intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH THƯỜNG GẶP - Bệnh quai bị

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

300
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BỆNH THƯỜNG GẶP Bệnh quai bị Quai bị là một loại viêm tuyến nước bọt mang tai do một loại virus, lây lan qua đường hô hấp. Virus có ái tính đặc biệt với tuyến nước bọt, tinh hoàn và hệ thần kinh. Bệnh thường gặp ở trẻ nam tuổi từ 5-15. Triệu chứng: Giống như tất cả các bệnh do virus khác, khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân sốt cao có thể lên đến 40o, đau và sưng (không đỏ) một hoặc hai bên góc hàm. Sau 7-10 ngày các triệu chứng thuyên giảm dần và khỏi bệnh. ở một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH THƯỜNG GẶP - Bệnh quai bị

  1. BỆNH THƯỜNG GẶP Bệnh quai bị Quai bị là một loại viêm tuyến nước bọt mang tai do một loại virus, lây lan qua đường hô hấp. Virus có ái tính đặc biệt với tuyến nước bọt, tinh hoàn và hệ thần kinh. Bệnh thường gặp ở trẻ nam tuổi từ 5-15. Triệu chứng: Giống như tất cả các bệnh do virus khác, khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân sốt cao có thể lên đến 40o, đau và sưng (không đỏ) một hoặc hai bên góc hàm. Sau 7-10 ngày các triệu chứng thuyên giảm dần và khỏi bệnh. ở một số trường hợp đặc biệt có thể kèm luôn viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn chỉ là một trong những biến chứng hay sảy ra nhất của quai bị. Sau 7-10 ngày, bệnh quai bị đã thuyên giảm, đột nhiên bệnh nhân lại sốt cao 39- 40o, tinh hoàn một hoặc hai bên sưng nóng đỏ đau. Sau khoảng 10 ngày triệu chứng này cũng thuyên giảm và khỏi. Chẩn đoán: Bệnh nhi nhất là nam giới, sốt cao, một hoặc hai bên góc hàm sưng, đau, khó nhai và nuốt, đặc biệt là có sưng nóng đỏ đau tinh hoàn một hoặc hai bên thì chắc chắn là bị quai bị. Ngoài ra cũng gặp quai bị ở trẻ nữ, nhưng nói chung hiếm và cũng gây biến chứng viêm buồng trứng. Xét nghiệm: không có xét nghiệm đặc hiệu nào.
  2. Ðiều trị: trong thời gian bị bệnh phải: - Nằm nghỉ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối. - Chườm nóng vùng góc hàm. - Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau. - Súc miệng nước muối hoặc các chất sát trùng khác. - Ăn nhẹ. - Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn có thể dùng corticoid. - Ðặc biệt phải cách ly bệnh nhân, vì rất hay lây. Biến chứng: Thường gặp nhất là viêm tinh hoàn, ngoài ra một số trường hợp hiếm có biến chứng viêm màng não, viêm não, viêm tụy tạng. Trong dân gian, thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Vì: - Không phải trường hợp nào cũng có biến chứng viêm tinh hoàn. - Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh. - Dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con. Trong trường hợp nặng biến chứng viêm tinh hoàn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh ho àn, gây vô sinh.
  3. Viêm cầu thận cấp Viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn tán huyết bêta nhóm A gây ra, bệnh thường gặp ở lứa tuổi mẫu giáo và học sinh. Bệnh diễn biến nói chung lành tính, nhưng có thể gây một số biến chứng trong giai đoạn cấp và dẫn đến tử vong. Chẩn đoán 1/ Dấu hiệu lâm sàng: - Phù: đa số trường hợp phù nhẹ, bắt đầu phù từ mặt rồi đến chân. - Tăng huyết áp: cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Thông thường huyết áp tăng lên 10-20mmHg - Ðái ít và đái máu đại thể hoặc vi thể - Ngoài ra bệnh nhi có thể sốt, mệt mỏi, đau bụng. 2/ Xét nghiệm: Phân tích nước tiểu có tính chất quyết định: - Hồng cầu niệu rất nhiều, trụ hồng cầu. - Trụ hạt - Protein niệu tăng, nhưng ít khi quá 2g/m2/24 giờ Biến chứng: có thể gặp gồm: suy tim cấp; suy thận cấp và phù não cấp Ðiều trị: Thể thông thường chưa có biến chứng
  4. - Ăn nhạt trong 3 tuần - Hạn chế nước, số lượng nước uống có thể tính bằng số lượng nước tiểu ngày hôm trước cộng thêm 200ml - Kháng sinh: thường dùng PenicillinG tiêm bắp từ 7 đến 10 ngày - Thuốc lợi niệu: Furosemid 1-2mg/kg/ngày hoặc Hypothiazid 2mg/kg/ngày uống - Hàng ngày cân, đo huyết áp và đo lượng nước tiểu. Giữ ấm và vệ sinh răng miệng, thân thể. Bướu cổ đơn thuần Do thiếu hụt iot trong nước ăn và thực phẩm là nguyên nhân chính. Một số vùng núi có đá vôi làm nước có hàm lượng canxi cao sẽ gây ức chế hấp thu iot, làm giảm sự cung cấp cho cơ thể. Bướu cổ cũng có thể gặp khi nhu cầu iot của cơ thể tăng (con gái tuổi dậy thì, phụ nữ có thai). Chẩn đoán - Triệu chứng lâm sàng: tuyến giáp sưng to - Dịch tễ học: vùng có bướu cổ lưu hành - Trẻ gái ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ ở thời kỳ thai nghén - Các chỉ số về phát triển thể lực, tâm thần, tim mạch, tiêu hóa đều trong giới hạn bình thường. - Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học không có gì thay đổi
  5. - Ðộ tập trung iot trong máu có thể bình thường hoặc hơi giảm, có biểu hiện háo iot khi làm test độ tập trung iot. Ðiều trị - Cung cấp tỷ lệ kali iodua trong muối ăn là 0,01% là biện pháp dự phòng tốt. - Trường hợp đã có bướu: cần điều trị bằng tinh chất hormon tuyến giáp, thyreoidin 0,1g x 1 viên/ ngày cho trẻ trên 10 tuổi, cần uống liên tục từ 3-6 tháng cho đến khi bướu mất hẳn. - Trường hợp bướu quá to (độ III), cần cắt bỏ một phần tuyến giáp ph ì đại. Bệnh cường năng tuyến giáp Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nồng độ thyroxin tiết ra quá thừa. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn này chưa rõ. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào tuổi dậy thì (80% các trường hợp), trẻ gái có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 6 lần trẻ trai. Chẩn đoán 1/ Các triệu chứng lâm sàng: rối loạn thần kinh trung ương và thực vật: như rối loạn cảm xúc, cáu kỉnh, dễ bị kích thích, không tập trung được tư tưởng, bỏ dở học hành. Rối loạn vận động, không ngồi yên, run tay, thân nhiệt tăng, vã nhiều mồ hôi, tay ẩm ướt.
  6. - Rối loạn hệ thống tim mạch: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, huyết áp thay đổi, tăng cao thì tâm thu nhưng giảm thấp thì tâm trương. Có thể phát triển đến khó thở, suy tim. - Tuyến giáp to, có thể nhìn thấy, sờ thấy từ độ I-III, đôi khi có nhân. Nghe thấy tiếng thổi tại bướu. - Dấu hiệu mắt: mắt lồi ở phần lớn trường hợp. 2/ Các xét nghiệm dương tính gồm: - Chuyển hóa cơ bản tăng - Nồng độ cholesteron máu giảm - Glucoza máu có thể cao và Glucoza niệu dương tính - Tế bào lympho tăng trong máu - Nồng độ thyroxin máu tăng cao 12-20 mcg/100ml - Ðộ tập trung iot thường trên 50% Ðiều trị 1/ Ðiều trị đặc hiệu: dùng thuốc kháng giáp MTU hoặc Methimazon 2/ Ðiều trị hỗ trợ: cần cho thuốc an thần, trợ tim, giảm huyết áp. Quan tâm đến chế độ ăn, ăn nhiều đạm, giàu năng lượng và sinh tố. Kết hợp nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh các yếu tố tâm lý kích thích. 3/ Ðiều trị phẫu thuật: khi có triệu chứng tái phát, sau khi đã được điều trị nội khoa đầy đủ, có thể chỉ định cắt bỏ một phần tuyến giáp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2