intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thiếu kẽm (parakeratosis) trên heo

Chia sẻ: Gia Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

441
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

-Bệnh xảy ra trên heo thịt, lứa tuổi dễ mắc bệnh từ 3 tháng đến 6 tháng. Bệnh không làm heo chết, song heo chậm lớn, phụ nhiễm vi trùng và ký sinh trùng ngoài da. -Thời gian ủ bệnh kéo dài nhiều tuần, trong thời gian này heo chậm lớn, thời kỳ phát bệnh biểu hiện bằng sự dày lên của lớp thượng bì, sau đó xuất hiện các nốt đỏ trên da như muỗi cắn, về sau da bị thoái hóa sừng, dầy lên, bong tróc. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thiếu kẽm (parakeratosis) trên heo

  1. Bệnh thiếu kẽm (parakeratosis) trên heo ĐẶC ĐIỂM: -Bệnh xảy ra trên heo thịt, lứa tuổi dễ mắc bệnh từ 3 tháng đến 6 tháng. Bệnh không làm heo chết, song heo chậm lớn, phụ nhiễm vi trùng và ký sinh trùng ngoài da. -Thời gian ủ bệnh kéo dài nhiều tuần, trong thời gian này heo chậm lớn, thời kỳ phát bệnh biểu hiện bằng sự dày lên của lớp thượng bì, sau đó xuất hiện các nốt đỏ trên da như muỗi cắn, về sau da bị thoái hóa sừng, dầy lên, bong tróc. NGUYÊN NHÂN: -Do khẩu phần ăn thiếu kẽm. -Ngoài ra, lượng kẽm trong khẩu phần đầy đủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu kẽm là do trong thức ăn có chứa calci, phospho tạo nên sự cạnh tranh hấp thu hoặc tạo nên phức chất không hòa tan làm cho kẽm không hấp thu được.
  2. TRIỆU CHỨNG: -Heo thịt chậm lớn. -Da của heo không trơn láng, có nhiều mày trắng xuất hiện, thỉnh thoảng thấy heo cọ gãi. -Bệnh phát ra khi trên da heo xuất hiện các đốm đỏ nhỏ như muỗi cắn, tập trung tại các vùng da mỏng, sau đó sẽ lan dần sang các vùng da khác, với đặc điểm đối xứng qua đường giữa lưng và đường trắng dưới bụng.. -Trong thời gian này do sức đề kháng của da yếu, vi trùng, nấm da, cái ghẻ sẽ phụ nhiễm, gây tổn thương các điểm đỏ làm mở rộng các điểm này, tạo nên vùng hoại tử lớn, hoặc rất nhiều vùng hoại tử nhỏ trên da, dịch viêm từ vết thương chảy ra tạo thành lớp mày, đóng trên da. -Heo ngứa ngáy, cọ gãi suốt ngày, không thích ăn và hầu như không ngủ được.
  3. Hình: bệnh tích thiếu kẽm ở bụng, lung, ngực và chân
  4. Hình: bệnh tích thiếu kẽm ở ngực và chân PHÒNG BỆNH: -Không nên sử dụng cám gạo quá 25% trong khẩu phần nuôi heo. -Cân đối Canxi và Phospho hợp lý, không nhiều canxi trong thức ăn nuôi heo. Nên sử dụng sản phẩm CALCIPHOS cân đối hàm lượng Canxi và Phospho hợp lý cho heo. -Sử dụng các premix vi khoáng có chứa kẽm như SG.BIOTIN, SG.PREMIX HEO CON, SG.PREMIX HEO THỊT, BỘ HEO CON,... ĐIỀU TRỊ: -Khi phát hiện bệnh nên nhanh chóng bổ sung ngay sulfate kẽm vào thức ăn với liều 1,5g cho 1 kg thức ăn, cho thú ăn liên tục trong 4-6 ngày. -Tiến hành điều trị vết thương trên da, bằng việc giữ vệ sinh da hoặc phun xịt SG.BLUE.SP lên da để diệt vi trùng. -Nếu sự nhiễm trùng quá nặng, thú có triệu chứng sốt, có thể tiêm kháng sinh cho thú: FLOXY, TYLO-DC, MABOCIN, AMPICOLI-D, AMOXIGEN,...
  5. -Hạ sốt cho thú bằng: ANALGINE+C, PARA-C. -Tăng cường vitamin, bổ sung ADE.B.COMPLEX-C, ADE SOLUTION, SG.BIOTIN,... vào thức ăn hoặc nước uống. (THEO SAIGONVET)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2