intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thận mạn (N18)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Bệnh thận mạn (N18)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa và phân độ, các nguyên nhân thường gặp, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, phòng bệnh chủ động bằng vắc xin, cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thận mạn (N18)

  1. BỆNH THẬN MẠN (N18) 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN ĐỘ: theo KDIGO 2012 1.1. Định nghĩa Bệnh thận mạn được định nghĩa khi có những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhi. Tiêu chuẩn bệnh thận mạn (hiện diện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây trên 3 tháng). Dấu hiệu tổn thương Albumin niệu ≥ 30 mg/24 g, hoặc thận (ít nhất là một) Albumin/creatinin niệu ≥ 30 mg/g (≥ 3 mg/mmol) Cặn lắng nước tiểu bất thường Rối loạn điện giải hoặc bất thường khác liên quan bệnh lý ống thận Bất thường phát hiện trên mô học Bất thường cấu trúc hình ảnh học Tiền căn ghép thận Giảm độ lọc cầu thận Độ lọc cầu thận < 60 ml/ph/1,73 m2 (phân độ G3a-G5) 1.2. Phân độ bệnh thận mạn Phân độ bệnh thận mạn dựa trên nguyên nhân, độ lọc cầu thận, và mức độ albumin niệu (chứng cứ 1B). 282
  2. Phân độ theo độ lọc cầu thận: Độ lọc cầu thận Phân độ Ý nghĩa (ml/ph/1,73 m2) G1 ≥ 90 Bình thường G2 60-89 Giảm nhẹ G3a 45-59 Giảm nhẹ tới trung bình G3b 30-44 Giảm trung bình tới nặng G4 15-29 Giảm nặng G5 < 15 Suy thận giai đoạn cuối Phân độ theo mức độ tiểu đạm albumin niệu: Albumin Albumin/creatinin niệu Phân niệu 24 g Ý nghĩa độ mg/mmol mg/g (mg/24 g) Bình thường A1 < 30 300 > 30 > 300 Tăng nặng 283
  3. 1.3. Tiên lượng bệnh thận mạn Phân độ theo mức độ tiểu albumin Tiên lượng bệnh thận A1 A2 A3 mạn theo GFR và Bình thường Tăng Tăng mức độ đạm niệu: hoặc tăng trung bình nặng KDIGO 2012 nhẹ < 30 mg/g 30-300 > 300 30 mg/mmol mg/mmol Bình G1 ≥ 90 thường Phân độ Giảm G2 60-89 theo độ nhẹ lọc cầu Giảm thận nhẹ tới G3a 45-59 (ml/ph/1,73 trung m 2) bình Giảm trung G3b bình 30-44 tới nặng Giảm G4 15-29 nặng Suy thận G5 giai < 15 đoạn cuối Hình 1. Tiên lượng bệnh thận mạn dựa trên GFR và mức độ tiểu đạm. Hình lấy từ KDIGO 2012. Màu xanh: nguy cơ thấp. Màu vàng: nguy cơ trung bình. Màu cam: nguy cơ cao. Màu đỏ: nguy cơ rất cao. 284
  4. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP Nguyên nhân thường gặp ở trẻ em: dị dạng đường tiết niệu, bệnh cầu thận, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần… 3. CÁCH TIẾP CẬN Hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm. 3.1. Hỏi bệnh - Triệu chứng gợi ý bệnh thận mạn: chán ăn, buồn nôn, ói, mệt mỏi, xanh xao, chậm tăng trưởng. - Có tiền căn dị tật đường tiết niệu (thận đôi, trào ngược bàng quang niệu quản…), bệnh lý cầu thận (hội chứng thận hư, lupus…), nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần… 3.2. Khám Phù, thiếu máu, suy dinh dưỡng, cao huyết áp, suy tim, còi xương. 3.3. Xét nghiệm 3.3.1. Tại phòng khám (lần đầu) - Máu: Huyết đồ, urê, creatinin, đạm, albumin máu, ion đồ, canxi-photpho, PTH, PAL, HCO3-. - Nước tiểu: TPTNT. - Siêu âm bụng: hệ thận niệu, lưu ý đo kích thước 2 thận. 3.3.2. Nhập viện (nội trú): xét nghiệm tìm nguyên nhân: - Máu: ANA, anti-dsDNA, bộ 8 kháng thể Lupus đỏ, C3, C4… 285
  5. - Nước tiểu: cặn lắng, tinh thể, trụ, hình dạng hồng cầu niệu, đạm niệu 24 g… - CT scan thận niệu có dựng hình mạch máu thận. - Xạ hình thận: DMSA, DTPA + test Lasix. - Siêu âm mạch máu thận. - Chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng. - Sinh thiết thận. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu Khi có biến chứng co giật, khó thở (OAP), đau đầu, ói nhiều (cao huyết áp), triệu chứng thần kinh định vị, tri giác lơ mơ… 4.2. Chỉ định nhập viện - Khám lần đầu: cần nhập viện để tìm nguyên nhân bệnh thận mạn, xử trí và làm hồ sơ tái khám ngoại trú khi xuất viện. - Các lần khám sau: nhập viện khi + Lâm sàng hoặc xét nghiệm xấu hơn, không thể điều chỉnh ngoài phòng khám và khi đã ổn định hoặc không có vấn đề cấp cứu. + Chuẩn bị tiến hành điều trị thay thế thận mạn tính: mổ đặt catheter TPPM bằng tay hay bằng máy, mổ FAV để CTNT, đặt catheter TM cảnh hoặc TM đùi để CTNT cấp cứu. 286
  6. 4.3. Khám chuyên khoa Bệnh thận mạn sẽ được nằm theo dõi, điều trị tại khoa Thận Nội tiết. Khám chuyên khoa Ngoại Niệu khi có nguyên nhân đường tiết niệu, hoặc khi có chỉ định thay thế thận. Khi bé trong danh sách chờ ghép thận sẽ được khám thêm chuyên khoa để chuẩn bị cho cuộc ghép: gây mê hồi sức, tâm lý, chích ngừa, tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hóa. 4.4. Điều trị ngoại trú Bao gồm chế độ dinh dưỡng, điều trị thiếu máu, rối loạn nước và điện giải, toan chuyển hóa, tăng huyết áp (xem thêm phác đồ điều trị nội trú). - Chế độ ăn suy thận. - Điều trị tăng kali máu: Kayexalate. - Điều trị tăng huyết áp: + Hạn chế muối nước. + Lợi tiểu. + Ức chế canxi: Nifedipin, Amlodipine. + Ức chế men chuyển, thụ thể: Captopril, Enalapril, Losartan. + Thuốc beta-blocker: Trandate. + Hydralazine. - Thuốc điều trị loạn dưỡng xương: canxi, calcitriol. - Thuốc điều trị thiếu máu: bổ sung sắt nguyên tố (uống hoặc truyền tĩnh mạch), erythropoeitine (EPO). - Hormon tăng trưởng: khi có chỉ định, cân nhắc từng ca. 287
  7. 4.5. Điều trị đặc hiệu Giải quyết nguyên nhân gây bệnh thận mạn nếu được. 5. TÁI KHÁM NGOẠI TRÚ - Mỗi tháng 1 lần, hoặc khi có dấu hiệu nặng hơn: xét nghiệm máu và nước tiểu giống như xét nghiệm lần đầu (mục 3.3). - Mỗi 3 tháng: xét nghiệm thường quy + bilan sắt. - Mỗi 6 tháng: thêm bilan viêm gan B, C, HIV nếu bé chuẩn bị điều trị thay thế thận. v Dấu hiệu tái khám ngay: Khi trẻ có triệu chứng trở nặng cần cấp cứu như trên. v Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: Nấu ăn theo chế độ dinh dưỡng; cân nặng, nước tiểu, huyết áp có ghi lại trong sổ theo dõi; uống thuốc theo toa; không tự ý uống thuốc khác có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh thận; theo dõi dấu hiệu nặng cần tái khám ngay. v Những lưu ý - Bệnh thận mạn là bệnh khó, cần được theo dõi, thăm khám bởi một bác sĩ chuyên khoa thận nhi. - Xem thêm phác đồ nội trú về điều trị bệnh thận mạn. - Cần sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa nhân viên y tế, bệnh nhi, thân nhân bệnh nhi và các tổ chức xã hội. 288
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2