intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng ngừa bệnh sởi

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sởi là một bệnh lây lan do siêu vi, thường gặp ở trẻ em với đặc điểm lâm sàng là viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ở ngoài da, nên nhân dân thường gọi là ban đỏ. Sởi thường để lại nhiều biến chứng nặng. Tác nhân gây bệnh là siêu vi, thuộc nhóm RNA Paramyxovirus, genus Morbillivirus; siêu vi sởi có trong nhớt cổ họng, trong máu, trong nước tiểu bệnh nhi ở cuối giai đoạn ủ bệnh và một thời gian sau khi phát ban,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng ngừa bệnh sởi

  1. Phòng ngừa bệnh sởi Sởi là một bệnh lây lan do siêu vi, thường gặp ở trẻ em với đặc điểm lâm sàng là viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ở ngoài da, nên nhân dân thường gọi là ban đỏ. Sởi thường để lại nhiều biến chứng nặng. Tác nhân gây bệnh là siêu vi, thuộc nhóm RNA Paramyxovirus, genus Morbillivirus; siêu vi sởi có trong nhớt cổ họng, trong máu, trong nước tiểu bệnh
  2. nhi ở cuối giai đoạn ủ bệnh và một thời gian sau khi phát ban, có thể sống ít nhất 34 giờ trong không khí. Bệnh lây bằng đường hô hấp, do chất nhớt cổ họng có chứa virus sởi văng ra ngoài không khí khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi. Sởi có thể xảy ra khắp mọi nơi, suốt cả năm, bệnh rất lây lan, dễ phát triển thành dịch, chu lỳ 2-4 năm một lần trong những thành phố lớn; tính chu kỳ là do số lượng người chưa có miễn dịch trong cộng đồng đạt đến tỷ lệ cao thích hợp (khoảng 40-50%): nếu lúc đó xuất hiện vài ca bệnh sởi là dịch có thể xảy ra. Tuổi dễ mắc bệnh là từ 6 tháng đến 10 tuổi, trẻ dưới 6 tháng có kháng thể của mẹ truyền qua nhau khi còn là thai nhi, sau đó kháng thể giảm dần. Khoảng 90% các trẻ em trên 10 tuổi đã có kháng thể chuyên biệt với bệnh sởi; hầu hết người lớn ít bị bệnh vì đã có miễn dịch. Bệnh sởi có những đặc trưng: dễ chẩn đoán, không có ổ chứa siêu vi ở thú vật, không có trung gian
  3. truyền bệnh, chỉ có một tuýp huyết thanh và thuốc chủng có hiệu quả; do đó, có thể thanh toán hoàn toàn. Ở các nước phát triển, hiện nay có những vùng không còn bệnh sởi nữa và số trẻ em được miễn dịch lên đến trên 90%. Khi nhiễm siêu vi sởi, bệnh được biểu hiện qua 4 giai đoạn:  Giai đoạn ủ bệnh: từ 10-12 ngày, trẻ không có triệu chứng gì, đến ngày thứ 9-10, trẻ có thể bị sốt nhẹ.  Giai đoạn khởi phát: lây lan nhất, kéo dài 4-5 ngày, các biểu hiện chính là: o Sốt, kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, khớp. o Viêm long: là triệu chứng luôn luôn xuất hiện trong bệnh sởi. Viêm ở mắt gây chảy nước mắt, nhiều ghèn, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhi sợ ánh sáng. Giác mạc và mi mắt có thể sưng phù. Viêm ở mũi gây hắc hơ, sổ mũi, khàn giọng, ho có đàm, đôi khi kèm
  4. viêm thanh quản co rít. Viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy. Trong họng-miệng có những chấm trắng nhỏ độ 1mm, nổi trên niêm mạc má màu đỏ sung huyết, ngang với răng hàm thứ nhất, gọi là dấu Koplik, dấu hiệu này xuất hiện và biến mất trong vòng 12-18 giờ.  Giai đoạn phát ban: ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và hai cánh tay. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan ra sau lưng, hông và chi dưới, 2-3 ngày thì lan toàn thân. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, có khuynh hướng kết dính lại, nhưng xem kẽ có những khoảng da lành không bị tổn thương nằm giữa những vùng phát ban. Cần lưu ý: trong các thể nhẹ thì ban đỏ thưa thớt, không lan đến chân chớ không phải do uống thuốc đông y như Tiêu ban lộ, và ở thể nặng thì ban dày đặc, gần như toàn bộ da bị chr kín, ngay cả bàn tay và chân, cần được chăm sóc dinh dưỡng chu đáo, chớ không phải ra ban nhiều là tốt.
  5. Khi bắt đầu phát ban, nhiệt độ tăng đột ngột, nhưng khi ban đã mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo ói, tiêu chảy hoặc viêm tai giữa, viêm phế quản.  Giai đoạn phục hồi: thường thì sởi “bay” theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâm trên mặt, da. Bản thân bệnh sởi lành tính, nếu không được chăm sóc kỹ hoặc ngược lại kiêng khem quá đáng, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. o Viêm phổi là một trong những biến chứng thường gặp nhất, có thể do chính siêu vi sởi hay do bội nhiễm vi trùng khác như phế cầu, liên cầu, tụ cầu… Bệnh nhi vẫn còn sốt sau khi phát ban, ho kéo dài, trong thể nặng có thể suy hô hấp. Sởi còn có nguy cơ làm trầm trọng một bệnh lao tiềm tàng. o Viêm tai giữa là biến chứng đứng hàng thứ hai, bệnh nhi sốt cao, quấy khóc, chảy mủ vàng ở tai, nếu điều trị chậm sẽ gay ra thủng màng nhĩ. o Viêm thanh quản, có thể xuất hiện sớm trong giai đoạn viêm long hay phát ban; bệnh nhi lên
  6. cơn khó thở về đêm, ho khan hay khàn giọng, diễn tiến thường lành tính; hoặc xuất hiện trễ trong thời kỳ hồi phục với tình trạng khó thởthanh quản do phù nề hay có màng giả, đôi khi gây suy hô hấp nặng. o Viêm não tuỷ là biến chứng hiếm gặp nhưng trầm trọng; bệnh nhi sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cổ cứng rồi lơ mơ, co giật. Tử vong có thể lên đến 10%, nếu sống sót có nhiều di chứng thần kinh trầm trọng vĩnh viễn. o Cam tẩu mã, thường gặp ở bệnh nhi suy dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém. Là tình trạng nhiễm trùng kém hoại tử ở môi, niêm mạc miệng, má, lở loét rất nhanh, đưa đến mất tổ chức mô ở môi, miệng. o Viêm ruột kéo dài dẫn đến tiêu chảy liên tục và suy dinh dưỡng. Chế độ ăn kiêng sữ quá cũng gây suy dinh dưỡng và loét giác mạc mắt. Sởi là một bệnh đã được đưa vào chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng, tất cả trẻ em 9 tháng tuổi đều được tiêm ngừa, tỉ lệ bệnh đã giảm nhưng bệnh
  7. chưa phải là đã được thanh toán. Vì vậy, sau khi “tiêm vacxin sởi lần một” từ một tháng trở lên, cần “tiêm nhắc lại mũi hai” để hệ miễn dịch làm việc. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khoảng cách giữa hai mũi tiêm vaccin sởi là hơn một tháng.  Trẻ em trong diện tiêm, nếu trong vòng 1 tháng trở lại có tiêm các loại vaccin có chứa vaccin sởi như MMRII, Trimovax, Priorix… sẽ không được tiêm trong chiến dịch này.  Sau khi tiêm sởi trong đợt này, các phụ huynh nếu đưa con em đi tiêm ngừa dịch vụ, cũng phải lưu ý tránh các loại có chứa vaccin sởi nêu trên, để đảm bảo khoảng cách an toàn. An toàn tiêm chủng là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Mỗi đội tiêm đều có bác sĩ phụ trách; đảm bảo 1 bơm tiêm – 1 kiêm vô trùng cho một mũi tiêm, vaccin sởi luôn luôn được bảo quản ở nhiệt độ dưới 8 độ C; lọ vaccin đã khui quá 8 giờ sẽ hủy, không hút sẵn vaccin vào bơm tiêm để chờ trẻ đến tiêm; thực hiện đúng kỹ thuật tiêm dưới da 0,5ml cho mỗi mũi
  8. tiêm; sử dụng hộp an toàn cho mỗi bàn tiêm để đựng bơm tiêm đã dùng; không để trẻ đói khi đi tiêm vaccin; có sẵn nước uống và đường tại các điểm tiêm. Vấn đề phòng chống sốc: mặc dù vaccin sởi thuộc loại an toàn nhất, nhưng vẫn có thể có phản ứng phụ; ngành y tế đã chuẩn bị rất kỹ việc phòng chống sốc, các nhân viên y tế tham gia tiêm chủng đều được tập huấn chuyên môn, xử trí các trường hợp tai biến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2