intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sởi với trẻ em - đáng lo không?

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số hiểu biết về bệnh sởi Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm ở trẻ em. Trong quá khứ khi chưa có vaccine, bệnh lan tràn rộng rãi trong nước cũng như trên thế giới. Bệnh gây ra do một loại virus có họ Paramyxoviridae, virus này có thể tìm thấy trong dịch tiết của mũi họng của bệnh nhân sởi từ giai đoạn xâm nhập (nội ban) và có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian ít nhất là 34 giờ. Bệnh hay gặp vào mùa xuân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sởi với trẻ em - đáng lo không?

  1. Bệnh sởi với trẻ em - đáng lo không? Một số hiểu biết về bệnh sởi Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm ở trẻ em. Trong quá khứ khi chưa có vaccine, bệnh lan tràn rộng rãi trong nước cũng như trên thế giới. Bệnh gây ra do một loại virus có họ Paramyxoviridae, virus này có thể tìm thấy trong dịch tiết của mũi họng của bệnh nhân sởi từ giai đoạn xâm nhập (nội ban) và có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian ít nhất là 34 giờ. Bệnh hay gặp vào mùa xuân khi có điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp nhờ các giọt nhỏ của dịch mũi họng, nước bọt bay vào trong không khí. Bệnh có thể lây lan từ cuối giai đoạn ủ bệnh thậm chí khi người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng. Vì vậy cần chú ý để tránh lây lan bệnh cho trẻ lành xung quanh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi diễn ra qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 10-12 ngày, một số ít trường hợp có thể ủ bệnh 7-10 ngày. Giai đoạn này bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gì.
  2. - Giai đoạn xâm nhập (nội ban): Kéo dài khoảng 3-5 ngày, biểu hiện lâm sàng là sốt nhẹ hoặc vừa, ho nhiều, đi ngoài lỏng và mắt đỏ có dử mắt, ngại ánh sáng. Sau khoảng 24 giờ sẽ có những hạt Koplik ở niêm mạc miệng. - Giai đoạn toàn phát (phát ban): Kéo dài 6-10 ngày, biểu hiện thường là sốt tăng cao có khi tới 40 độ C, ban đỏ dạng dát sẩn mọc từ sau tai, sát chân tóc rồi lan ra vùng dưới cằm, toàn bộ mặt, rồi đến cổ, phần trên cánh tay, ngực. Sau 24 giờ ban lan ra sau lưng, xuống bụng, đùi, cẳng chân và sau 2-3 ngày sẽ xuống bàn chân. Chẩn đoán bệnh sởi: Thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng đặc trưng, và dựa vào các xét nghiệm tìm kháng thể trong máu, hoặc nuôi cấy, phân lập virus trên tế bào sống… Bệnh sởi cũng dễ nhầm với các bệnh phát ban do một số virus khác như: Phát ban do virus Adeno, virus Coxackie, ECHO hay virus Herpes ở người, hoặc Eptain-Barr. Vì vậy khi không rõ chẩn đoán thì nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh. Không có thuốc điều trị đặc hiệu Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và phòng chống bội nhiễm vi khuẩn. Khi bị sởi, đặc biệt ở trẻ em thì sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm một cách nghiêm trọng, đồng thời sẽ có hiện tượng thiếu Vitamin A rõ rệt dễ gây tổn thương mắt nặng
  3. nề. Vì vậy trong điều trị sởi cần chú ý bổ sung Vitamin A cho người bệnh. Liều lượng Vitamin A khuyến cáo là một liều uống duy nhất: - 100 000 UI cho trẻ 6-12 tháng tuổi. - 200 000 UI cho trẻ > 1 tuổi. Với trẻ có biểu hiện tổn thương mắt thì phải cho thêm 2 liều nữa, một liều vào ngày kế tiếp và một liều sau đó 4 tuần. Ngoài ra chú ý vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối 0,9% và các thuốc kháng sinh nhẹ như: Chloramphenicol 0,4%. Nếu bệnh biểu hiện nặng hơn, cần đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị, tránh hậu quả mù lòa cho trẻ. Ngoài ra cũng nên vệ sinh miệng, mũi và trên da, tránh để viêm nhiễm do vi khuẩn làm nặng thêm tình trạng bệnh. Cảnh báo biến chứng Bệnh sởi có thể gây ra một số biến chứng như: Viêm phổi do tế bào khổng lồ gây viêm tổ chức kẽ ở phổi. Bội nhiễm vi khuẩn gây viêm tai giữa, viêm loét miệng hoại thư, viêm phế quản phổi. Sởi cũng có thể làm bùng phát bệnh lao… Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất là viêm não do sởi. Tỷ lệ viêm não do sởi là 1-2/1.000. Viêm não do sởi chủ yếu là viêm não chất trắng bán cấp
  4. do nguyên nhân miễn dịch làm tổn thương lớp vỏ Myelin của các sợi trục thần kinh sọ não. Biến chứng này có thể xuất hiện muộn, hoặc rất muộn. Người ta cũng cho rằng viêm não do sởi có thể còn do tổn thương trực tiếp các tế bào thần kinh vùng chất xám, viêm não này thường xuất hiện sớm. Triệu chứng khởi đầu của viêm não do sởi ở trẻ em là tình trạng co giật, ly bì rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ.. Khi có một trong các dấu hiệu đó cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2