intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tay chân miệng, hành xử nào phù hợp?

Chia sẻ: Tôn Thị Cẩm Hường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tay chân miệng, hành xử nào phù hợp? ThS Đào Duy An Trưởng Phòng khám Sông Trà, Trưởng Dịch vụ BS & Chăm sóc Sức khỏe tại nhà 24/24 (Inn Care), Công ty Núi Ấn Sông Trà (Inn Co., Ltd), Tp HCM. YKN-2011/09/11 Bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng là bệnh sốt cấp tính kèm mụn nước ở tay, chân và có hoặc không có mụn nước/loét ở miệng (Hình 1). Hình 1 Đây là bệnh thường gặp ở trẻ (độ 5 tuổi trở xuống chiếm 96%) dù có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tay chân miệng, hành xử nào phù hợp?

  1. Bệnh tay chân miệng, hành xử nào phù hợp? ThS Đào Duy An Trưởng Phòng khám Sông Trà, Trưởng Dịch vụ BS & Chăm sóc Sức khỏe tại nhà 24/24 (Inn Care), Công ty Núi Ấn Sông Trà (Inn Co., Ltd), Tp HCM. YKN-2011/09/11 Bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng là bệnh sốt cấp tính kèm mụn nước ở tay, chân và có hoặc không có mụn nước/loét ở miệng (Hình 1). Hình 1 Đây là bệnh thường gặp ở trẻ (độ 5 tuổi trở xuống chiếm 96%) dù có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nam bị nhiều hơn nữ, do vi-rút đường ruột gây ra, lan truyền từ người sang người qua đường ăn uống do tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, mụn nước hoặc phân người bệnh. Hai vi-rút gây bệnh chính là coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên vào tháng 3-5 và tháng 9-12. Trẻ bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nh ưng vi-rút có thể còn trong phân đến vài tháng sau.
  2. Làm sao biết đó là bệnh tay chân miệng? Lúc đầu: Sốt nhẹ khoảng 38,3 độ C và kéo dài 2-3 ngày. · · Ho. Đau họng. · Bứt rứt. · Biếng ăn. · Khoảng 80% trẻ biếng ăn và đau họng. Sau 12-36 giờ, xuất hiện ban ở tay, chân và miệng. Hình 2 Hình 3
  3. Hình 4 Đặc điểm ban: Tổn thương ở miệng ban đầu là những dát đỏ sau đó thành những mụn nước 2-3 mm trên nền dát đỏ. Tuy nhiên, hiếm khi thấy mụn nước vì chúng nhanh chóng bị loét. Có khoảng 5-10 vết loét. Mụn nước có ở quanh miệng, vòm miệng, niêm mạc họng, lợi và lưỡi. Lưỡi bị tổn thương 44% trường hợp; ngoài loét, lưỡi còn bị phù và đau. Tổn thương da là đặc trưng và chiếm 75% trường hợp. Tổn thương da bắt đầu là một dát đỏ mà ở giữa là mụn nước hình bầu dục màu xám và trục dọc song song với lằn da (Hình 5).
  4. Hình 5 Tổn thương này không gây khó chịu gì, mất đi trong 3-7 ngày và không để lại sẹo. Tay thường bị hơn chân (Hình 6). Hình 6 Mu bàn tay và mặt bên các ngón tay thường bị hơn là lòng bàn tay. Ngoài ra, ban có thể xuất hiện ở cánh tay, cùi chỏ, mông và gối. Bệnh phần lớn tự khỏi trong 7-10 ngày. Bệnh tay chân miệng thực sự nguy hiểm thế nào? Phần lớn bệnh lành tính và tự hết. Nhiễm coxsackievirus A16 chỉ có 4% gây biến chứng còn nhiễm enterovirus 71 thì 32% gây biến chứng và 1,7% bị chết. Bệnh xảy ra đầu tiên ở Úc năm 1956 sau đó xảy ra dịch rải rác khắp nơi mỗi 3 năm (như Ấn Độ, Brunei, Mã Lai, Mông Cổ, Nhật, Singapore, Trung Quốc và Úc). Bệnh phát dịch ở Việt Nam từ năm 2003. Số mắc và số chết các năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 5719 và 23, 10958 và 25, 10632 và 23; ph ần lớn xảy ra ở phía nam. Tỷ lệ tử vong: 0,2%-0,4%.
  5. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng khó không? Bất cứ bác sỹ ở cơ sở y tế nào (ví dụ trạm y tế, phòng khám) sau khi hỏi bệnh và xem xét tổn thương da đặc trưng đều chẩn đoán được bệnh mà không cần phải xét nghiệm gì. Chữa trị bệnh tay chân miệng tại đâu? Trẻ chỉ bị mụn nước và loét miệng thì có thể chăm sóc tại nhà. Cần khám lại hàng ngày trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh. Khi nào thì đưa trẻ bị bệnh tay chân miệng đến bệnh viện? Điều cốt lõi là phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng để can thiệp ngay vì ở trẻ bị biến chứng nặng lúc đầu bệnh có vẻ nhẹ nh àng nhưng sau đó nguy kịch nhanh chóng. Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau thì phải nhập viện ngay: Sốt từ 39 độ C trở lên hoặc kéo dài từ 48 giờ trở đi.  Nôn.  Quấy khóc, bứt rứt.  Ngủ lịm.  Cơ co giật (lúc mới ngủ).  Chân tay múa máy, quờ quạng (lúc mới ngủ) hoặc đi loạng choạng.  Mắt đảo vòng (lúc mới ngủ).  Chân, tay yếu.  Thở khó khăn/thở nhanh (giai đoạn muộn).  Da nổi vằn (giai đoạn muộn).  Cách chăm sóc bệnh tay chân miệng tại nhà Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. 
  6. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không  cho ngậm vú nhựa, không cho ăn uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200 mL  nước ấm) nếu trẻ súc được. Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do  bác sỹ kê. Ngừa lây lan: Tránh làm vỡ mụn nước.  Rửa tay sau mỗi lần chăm trẻ trong vài tháng.  Rửa đồ chơi trẻ bệnh trước hết bằng xà phòng sau đó tẩy bằng dung dịch  Cloramin B 2%. Giảm tối đa tiếp xúc gần với trẻ bệnh.  Cộng đồng nên làm gì trước dịch bệnh tay chân miệng? Đừng hoảng loạn dù sự thật bệnh vẫn đang tăng. · Hầu hết bệnh tay chân miệng tự khỏi.  Bệnh xảy ra ở trẻ nhiều lần trong đợt dịch là điều bình thường vì mỗi lần  bệnh do nhiễm loại vi-rút khác nhau. Người lớn có thể bị bệnh tay chân miệng vì mức độ kháng bệnh tự nhiên có  trước đây bị suy giảm nhưng bệnh ở người lớn thì thường là nhẹ. Đây chỉ là diễn tiến mới của dịch bệnh chứ không phải bất thường. Cũng như nhiều bệnh do vi-rút khác, bệnh tay chân miệng hiện nay ch ưa có  thuốc phòng và chữa khỏi nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn. Đừng lơ là khi trẻ bị bệnh.
  7. Bệnh tay chân miệng lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban…giống nh ư các nhiễm vi-rút thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không. Chăm sóc trẻ bệnh đúng như bác sỹ hướng dẫn. Theo dõi tình trạng trẻ sát sao, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo. Không kiêng cữ và chữa bằng các biện pháp dân gian khi trẻ bệnh. Khi trẻ khỏe lại thì đến nhà trẻ, trường học bình thường chứ không cách ly quá dài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2