không quan trọng khi sỏi chưa gây triệu chứng. Thực tế có những BN chỉ bị một viên sỏi nhỏ đã phải mổ vì viên sỏi này gây tắc dịch mật khiến BN đau đớn không chịu nổi. Về việc mổ sỏi mật khi nào, TS Bắc cho biết về nguyên tắc bất cứ lúc nào cũng có thể mổ lấy sỏi. Tuy nhiên, khi sỏi chưa gây triệu chứng chỉ cần theo dõi định kỳ theo hẹn của BS. Khi có triệu chứng, biến chứng (viêm tụy cấp...) mới cần mổ. BN bị sỏi mật đa số được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Nếu BN chỉ bị sỏi túi mật, khi cắt túi mật bệnh không tái phát. Với BN bị sỏi đường mật việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nếu đường mật nằm trong nhu mô gan sâu có quá nhiều sỏi, có khi BS bắt buộc phải cắt bỏ một phần gan để loại trừ sỏi. Có khi BS không thể lấy hết sỏi đường mật cho BN do sỏi nằm ở vị trí không thể lấy được. Khi đó BN phải chấp nhận "sống chung" với sỏi và về lâu ngày sỏi có thể khiến BN bị xơ gan. Chưa kể BN bị sỏi đường mật sau mổ rồi vẫn bị tái phát sỏi, có người phải mổ đi mổ lại 7-8 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2